• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nền nông nghiệp nhiệt đới a

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nền nông nghiệp nhiệt đới a"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đặc điểm ngành nông nghiệp nước ta 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới:

+ Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa (nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,…), có sự phân hóa (theo Bắc - Nam, theo Đ - T, theo độ cao,….) => ảnh hưởng cơ cấu mùa vụ (nhiều vụ do lượng nhiệt ẩm lớn, mùa vụ có sự khác nhau giữa các vùng miền) và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp (bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới chiếm ưu thế, còn có các sản phẩm cận nhiệt, ôn đới)

+ Địa hình và đất đai: có sự phân hóa (khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng chủ yếu là đất phù sa,….) => hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (khu vực đồi núi thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; khu vực đồng bằng có thế mạnh phát triển các cây ngắn ngày, chăn nuôi gia cầm, thủy sản)

=> Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới cân nhiệt và ôn đới) ; Khả năng xen canh, tăng vụ lớn ; có thế mạnh khác nhau giữa các vùng.

+ Thiên tai (bão, ngập lụt, hạn hán,….), dịch bệnh (cúm gia cầm, lợn tai xanh, sâu bệnh hại cây trồng,….), tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa=> làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp (mưa thuận gió mùa - được mùa; nhiều thiên tai dịch bệnh - suy giảm sản lượng nông nghiệp) => phòng chống là nhiệm vụ quan trọng

b. Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu qủa nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp (CCN, gia súc lớn ở trung du và miền núi; Cây hàng năm, gia cầm, thủy sản,…ở khu vực đồng bằng)

+ Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi quan trọng (đông xuân, hè thu trở thành vụ chính,…) + Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải và công nghiệp chế biến (Tạo thuận lợi cho bảo quản sản phẩm và trao đổi sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng miền)

+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su,...)

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

- Nước ta đang tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại

Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hàng hoá Nền nông nghiệp tiểu nông, mang

tính tự cung tự cấp

Tạo ra nhiều nông sản, lợi nhuận Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công,

sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

Phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ Phân bố ở một số vùng. Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi (gần trục đường giao thông, gần thành phố lớn).

- Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa.

(2)

3. 1. Câu hỏi cơ bản

Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta?

- Nền nông nghiệp nhiệt đới

- Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 2. Những nhân tố nào đã quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta?

- Những nhân tố đã quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm: khí hậu, đất, địa hình và các nhân tố tự nhiên khác trong đó khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta.

- Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đã ảnh hưởng cơ cấu mùa vụ (nhiều vụ, mùa vụ có sự khác nhau giữa các vùng miền) và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới chiếm ưu thế).

Câu 3. Hãy trình bày những điều kiện tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta? (những điều kiện tự nhiên nào tạo điều kiện để nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới:

+ Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa => ảnh hưởng cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp

+ Địa hình và đất đai: có sự phân hóa => hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng

=> Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp đa dạng (với sản phẩm nhiệt đới là chính, ngoài ra có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới) ; Khả năng xen canh, tăng vụ lớn ; có thế mạnh khác nhau giữa các vùng.

+ Thiên tai, dịch bệnh, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp => phòng chống là nhiệm vụ quan trọng.

Câu 4. Nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

Câu 5. Chứng minh rằng (vì sao có thể nói) nước ta đang khai thác ngày càng hiệu qủa nền nông nghiệp nhiệt đới? (Những biểu hiện nào chứng tỏ nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới)

+ Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

+ Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi quan trọng

+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải và công nghiệp chế biến

+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su,...)

Câu 6. Trình bày những đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp cổ truyển ở nước ta?

- Nền nông nghiệp tiểu nông, mang tính tự cung tự cấp.

- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp - Phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ

Câu 7. Trình bày những đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta?

- Tạo ra nhiều nông sản, lợi nhuận

- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

- Phân bố ở một số vùng. Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi (gần trục đường giao thông, gần thành phố lớn).

(3)

3.2. Câu hỏi mở rộng

Câu 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta có những đặc điểm gì nổi bật?

- Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ do chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm

- Có sự phân hóa về mùa vụ giữa các vùng do khí hậu có sự phân hóa - Có tập đoàn cây trồng vật nuôi đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới)

- Có hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng do có sự phân hóa về địa hình và đất đai - Có tính bấp bênh, không ổn định do có nhiều thiên tai, dịch bệnh,…..

Câu 2: Vì sao nói việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới?

- Phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Góp phần phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn (tươi sống, đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới.

Câu 3. Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với nền nông nghiệp cổ truyền?

Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hàng hoá Nền nông nghiệp tiểu nông,

mang tính tự cung tự cấp

Tạo ra nhiều nông sản, lợi nhuận Sản xuất nhỏ, công cụ thủ

công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

Phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ Phân bố ở một số vùng. Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi (gần trục đường giao thông, gần thành phố lớn).

Câu 4. Phân tích nguồn lực phát triển nền nông nghiệp nước ta?

1. Thuận lợi

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Cho phép nước ta thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới - Địa hình

- Đất đai - Khí hậu - Nguồn nước

- Sinh vật(đồng cỏ, thủy sản) b. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân cư và lao động

- Cơ sở vật chất kĩ thuật - Đường lối chính sách - Thị trường

2. Hạn chế

Câu 5. Chứng minh rằng, sự phân hóa mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là do sự phân hóa của khí hậu nước ta?

a. Khí hậu nước ta có sự phân hóa (theo mùa, theo bắc - nam, theo độ cao)

b. Sự phân hóa của khí hậu đã dẫn tới sự phân hóa về cơ cấu mùa vụ giữa các vùng miền, các mùa:

- Theo mùa với 04 vụ là vụ chiêm, vụ mùa, vụ đông xuân, vụ hè thu - Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam

(4)

+ ĐBSH có vụ lúa hè thu, đông xuân, vụ mùa. Ngoài ba vụ lúa còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh trong mùa đông từ tháng 11 đến tháng tư năm sau (hiện nay vụ đông đã trở thành vụ chính)

+ ĐBSCL có hai vụ chính trong năm là vụ lúa hè thu, vụ lúa đông xuân và một vụ mùa (có diện tích không đáng kể và diện tích ngày càng giảm)

- Sự khác biệt về cơ cấu mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi

+ Đồng bằng chủ yếu là vụ lúa hè thu, đông xuân (riêng ĐBSH có vụ đông)

+ Ở miền núi chủ yếu là cây hoa màu, thường một năm có hai vụ chính. Ngoài ra còn có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc khác với phía Nam về vụ đông với nhiều loại cây rau màu cho giá trị cao.

Câu 6. Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý điều gì?

- Cần chú ý tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi, đất bạc màu và thoái hóa cùng với sa mạc hóa đất đai

- Nguyên nhân: do sự phân mùa của khí hậu kết hợp với địa hình núi dốc

4. Bài tập. Bài tập 1. Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp phân theo vùng năm 2006 (nghìn ha)

Các vùng Tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp

ĐB sông Hồng 1486,2 760,3

TD miền núi Bắc Bộ 10155,8 1478,3

Bắc Trung Bộ 5155,2 804,9

DH Nam Trung Bộ 3316,7 583,8

Tây Nguyên 5466,0 1579,1

Đông Nam Bộ 3480,9 1611,9

ĐB sông Cửu Long 4060,4 2575,9

Cả nước 33121,2 9412,2

a. Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên giữa các vùng và cả nước năm 2006.

b. Nhận xét và nêu phương hướng sử dụng đất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên Bài tập 2. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của nước ta trong giai đoạn 1977 - 2011.

Năm % Năm % Năm %

1977 5,3 1989 4,7 2001 6,9

1978 1,1 1990 5,1 2002 7,1

1979 - 1,8 1991 5,8 2003 7,3

1980 - 3,6 1992 8,7 2004 7,8

1981 2,3 1993 8,1 2005 8,4

1982 8,8 1994 8,8 2006 8,2

1983 7,2 1995 9,5 2007 8,4

1984 8,3 1996 9,3 2008 6,3

1985 5,7 1997 8,2 2009 5,3

1986 2,8 1998 5,7 2010 6,8

1987 3,6 1999 4,8 2011 5,9

1988 6,0 2000 6,8 2012 5,3

a. Tính tốc độ tăng trưởng bình quân các giai đoạn: 1977 - 1980; 1981 - 1985; 1986 - 1990; 1991 - 1995; 1996 - 2000; 2001 – 2005 và 2006 - 2012

b. Từ số liệu vừa tính hãy vẽ biểu đồ thích hợp so sánh tốc độ tăng trưởng trung bình qua từng giai đoạn trên?

c. Nhận xét và giải thích sự phát triển kinh tế nước ta trong các giai đoạn kể trên?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm -> cây cối phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều vụ trong năm.. - Khí hậu phân hóa đa dạng: trồng được nhiều

A. đới cận nhiệt. đới ôn hòa. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. chịu ảnh hưởng của

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn - Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du - Có

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ... - Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao

Ngày nay, khái niệm “biến đổi khoảng trống” (“cửa sổ” rừng) đã được thừa nhận trong cơ sở khoa học cơ bản sự tái sinh tự nhiên của rừng. Thông qua một số

Câu 22: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ.. Ảnh hưởng của Bão ở Biển Đông

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với đặc điểm nền nhiệt ẩm cao và chế độ phân hóa mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới, gió mùa; sự phân hóa khí hậu trên các vùng

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh (Đông Bắc lạnh nhất nước) và chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình núi cao nên phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn