• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày so n: 26/02/2019

Ngày gi ng: ... Ti t 25ế

NHIỆT NĂNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

2. Kỹ năng:

- Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt 3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho hs các năng lực X1, X5, X6, C1, K3.

II. Câu hỏi quan trọng

(In đậm trong hoạt động dạy học) III. Đánh giá

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.

* Hình thức đánh giá

+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

IV. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu.

-1 quả bóng cao su, 1 miếng kim loại, 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Làm đáp án các câu hỏi và bài tập do GV yêu cầu ở tiết trước.

(2)

- Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị như SGK.

V. Các hoạt động dạy và học - Giáo dục

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

* Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ (5')

- Mục đích/ Mục tiêu: Kiểm tra phần học và chuẩn bị bài ở nhà của HS.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu.

- Năng lực hướng tới: K1, K2, C1, C2.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: H i và tr l iậ ạ ọ ỏ ả ờ

Câu hỏi Đáp án sơ lược Điểm

? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Tại sao nói chuyển động của nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt?

- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyê tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

- Chuyển động của nguyên tử, phân tử có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động được gọi là chuyển động nhiệt.

6

4

* Hoạt động 3: Giảng bài mới.

* Hoạt động 3.1: Tổ chức tình huống. (2’)

- Mục đích/ Mục tiêu: Giới thiệu nội dung bài mới.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan, vấn đáp, gợi mở.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, quả bóng.

- Năng lực hướng tới: X1, X5, X6, C1, K3.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h iậ ạ ọ ặ ỏ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi

? Có nhận xét gì về độ cao của quả bóng sau mỗi lần nảy lên.

GV(đvđ): Cơ năng của quả bóng biến mất hay chuyển hóa thành 1 dạng năng lượng khác? dạng năng lượng đó là gì? Bài mới.

- Quan sát và nhận xét về độ cao mỗi lần quả bóng nẩy lên, từ đó rút ra kết luận về cơ năng của quả bóng: Độ cao của quả bóng giảm dần sau mỗi lần nảy lên, tức là cơ năng của nó giảm dần. Khi quả bóng không nảy lên nữa thì cơ năng của nó bằng 0.

* Hoạt động 3.2: Tìm hiểu về nhiệt năng. (5’) - Mục đích/ Mục tiêu: Tìm hiểu về nhiệt năng .

- Phương pháp: Tự nghiên cứu SGK, vấn đáp gợi mở.

- Phương tiện, tư liệu : SGK, SBT, máy chiếu.

- Năng lực hướng tới: X1, X5.

(3)

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: H i và tr l iậ ạ ọ ỏ ả ờ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? phụ thuộc như thế nào?

GV: Chiếu đáp án.

? Các phân tử cấu tạo nên vật có động năng không? Tại sao?

GV: Yêu cầu hs đọc SGK để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

? Nhiệt năng của vật là gì?

? Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao?

? Nhiệt độ của vật càng cao khi nào?

Vì sao?

GV (Tóm lại và chiếu trên màn hình):

Nhiệt độ của vật càng cao Chuyển động của các phân tử càng nhanh.

? Làm thế nào để biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm?

? Như vậy muốn làm thay đổi nhiệt năng của vật ta làm như thế nào?

Tóm lại: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn) và nhiệt năng của vật càng lớn.

I. Nhiệt năng

- Cơ năng vật có được do chuyển động được gọi là động năng.

- Động năng phụ thuộc: vận tốc và khối lượng của vật

- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.

- Các phân tử có động năng vì chúng luôn chuyển động không ngừng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng cấu tạo nên vật

- Nhiệt độ của vật càng cao thì động năng của vật càng lớn

- Dựa vào nhiệt độ của vật tăng hay giảm:

to của vật tăng nhiệt năng của vật tăng

to của vật giảm nhiệt năng của vật giảm.

- Làm cho vật nóng lên hay lạnh đi.

(4)

* Hoạt động 3.3: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng. (15') - Mục đích/ Mục tiêu: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng .

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT, máy chiếu.

- Năng lực hướng tới: X1, X5.

- Hình th c t ch c: cá nhân, nhómứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: Chia nhóm, giao nhi m vậ ạ ọ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV(nêu vấn đề - hs gấp SGK):

Nếu ta có 1 cái thìa bằng kim loại (1 đồng xu), muốn làm cho nhiệt năng của nó thay đổi (chẳng hạn làm tăng) ta có thể làm như thế nào?

GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm bàn đề xuất các phương án trả lời.

? Hãy nêu các phương án làm tăng nhiệt năng của cái thìa (đồng xu)?

GV ghi thành hai cột với hai cách chủ yếu:

Thực hiện công Truyền nhiệt - Cọ xát

- Đập nhiều lần

…..

- Đốt nóng

- Cho vào nước nóng

……

GV: Chốt: có nhiều cách làm thay đổi nhiệt năng cuả cái thìa xong ta quy về hai cách sau:

+ Thực hiện công + Truyền nhiệt

? Nghiên cứu trả lời C1?

GV: Yc hs làm thí nghiệm cọ xát cái thìa vào mặt bàn

? Nêu hiện tượng, kết quả thí nghiệm?

? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng của cái thìa?

GV: Chốt và chiếu câu trả lời C1

II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng

HS: Thảo luận HS: trả lời

1. Thực hiện công:

C1: Khi thực hiện công lên miếng đồng (cọ xát miếng đồng vào vật khác) to của miếng đồng tăng lên nhiệt năng của nó tăng lên.

- HS: dự đoán và làm TN kiểm tra.

+ Cái thìa nóng lên khi bị cọ xát

nhiệt năng tăng HS: Do thực hiện công

(5)

? Trong cách thực hiện công để làm tăng nhiệt năng của vật, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?

GV: Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.

GV: Yêu cầu hs nghiên cứu mục 2 trong SGK để tìm hiểu về sự truyền nhiệt.

? Nghiên cứu trả lời C2?

GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm kiểm chứng (Lưu ý kiểm tra nhiệt độ của thìa trước và sau khi làm thí nghiệm).

? Nêu kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét?

? Nhiệt năng của thìa tăng là do đâu?

? Vậy khi đó nhiệt năng của nước có thay đổi không?

GV(Thông báo nếu hs không trả lời được)

? Làm thế nào để giảm nhiệt năng của cái thìa?

? Khi đó nhiệt năng được truyền như thế nào?

? Như vậy sự truyền nhiệt năng sẽ xảy ra khi nào? khi đó nhiệt năng được truyền như thế nào?

? Sự truyền nhiệt năng như vậy chỉ ngừng lại khi nào?

GV(Chiếu): Sự truyền nhiệt năng chỉ xảy ra khi giữa các vật có sự chênh lệch về nhiệt độ. Khi đó vật có nhiệt độ thấp hơn

HS: Từ cơ năng nhiệt năng

2. Truyền nhiệt:

C2: Cho 1 thìa nhôm vào cốc nước nóng, hơ trên ngọn lửa ….

to của thìa tăng lên

nhiệt năng của nó tăng

- Do nước truyền cho

Nhiệt năng của nước khi đó giảm xuống (to của nó giảm).

- Cho nó tiếp xúc với vật có to thấp hơn ví dụ cho vào tủ lạnh hoặc cho vào cốc nước đá …

- Cái thìa có to cao hơn sẽ truyền 1 phần nhiệt năng cho nước đá làm cho nhiệt năng của thìa giảm đi, nhiệt năng của nước đá tăng lên.

- Sự truyền nhiệt năng xảy ra khi các vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc với nhau. Khi đó vật có nhiệt độ cao hơn (có nhiệt năng cao hơn) sẽ truyền 1 phần nhiệt năng cho vật có nhiệt độ thấp hơn (nhiệt năng thấp hơn) làm cho vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt năng của nó tăng còn bản thân vật truyền nhiệt năng thì nhiệt năng của nó giảm đi.

- Khi nhiệt độ của hai vật như nhau

(6)

sẽ nóng lên, nhiệt năng của nó tăng. Vật có nhiệt độ cao hơn sẽ lạnh đi, nhiệt năng của nó giảm. Sự truyền nhiệt năng chỉ ngừng lại khi nhiệt độ của các vật cân bằng nhau.

? Có thể làm giảm nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt, vậy có thể làm giảm nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công hay không? Tại sao?

? Sự khác nhau trong hai cách truyền nhiệt này là gì?

GV(đvđ): Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là gì? phần III.

+ Thực hiện công: Nhiệt năng của vật tăng là do có sự chuyển hóa từ cơ năng của vật khác nhiệt năng của vật.

+ Truyền nhiệt: Nhiệt năng của vật tăng (hoặc giảm) là do nhận thêm (hoặc mất đi) 1 phần nhiệt năng từ vật có nhiệt độ cao hơn (hoặc cho vật có nhiệt độ thấp hơn) khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ khác.

* Hoạt động 3.4: Tìm hiểu về nhiệt lượng. (5') - Mục đích/ Mục tiêu: Tìm hiểu về nhiệt lượng .

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, tự nghiên cứu.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT.

- Năng lực hướng tới: X1, X5.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: H i và tr l iậ ạ ọ ỏ ả ờ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng.

? Nhiệt lượng là gì?

GV: Nhấn mạnh khái niệm

? Khi cọ xát miếng đồng, nhiệt năng của miếng đồng tăng lên; phần nhiệt năng tăng thêm của miếng đồng khi đó có được gọi là nhiệt lượng không? Vì sao?

? Trong thí nghiệm cho miếng đồng vào cốc nước nóng thì nhiệt lượng được truyền như thế nào?

? Qua nghiên cứu hãy cho biết đơn vị

III. Nhiệt lượng

* Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

HS: Không. Vì nhiệt năng cuả miếng đồng tăng trong trường hợp này không phải do quá trình truyền nhiệt

HS: Nhiệt lượng được truyền từ nước (vật có to cao hơn) sang miếng đồng (vật có to thấp hơn). Vật nhận thêm nhiệt lượng to của nó tăng nhiệt năng tăng, vật mất bớt đi nhiệt lượng to của nó giảm nhiệt năng giảm.

Ký hiệu: Q

(7)

và ký hiệu nhiệt lượng? Đơn vị : Jun (J)

* Hoạt động 3.5: Vận dụng – Củng cố. (7')

- Mục đích/ Mục tiêu: Vận dụng, củng cố kiến thức.

- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT, máy chiếu.

- Năng lực hướng tới: K4, X6.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Chiếu nội dung phần ghi nhớ, yêu cầu hs đọc to và nghiên cứu các câu C3; C4; C5

GV: Gọi lần lượt hs trả lời các câu C

? Nêu hiện tượng trong mỗi trường hợp và giải thích?

Còn thời gian GV yêu cầu hs đọc “có thể em chưa biết”

IV. Vận dụng

C3: Nung nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Miếng đồng đã truyền nhiệt cho nước.

C4: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

Đây là sự thực hiện công.

C5: Trong quá trình quả bóng rơi xuống chạm vào sàn nhà rồi nảy lên, do cọ xát với không khí, mặt sàn, 1 phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần qủa bóng và mặt sàn.

* Hoạt động 3.6: Củng cố và hướng dẫn tự học. (3')

1. Củng cố: Ôn lại những phần chính mà hs vừa học qua sơ đồ tư duy

2. Hướng dẫn tự học:

- Bài vừa học: “Nhiêt năng”. Làm BT 21.3 21.6 trong SBT - Ôn tập từ bài 16 đến bài 21 để tiết sau ôn tập kiểm tra 1 tiết.

VI. Tài liệu tham khảo

- SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, Sách thiết kế Vật lý 8, CKTKN môn Vật lý 8, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải).

VII. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các em hãy thảo luận xem làm thế nào để thay đổi nhiệt năng của một vật, thí dụ làm thế nào để tăng nhiệt năng của một miếng đồng.. Dù có tìm được các cách làm khác

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên nhiệt năng không bao gồm thế năng của vật. một dạng năng lượng có đơn vị là jun. đại lượng chỉ

Không phải nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ mà do khả năng dẫn nhiệt của đồng tốt hơn gỗ. Khi ta sờ vào thanh đồng và thanh gỗ thì ta đã truyền nhiệt cho chúng nhưng

Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.

Cô giáo sẽ xếp bạn nào ngồi trên, bạn nào ngồi dưới trong lớp để 2 bạn đều nhìn rõ bảng?... Sư tử cao hơn Khỉ Khỉ thấp hơn

Điều đo phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật.Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh... * Nhiệt kế đo nhiệt độ

Nhấc tay ra và nhúng luôn vào bình b nước nguội (có nhiệt độ thấp hơn cốc nước nóng và thấp hơn nhiệt độ của tay trái lúc đó) nên tay trái thấy lạnh đi vì lúc này tay

Việc điều khiển được nhiệt độ phôi nung tức là điều khiển trường nhiệt độ trong phôi khi chỉ cần đo nhiệt độ trong lò là bài toán có tính ứng dụng cao