• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 30 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 30 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối A. Kiến thức cơ bản:

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

- Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).

- Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).

- Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Bài văn có ba đoạn

a) Đoạn 1: (Từ đầu đến "mạnh mẽ, nõn nà”).

Đoạn này giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.

b) Đoạn 2: (Từ "Trên ngọn" đến "óng ánh").

Đoạn này miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.

c) Đoạn 3: (Phần còn lại)

Đoạn này tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Bài Cây mai tứ quý Bài Bãi ngô

gồm có ba phần nhưng phần đầu tả chung về dáng dấp cây mai; đoạn hai tả hoa mai; đoạn ba nói lên cảm xúc của người ngắm hoa xem lá mai.

có ba đoạn nhưng viết theo sự phát triển cùa cây ngô: ngô non, ngô ra hoa trổ bắp, ngô đã già.

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

- Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).

- Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).

- Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

- Bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự sau dãy:

+ Phần một: Cây gạo vào mùa trổ hoa.

+ Phần hai: Cây gạo sau mùa hoa.

(2)

+ Phần ba: Quả gạo lớn lên và tách vỏ nở bông.

Câu 2 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Dàn ý chi tiết 1) Mở bài:

Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.

- Đây là loài cây em thích nhất.

2) Thân bài:

a) Tả bao quát:

- Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch

- Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.

- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.

- Tán lá dày, xanh thẫm.

- Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.

- Lá già dày, màu xanh đậm.

- Lá non mềm mại, màu xanh non.

- Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.

- Quả cam thường kết từng chùm - Quả non màu xanh.

- Quả chín màu vàng và rất mọng

Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.

- Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.

Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”

Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.

3) Kết bài

Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.

- Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.

- Em rất quí cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.

- Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu

- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. - Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu. b) Tả quả cà chua!.

Câu 1 trang 75 VBT Tiếng Việt 4 tập 2: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở

(Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.. c) Em yêu thích, gắn bó với

Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết

mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sừng sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời

□ “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. □ Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã

- Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi... Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.