• Không có kết quả nào được tìm thấy

TOP 30 Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 năm 2022 có đáp án

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TOP 30 Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 năm 2022 có đáp án"

Copied!
89
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD- ĐT … TRƯỜNG THPT …

Mã đề thi: 001

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN HÓA – KHỐI 12

Thời gian làm bài: 45 phút;

(Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:... Lớp: ...

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Li

= 7; Na = 23; K = 39; Be = 9; Mg = 12; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;

Mg = 24; O = 16; S = 32.

Câu 1. Cho Ag vào dung dịch CuSO4, Ag không tan do?

A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hóa được Cu2+ thành Cu.

B. Ag có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+

C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử Cu2+ thành Cu.

D. Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên không oxi hóa được Ag thành Ag+. Câu 2. Cặp oxi hóa - khử của kim loại là

A. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.

B. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.

C. Dạng oxi hóa và dạng khử của các dạng thù hình của một nguyên tố kim loại.

D. Dạng oxi hóa và dạng khử của một cation kim loại và kim loại đó.

Câu 3. Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra?

A. Sự oxi hóa ở cực dương.

B. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

C. Sự khử ở cực âm.

D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Câu 4. Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá?

(2)

A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.

B. Nhôm bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội, C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2.

D. Na cháy trong không khí ẩm.

Câu 5. Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là

A. 0,224 lít. B. 0,672 lít.

C. 0,075 lít. D. 0,025 lít.

Câu 6. Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau

A. Al. B. Cu.

C. Na. D. Mg.

Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al. B. Na.

C. Ca. D. Fe.

Câu 8. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2A. HNO3, NaCl, và Na2SO4

B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3. C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2 D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4

Câu 9. Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm:

(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa

(3)

(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô Trong các phát biểu trên, số phát biếu đúng là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4

Câu 10. Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/l và Ba(OH)2 b mol/l. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,17. B. 0,14.

C. 0,185. D. 0,04.

Câu 11. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng.

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.

D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Câu 12. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns2np2. B. ns2np1.

C. ns1. D. ns2.

Câu 13. Thành phần chính của đá vôi là

A. CaSO3. B. CaCl2.

C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.

Câu 14. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là

A. 4. B. 3.

C. 1. D. 2.

Câu 15. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

(4)

D. Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 16. Hòa tan hết m gam bột Al trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan 2m gam bột Al trong dung dịch Ba(OH)2 được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A, 1,12. B. 2,24.

C. 3,36. D. 4,48.

Câu 17. Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 25 phút 44 giây thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là

A. 2,88 gam. B. 3,84 gam.

C. 2,56 gam. D. 3,20 gam.

Câu 18. Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại A. phản ứng thủy phân.

B. phản ứng trao đổi.

C. phản ứng oxi hóa – khử.

D. phản ứng phân hủy.

Câu 19. Trong số các kim loại sau: Cu, Fe, Al, Ag. Kim loại nào dẫn điện hoặc dẫn nhiệt tốt nhất?

A. Ag. B. Al.

C. Cu. D. Fe.

Câu 20. Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên A. cho nước cứng tác dụng với dung dịch muối ăn bão hòa.

B. để lắng, lọc cặn.

C. cho nước cứng tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó đun sôi kĩ dung dịch để đuổi khí.

D. đun nóng, để lắng, lọc cặn.

Câu 21. Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dung dịch NaOH là

A. 2. B. 5.

C. 4. D. 3.

(5)

Câu 22. Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là

A. 13,5 gam. B. 8,1 gam.

C. 1,53 gam. D. 1,35 gam.

Câu 23. Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?

1) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

2) Dùng khí CO khử Na2O ở nhiệt độ cao.

3) Điện phân NaCl nóng chảy.

4) Cho khí HCl tác dụng với NaOH.

A. 2, 3. B. 1, 3.

C. 1, 3, 4. D. 3.

Câu 24. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

A. kết tủa trắng xuất hiện.

B. bọt khí và kết tủa trắng.

C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

D. bọt khí bay ra.

Câu 25. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là

A. 25,2 gam. B. 23,0 gam.

C. 18,9 gam. D. 20,8 gam.

Câu 26. Các quá trình sau:

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. - Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

- Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Số quá trình thu được kết tủa là

A. 3. B. 2.

C. 1. D. 4.

(6)

Câu 27. Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

A. 0,560 lít. B. 0,224 lít.

C. 0,448 lít. D. 0,112 lít.

Câu 28. Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3, BaCO3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là

A. 31,7 gam. B. 41,2 gam.

C. 27 gam. D. 42,8 gam.

Câu 29. Cho phương trình: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Phát biểu sai về phản ứng trên là ? A. Ag+oxi hóa được Fe2+.

B. Tính khử của Ag+ mạnh hơn Fe3+. C. Fe2+ khử được Ag+.

D. Tính khử Fe2+ mạnh hơn Ag.

Câu 30. Hòa tan hết 2,34 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 0,672 lít khí H2

(đktc). Kim loại M là

A. Na. B. K.

C. Li. D. Rb.

Đáp án và hướng dẫn giải đề 1

1D 2A 3D 4A 5A 6B 7B 8D 9C 10B

11C 12D 13C 14B 15B 16D 17D 18C 19A 20D 21D 22D 23D 24A 25A 26A 27C 28B 29B 30B Câu 1. Đáp án D

Nguyên tắc của phản ứng là kim loại có tính khử mạnh hơn đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi muối.

Vì Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không thể khử Cu2+ thành Cu.

Hay Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên không oxi hóa được Ag thành Ag+.

(7)

Câu 2. Đáp án A

Cặp oxi hóa - khử của kim loại là dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.

Câu 3. Đáp án D

Kim loại thường bị oxi hóa thành ion kim loại ở cực âm (anot).

Câu 4. Đáp án A

Thép bị gỉ trong không khí ẩm là ăn mòn điện hóa.

Tại anot (-): Fe → Fe2+ + 2e

Tại catot (+): O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.

Câu 5. Đáp án A

Gọi nNO2 = a mol; nNO = b mol

⇒ a = 3b (1)

Xét toàn bộ quá trình chỉ có Al cho e và HNO3 nhận e Bảo toàn e: 3nAl =

NO2

n + 3nNO

⇒ a + 3b = 3.0,02 (2)

Từ (1) và (2) có a = 0,03; b = 0,01

⇒ nNO = b = 0,01

VNO = 0,01.22,4 = 0,224 lít.

Câu 6. Đáp án B

- Kim loại nhôm chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm - Mg và Na chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hiđroxit hoặc muối halogenua của chúng.

Câu 7. Đáp án B

Kim loại kiềm là các kim loại thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.

(8)

Câu 8. Đáp án D

Phương trình phản ứng:

Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O + 2CO2↑ Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓+ CaCO3 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaHCO3.

Câu 9. Đáp án C

Phát biểu (1), (2), (3) đúng.

Câu 10. Đáp án B

Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50 ml dung dịch X lần lượt là x và y (mol) nOH = x + 2y (mol) ; nBa2= y (mol)

Phản ứng trung hoà:

nH= nOH

⇒ x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol Phản ứng với CO2:

CO2

n = 8.10-3 mol

2

OH

3 CO

n 0,01

n 8.10

= 1,25. Hai chất tham gia phản ứng hết, phản ứng tạo 2 muối.

2 2

3 CO

CO OH

n n n = 0,01 – 8.10-3 = 2.10-3 mol

BaCO3

n = 0, 2955

197 = 1,5.10-3 mol > 2

CO3

n

⇒ Toàn bộ Ba2+ đã đi vào kết tủa

Ba2

n =

3 2

BaCO Ba (OH)

n n = 1,5.10-3 mol

⇒ b =

1,5.10 3

0,05

= 0,03 (mol/l) nNaOH =

nOH- 2

Ba (OH)2

n = 0,01 - 2.1,5.10-3 = 7.10-3 mol

⇒ a = 7.10 3

0,05

= 0,14 (mol/l).

Câu 11. Đáp án C Phương trình phản ứng

(9)

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O.

Câu 12. Đáp án D

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.

Nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 electron lớp ngoài cùng và có cấu hình electron chung là ns2 (n là số lớp electron).

Câu 13. Đáp án C

Thành phần chính của đá vôi là CaCO3 có tên gọi là canxi cacbonat. CaCO3 là chất rắn ở điều kiện thường, không tan trong nước, có màu trắng.

Câu 14. Đáp án B

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1. Câu 15. Đáp án B

Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O.

Câu 16. Đáp án D

Đặt số mol Al trong m gam Al bằng x (mol) Bảo toàn electron cho phản ứng của Al với HCl 3.nAl = 2.

H2 (1)

n

⇒ 3x = 2.

H2 (1)

n

Bảo toàn electron cho phản ứng của Al với Ba(OH)2

⇒ 3.2x = 2.

H (2)2

n

⇒ nH (2)2 = 2.

H2 (1)

n = 2.0,1 = 0,2 mol V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 17. Đáp án D

Đổi 25 phút 44 giây = 25.60 + 44 = 1544 giây.

Theo hệ quả của công thức Faraday:

e trao doi

It 5.1544

n 0,08 mol

F 96500

  

Quá trình điện phân:

(10)

Ở catot (-):

Cu2 2e Cu 0,08 0,04 mol

 

 Ở anot (+):

2 2

2H O O 4H 4e 0,02 0,08 mol

 

2

Cu O

m 0,04.64 2,56g m 0,02.32 0,64g

 

   

Ta có: mdung dịch giảm = mCu +

O2

m mdung dịch giảm = 2,56 + 0,64 = 3,2 gam.

Câu 18. Đáp án C

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

M → M+n + ne

Vậy phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 19. Đáp án A

Ag dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất.

Câu 20. Đáp án D

Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên đun nóng, để lắng, lọc cặn.

Câu 21. Đáp án D

Các chất vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH là NaHCO3, Al(OH)3 và Al.

Câu 22. Đáp án D Bảo toàn electron có:

Al N O2 NO Al

8.0,015 3.0,01

3.n 8.n 3.n n 0,05(mol)

3

     

m = 0,05.27 = 1,35 gam.

Câu 23. Đáp án D

(11)

1) 2NaCl + 2H2O dpdd cmn 2NaOH + H2 + Cl2

2/ CO không khử được Na2O 3/ 2NaCl dpnc2Na + Cl2

4/ HCl + NaOH → NaCl + H2O Trong trường hợp 3, Ion Na+ bị khử.

Câu 24. Đáp án A

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O.

Câu 25. Đáp án A Ta có:

2

OH SO

n 0, 4

T 2

n 0, 2

  nên sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa, các chất tham gia phản ứng hết.

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O 0,2 0,4 0,2 mol mmuối= 0,2.126 = 25,2 gam.

Câu 26. Đáp án A

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Ba2+ + SO24 → BaSO4

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH- → AlO2 + 2H2O

- Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl Al(OH)3↓ + 3HCl dư→ AlCl3 + 3H2O - Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

(12)

Vậy chỉ có trường hợp: Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2 không thu được kết tủa sau phản ứng.

Câu 27. Đáp án C

Khối lượng chất rắn giảm sau phản ứng chính là mO (oxit) bị tách ra khỏi oxit.

Ta có:

CO H2 o(oxit pu )

n n n 0,32 0,02

   16  mol

V = 0,02.22,4 = 0,448 lít.

Câu 28. Đáp án B

Cứ 1 mol X tham gia phản ứng với HCl thu được muối có khối lượng tăng so với X 11 gam. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

m = 36,8 + 11.0,4 = 41,2 gam.

Câu 29. Đáp án B

Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn Fe3+. Câu 30. Đáp án B

2 2

2M 2H O 2MOH H

0,06 0,03 mol

  

MM = 2,34

0,06= 39, vậy M là K.

(13)

SỞ GD- ĐT … TRƯỜNG THPT …

Mã đề thi: 002

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN HÓA – KHỐI 12

Thời gian làm bài: 45 phút;

(Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:... Lớp: ...

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Li

= 7; Na = 23; K = 39; Be = 9; Mg = 12; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;

Mg = 24; O = 16; S = 32.

Câu 1. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

B. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

D. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 2. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Fe3+. B. Al3+.

C. Ag+. D. Cu2+.

Câu 3. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tác dụng được với nước?

A. Na2CO3. B. Al2O3.

C. CaO. D. Be.

Câu 4. X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X

A. Cu. B. Fe.

C. Al. D. Ag.

Câu 5. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải

(14)

A. Fe, Cu, Al, Ag. B. Cu, Fe, Al, Ag.

C. Ag, Cu, Al, Fe. D. Fe, Al, Cu, Ag.

Câu 6. Criolit (Na3AlF6 hay 3NaF.AlF3) là nguyên liệu được dùng để sản xuất nhôm với mục đích:

1) Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

2) Tiết kiệm được năng lượng, tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.

3) Tạo chất lỏng có tỉ khối nhỏ hơn nhôm, nổi lên bề mặt nhôm ngăn cản nhôm nóng chảy bị oxi hoá.

A. 1, 2. B. 2, 3.

C. 1, 3. D. 1, 2, 3.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+. B. Có thể điều chế nhôm bằng cách dùng khí CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

C. Dung dịch HCl không làm mềm được nước cứng tạm thời.

D. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hóa là +2.

Câu 8. Cho 3 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là

A. Li. B. Cs.

C. K. D. Rb.

Câu 9. Cho phản ứng oxi hóa – khử giữa Al và HNO3 tạo sản phẩm khử duy nhất là N2O.

Tỉ lệ số phân tử HNO3 tạo muối với số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là?

A. 1 : 6. B. 8 : 3.

C. 4 : 1. D. 5 : 1.

Câu 10. Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. pH dung dịch X là

A. 7. B. 2.

C. 10. D. 1.

(15)

Câu 11. Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là

A. 4,05. B. 2,86.

C. 2,02. D. 3,60.

Câu 12. Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

A. 4. B. 5.

C. 3. D. 6.

Câu 13. Phương pháp nhiệt luyện thường dùng để điều chế các kim loại A. hoạt động trung bình như Fe, Zn…

B. hoạt động mạnh như Ca, Na…

C. mọi kim loại như Cu, Na, Fe, Al…

D. kém hoạt động như Ag, Au…

Câu 14. Trong các kim loại sau, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. Cs. B. Li.

C. Ba. D. Be.

Câu 15. Thạch cao sống là chất nào sau đây?

A. CuSO4.5H2O. B. CaSO4. C. CaSO4. 2H2O. D. CaCO3.

Câu 16. Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra ở điều kiện thường?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2.

B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. C. Be + 2H2O → Be(OH)2 + H2.

D. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2.

Câu 17. Cho 3,8 gam hỗn hợp muối M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch H2SO4 2M (dư), sinh ra 0,496 lít khí (đktc). M là

A. K. B. Li.

(16)

C. Rb. D. Na.

Câu 18. Cho 8,52 gam hỗn hợp X gồm: Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 360 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Khối lượng (gam) NaCl có trong Y là

A. 2,34. B. 8,75.

C. 5,21. D. 7,02.

Câu 19. Cho 3,36 lít CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2

0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

A. 9,85 gam. B. 19,7 gam.

C. 14,775 gam. D. 1,97 gam.

Câu 20. Dung dịch X gồm Na2CO3; K2CO3; NaHCO3. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa.

- Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 4,48.

C. 6,72. D. 3,36.

Câu 21. Trộn m gam Al với hỗn hợp A gồm Fe2O3, MgO và CuO, người ta thu được hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4

đặc nóng, sản phẩm khử thu được là 13,44 lít SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là

A. 2,7 gam. B. 5,4 gam.

C. 10,8 gam. D. 21,6 gam.

Câu 22. Một nguyên tố X thuộc chu kì nhỏ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. X dễ dàng mất 3 electron tạo ra ion X3+ có cấu hình giống khí hiếm. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s22p6.

B. 1s22s22p63s23p1.

C. 1s22s22p63s23p63d104s2. D. 1s22s22p63s23p3.

(17)

Câu 23. Dung dịch X gồm K2SO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,12M. Cho rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào 100 ml dung dịch X thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là

A. 11,03. B. 10,94.

C. 12,59. D. 11,82.

Câu 24. Có các nhận xét sau:

(a) Kim loại mạnh luôn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối của nó.

(b) Những kim loại như Na, K, Ba, Ca chỉ có thể điều chế bằng cách điện phân nóng chảy.

(c) Tráng Sn lên sắt để sắt không bị ăn mòn là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.

(d) Các kim loại kiềm có cùng kiểu cấu trúc mạng tinh thể.

(e) Hầu hết các hợp chất của kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.

(f) Các muối của kim loại kiềm đều có môi trường trung tính.

(g) Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 3. B. 4.

C. 2. D. 1.

Câu 25. Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích CO2 thu được là

A. 3,36 lít. B. 5,04 lít.

C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 26. Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình sau (số liệu tính theo đơn vị mol).

(18)

Giá trị của x là

A. 0,55 (mol). B. 0,65 (mol).

C. 0,75 (mol). D. 0,85 (mol).

Câu 27. Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, màng ngăn xốp) thì

A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cl- B. ở cực âm xảy ra quá trình khử Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá Cl- C. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử Cl- D. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl- Câu 28. Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với I = 3A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại đó là

A. Zn. B. Ba.

C. Ca. D. Cu.

Câu 29. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Cho X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 160. B. 480.

C. 240. D. 320.

(19)

Câu 30. Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 4632 giây thì dừng điện phân.

Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, khối lượng thanh Mg thay đổi như thế nào so với trước phản ứng. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%.

A. giảm 3,36 gam.

B. tăng 3,20 gam.

C. không thay đổi.

D. tăng 1,76 gam.

Đáp án và hướng dẫn giải đề 002

1C 2B 3C 4C 5D 6D 7B 8A 9C 10B

11A 12B 13A 14A 15C 16C 17C 18D 19B 20B 21C 22B 23A 24B 25B 26B 27D 28D 29D 30D Câu 1. Đáp án C

Kim loại có những tính chất vật lí chung:

+ Tính dẻo;

+ Tính dẫn điện;

+ Tính dẫn nhiệt;

+ Có ánh kim.

Câu 2. Đáp án B

Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần theo thứ tự:

Al3+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+.

Vậy Al3+ có tính oxi hóa yếu nhất.

Câu 3. Đáp án C

CaO + H2O → Ca(OH)2. Câu 4. Đáp án C

Trong 4 đáp án chỉ có nhôm là kim loại nhẹ.

Câu 5. Đáp án D

Trong dãy trên, Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất, sau đó đến Cu, Al, cuối cùng là Fe.

(20)

Câu 6. Đáp án D

Criolit được sử dụng với các mục đích:

1) Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

2) Tiết kiệm được năng lượng, tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.

3) Tạo chất lỏng có tỉ khối nhỏ hơn nhôm, nổi lên bề mặt nhôm ngăn cản nhôm nóng chảy bị oxi hoá.

Câu 7. Đáp án B

Phát biểu B không đúng vì CO không khử được Al2O3. Câu 8. Đáp án A

Đặt 2 kim loại Na và M tương đương với 1 kim loại là R. Theo bài ra ta có các phương trình hóa học:

2 2

2

R

2R 2H O 2ROH H

0, 2 0, 2 mol

ROH HCl RCl H O

0, 2 0, 2 mol

M 3 15

0, 2

  

  

  

Có MNa = 23 > 15 nên MM < 15. Vậy M là Li.

Câu 9. Đáp án C

Ta có phương trình hóa học:

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

Số phân tử HNO3 tạo môi trường trong muối là 8.3 = 24.

Số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa là 30 – 24 = 6.

⇒ Tỉ lệ: 24 : 6 = 4 : 1.

Câu 10. Đáp án B

Ta có: nHCl = 0,006 mol; nNaOH = 0,005 mol.

Phương trình phản ứng : NaOH + HCl → NaCl + H2O

(21)

0,005 0,006 mol

Thực hiện phản ứng trung hòa HCl dư 0,001 mol Vdd sau trộn = 0,05 + 0,05 = 0,1 (lít)

CM (HCl) = 0,01M ⇒ pH = -log(0,01) = 2.

Câu 11. Đáp án A

Xét phản ứng Y + NaOH, do thu được kết tủa lớn nhất nên chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, thay thế NO3- bằng OH-.

OH NO3

n n 0,16mol

  

Khối lượng kim loại trong kết tủa: mKL = 6,67 – mOH- = 3,95 gam.

Bảo toàn khối lượng kim loại:

m + 0,03.65 + 0,05.64 = 5,25 + 3,95

⇒ m = 4,05 gam.

Câu 12. Đáp án B

Các chất tác dụng với NaOH ở điều kiện thường: NaHCO3; Al(OH)3; HF; Cl2; NH4Cl.

Phương trình hóa học minh họa:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O HF + NaOH → NaF + H2O

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O Câu 13. Đáp án A

Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb ... thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, nghĩa là khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động.

Câu 14. Đáp án A

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong dãy là Cs (nóng chảy ở 29oC).

Câu 15. Đáp án C

Thạch cao sống: CaSO4.2H2O

(22)

Câu 16. Đáp án C

Be không tác dụng với nước.

Câu 17. Đáp án C

Đặt 2 muối tương đương với một muối là RCO3 (ĐK: MM + 1 < M < 2MR M)

Bảo toàn nguyên tố C có:

RCO3

n = nkhí = 0,022 mol ⇒

RCO3

M = 172,72.

⇒ M =172,72 – 60 = 112,72. R Có MM + 1 < 112,72 < 2MM

⇒ 56,1 < MM < 111,72 ⇒ M là Rb.

Câu 18. Đáp án D

Ca + 2HCl → CaCl2 + H2

x → 2x mol

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

y → 2y mol

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

z → 2z 2z mol

Có mx = 8,52 ⇒ 40x + 40y + 62z = 8,52 (1) Lại có naxit = 0,72 ⇒ 2x + 2y + 2z = 0,36 (2) Từ (1) và (2) giải hệ được x + y = 0,12; z = 0,06 ⇒ mNaCl = 2z.58,5 = 2. 0,06.58,5 = 7,02 gam.

Câu 19. Đáp án B

CO2

n 3,36 0,15mol 22, 4

 

nOH- = 0,2.1 + 2.0,2.0,5 = 0,4 (mol) Đặt

2

OH CO

n 0, 4

T 2

n 0,15

  ⇒ OH- dư.

(23)

 

3

2 2

3 2

3 2

C 2

) O 2OH CO H O

0,15 0,3 0,15

(

CO Ba BaCO

0,15 0,1 0,1 mo

m l ol

 

 

Vậy khối lượng kết tủa: m = 0,1.197 = 19,7 gam.

Câu 20. Đáp án B

Bảo toàn nguyên tố cacbon có:

3 2

CaCO CO

n 0,2n

Vậy V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 21. Đáp án C Sơ đồ phản ứng:

0

0

2 3 t

3 2 2

2 3

2 3

Al O , Fe, MgO,Cu

X Al Y

Al, Fe O ,CuO Fe O , Mg O,Cu O

 

 

 

 

 

 

4 0

2

3

2 4 3

H SO

3 2 2

2 4 4

đac

4 , t

3

Al SO

Fe SO , MgSO ,Cu SO







Nhận thấy trong toàn bộ quá trình các chất trong hỗn hợp A không thay đổi số oxi hóa, Al thay đổi số oxi hóa từ 0 lên +3.

Áp dụng định luật bảo toàn mol electron, ta có:

Al SO2

3n 2n Nên Al SO2

n 2n 0, 4 m 0, 4.27 10,8

 3     (gam)

Câu 22. Đáp án B

Trong 4 cấu hình electron chỉ có trường hợp 1s22s22p63s23p1 thỏa mãn điều kiện X thuộc chu kì nhỏ và dễ mất 3 electron.

Câu 23. Đáp án A

2

SO4

n 0,1.0,1 3.0,12.0,1 0,046 (mol) 

(24)

     

 

 

2 4 3 2 3 4

2 4 2 4

2 2

3

Al SO 3Ba OH 2Al OH 3BaSO

0,012 0,024 0,036 mol

K SO Ba OH 2KOH BaSO

0,01 0,02 0,01 mol

KOH Al OH KAlO 2H O

0,02

   

 

  

0,024 mol

Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì SO42- phản ứng hết, Ba(OH)2 không dư (nếu dư lại hòa tan Al(OH)3↓)

Vậy khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là:

m = mAl(OH)3 mBaSO4 = (0,024 – 0,02).78 + 0,046.233 = 11,03 (gam).

Câu 24. Đáp án B

Các nhận xét đúng là: b, d, e, g.

Nhận xét a sai vì các kim loại Na, K… tác dụng với H2O có trong dung dịch trước.

Nhận xét c sai vì tráng Sn lên sắt để sắt không bị ăn mòn là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp che phủ bề mặt.

Nhận xét f sai vì môi trường của muối còn phụ thuộc vào gốc axit.

Câu 25. Đáp án B

Gọi số mol K2CO3 và KHCO3 phản ứnglần lượt là x và y mol.

Ta có: x 0,1 1

2x y 0 y  0, 2  2   (1)

2

3 2 2

3 2 2

CO 2H CO H O

x 2x x mol

HCO H CO H O

y y y mol

  

  

⇒ nHCl = 2x + y = 0,3 (2)

Giải hệ phương trình được: x = 0,075 và y = 0,15.

Bảo toàn C có số mol CO2 = x + y = 0,225 mol Vậy thể tích CO2 là: 0,225.22,4 = 5,04 lít.

(25)

Câu 26. Đáp án B Theo hình vẽ:

2

Max

Ba (OH )

n 0,5n 0,5mol Khi phản ứng kết thúc:

3 3 2

BTNT.Ba

BaCO Ba ( HCO )

n 0,35moln 0,50,350,15mol

2

3 3 2

BTNT.C

CO

BaCO Ba ( HCO )

n 0,35 0,15.2 0,65 (mol)

    Câu 27. Đáp án D

Cực dương Cl- bị oxi hóa:

2Cl- → Cl2 + 2e

Cực âm Na+ không bị khử, thay vào đó H2O bị khử:

2H2O + 2e → H2 + 2OH- Câu 28. Đáp án D

Áp dụng công thức Farađay:

A.I.t m.n.F 1,92.2.96500

m A 64.

n.F It 3.1930

    

Vậy kim loại là đồng (Cu).

Câu 29. Đáp án D

Đặt hỗn hợp kim loại tương ứng với 1 kim loại là R có hóa trị n.

4R + nO2 to

 2R2On (1)

Do oxi dư nên sản phẩm sinh ra chỉ có oxit:

R2On + 2nHCl → 2RCln + nH2O (2)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

2

2

O X KL

O

m m m 3, 43 2,15 1, 28(g) 1, 28

n 0,04(mol)

32

    

  

Bảo toàn O có:

 

O oxit( ) O2

n  2.n  0,08 mol

Từ (2) có nHCl = 2.nO(oxit) = 0,16 (mol)

(26)

⇒ V = 0,16 0,32

0,5  (lít) = 320 (ml).

Câu 30. Đáp án D Ta có:

ne = It 5.4632 0, 24(mol) F  96500  Cực âm:

Cu2+ + 2e → Cu

0,12 ← 0,24 mol Cực dương:

2

2 2

2Cl Cl 2e

0,12 0,12 mol

2H O 4H O 4e

0,12 0,12 mol

 

  

Dung dịch sau điện phân gồm: Cu2+ dư 0,08 mol; SO24: 0,2 mol; H+: 0,12 mol; Na+: 0,12 mol

Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân:

2 2

2

2

Mg Cu Mg Cu

0,08 0,08 0,08 mol

Mg 2H Mg H

0,06 0,12 mol

  

  

Khối lượng thanh Mg thay đổi sau phản ứng là:

∆m = mCu – mMg pư = 0,08.64 – 0,14.24 = 1,76 (gam).

Vậy sau phản ứng thanh Mg tăng 1,76 gam.

(27)

SỞ GD- ĐT … TRƯỜNG THPT …

Mã đề thi: 003

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN HÓA – KHỐI 12

Thời gian làm bài: 45 phút;

(Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:... Lớp: ...

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Li

= 7; Na = 23; K = 39; Be = 9; Mg = 12; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;

Mg = 24; O = 16; S = 32.

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Dẫn nhiệt. B. Cứng.

C. Dẫn điện. D. Ánh kim.

Câu 2. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

B. Kim loại dẻo nhất là natri.

C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.

D. Kim loại nhẹ nhất là liti.

Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6.

C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1.

Câu 4. Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Cu. B. Mg.

C. Fe. D. Al.

Câu 5. Một đồng xu bằng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thời gian có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?

(28)

A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.

B. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam.

C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen.

D. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.

Câu 6. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn;

Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 7. Muối được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày là A. Na2CO3. B. NaHCO3.

C. NH4HCO3. D. NaF.

Câu 8. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân dung dịch. B. Điện phân nóng chảy.

C. Thủy luyện. D. Nhiệt luyện.

Câu 9. Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối.

B. Dùng CO khử Al2O3.

C. Điện phân nóng chảy Al2O3. D. Điện phân dung dịch AlCl3.

Câu 10. Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là

A. Cu2+ + 2e → Cu. B. Cl2 + 2e → 2Cl- . C. Cu → Cu2+ + 2e. D. 2Cl- → Cl2 + 2e.

Câu 11. Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

(29)

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, thu được dung dịch trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.

B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.

D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li dến Cs.

Câu 13. Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là

A. 18,75 %. B. 10,09%.

C. 13,13%. D. 55,33%.

Câu 14. Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy m có giá trị là

A. 63,8 g. B. 22,6 g.

C. 26,6g. D. 15,0 g.

Câu 15. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí đktc ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

A. RbCl. B. NaCl.

C. KCl. D. LiCl.

Câu 16. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Đá vôi (CaCO3).

B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

C. Thạch cao khan (CaSO4).

D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

Câu 17. Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?

(30)

A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.

B. Làm tắc các đường ống nước nóng.

C. Gây ngộ độc khi uống.

D. Làm giảm mùi vị của thực phẩm khi nấu.

Câu 18. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

D. Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 19. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,12 mol khí NO2 và 0,08 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 3,24. B. 8,1.

C. 6,48. D. 10,8.

Câu 20. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện.

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần.

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.

Câu 21. Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chứa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là

A. 3,425 gam. B. 1,644 gam.

C. 1,370 gam. D. 2,740 gam.

Câu 22. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

(31)

C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.

Câu 23. Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động.

B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

Câu 24. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch?

A. NaOH. B. HCl.

C. NaNO3. D. H2SO4.

Câu 25. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là

A. Fe. B. Ag.

C. Cu. D. Al.

Câu 26. Cho các chất sau đây: HCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3. NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là

A. 5. B. 3.

C. 2. D. 1

Câu 27. Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

sinh ra kết tủa. Chất X là

A. AlCl3. B. CaCO3.

C. BaCl2. D. Ca(HCO3)2.

Câu 28. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít. B. 6,72 lít.

C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 29. Cho m gam hỗn hợp G gồm: Na, Al, Fe vào nước dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Mặt khác cho m gam G ở trên vào dung dịch NaOH dư thu được 7,84 lít khí (ở

(32)

đktc) và dung dịch X, chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào HNO3 dư thu được 10,08 lít NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 23,9. B. 47,8.

C. 16,1. D. 32,2.

Câu 30. Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

A. Na. B. Ca.

C. K. D. Li.

Đáp án và hướng dẫn giải đề 003

1B 2B 3C 4B 5A 6C 7B 8B 9C 10A

11B 12A 13A 14C 15C 16B 17C 18B 19A 20B 21D 22D 23B 24A 25D 26C 27D 28A 29C 30C Câu 1. Đáp án B.

Các tính chất vật lí chung của kim loại là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim.

Câu 2. Đáp án B

Đáp án B sai vì kim loại dẻo nhất là vàng.

Câu 3. Đáp án C

Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: 1s22s2 2p63s1 Câu 4. Đáp án B

Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, đi từ trái sang phải tính khử của kim loại giảm dần. Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

⇒ Trong số các kim loại Al, Mg, Fe và Cu thì Mg có tính khử mạnh nhất.

Câu 5. Đáp án A

Sắt bị ăn mòn điện hoá tạo gỉ sắt màu nâu đỏ.

Câu 6. Đáp án C

(33)

Trong ăn mòn điện hóa, kim loại có tính khử mạnh hơn luôn bị ăn mòn trước và là cực âm (anot).

Các cặp Fe và Pb, Fe và Sn, Fe và Ni. Sắt hoạt động hơn nên sẽ đóng vai trò là cực âm, bị phá huỷ trước.

Câu 7. Đáp án B

Muối NaHCO3 có khả năng trung hòa axit trong dạ dày NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Câu 8. Đáp án B

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế kim loại có tính khử mạnh (kim loại nhóm IA, IIA và Al).

Câu 9. Đáp án C

Kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm:

2Al2O3 dpnc 4Al + 3O2

Câu 10. Đáp án A

Ở catot (cực âm) xảy ra quá trình khử ion kim loại hoặc nước:

Cu2+ + 2e → Cu Câu 11. Đáp án B

Ban đầu xuất hiện bọt khí do Na phản ứng với nước:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Sau đó xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Câu 12. Đáp án A A. Đúng.

B. Sai. Trong nhóm IIA: Be và Mg có mạng tinh thể lục phương; Ca và Sr có mạng tinh thể lập phương tâm diện; Ba có mạng lập phương tâm khối.

C. Sai. Be(OH)2, Mg(OH)2 kết tủa.

D. Sai. Trong nhóm IA, tính khử tăng dần từ Li đến Cs Câu 13. Đáp án A

(34)

H2

n = 0,08 mol

Gọi công thức chung của hai kim loại kiềm là M.

2M + 2H2O → 2MOH + H2

nM = 2.

H2

n = 2.0,08 = 0,16 mol

⇒ MM = M

M

M 3,36

n  0,16= 21

Có Li (MLi = 7) < 21 < K (MK = 39) Vậy kim loại A là Li

K Li

K Li

n n 0,16 39.n 7.n 3,36

 

  

 ⇒ K

Li

n 0,07 n 0,09

 

 

%mLi = 7.0,09

.100% 18,75%

3,36  .

Câu 14. Đáp án C

Đặt hai muối Na2CO3 và K2CO3 tương ứng với một muối là R2CO3 (MNa < MR < MK) R2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2RCl

⇒ nR CO2 3 nBaCl2 nBaCO3= 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

2 3 2 3

R CO BaCl BaCO RCl

m m m m

⇒ mRCl = 24,4 + 0,2.208 – 39,4 = 26,6 gam.

Câu 15. Đáp án C 2RCl dpnc2R + Cl2

0,16 ← 0,16 ←0,08 mol MR = 6, 24

0,16 = 39. Vậy R là K, muối là KCl.

Câu 16. Đáp án B

(35)

Thạch cao nung (CaSO4.H2O) có khả năng kết dính tốt nên trong y học dùng để bó bột;

trong xây dựng dùng để sản xuất xi măng chịu nước; đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng trang trí nội thất…

Câu 17. Đáp án C Tác hại của nước cứng:

- Đun tốn nhiệt, gây nổ nồi hơi.

- Tốn xà phòng, gây hư hại quần áo

- Giảm lưu lượng của đường ống dẫn nước.

- Giảm mùi vị của đồ ăn thức uống.

Nước cứng không gây ngộ độc khi uống.

Câu 18. Đáp án B

Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O Câu 19. Đáp án A

Bảo toàn số mol electron:

Al NO2 NO

3.n n 3n

⇒ 3.nAl = 0,12 + 3.0,08

⇒ nAl = 0,12 mol

⇒ mAl = 0,12.27 = 3,24g.

Câu 20. Đáp án B

Ban đầu có kết tủa keo trắng ngay lập tức:

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl.

Khi NaOH dư, kết tủa tan dần:

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O.

Câu 21. Đáp án D

Công thức muối Ba(AlO2)2 nAl = 2nBa (1)

Lại có: mAl + mBa = 3,82

⇒ 27.nAl + 137.nBa = 3,82 (2)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 9. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là A. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là A. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là A.. Số cặp

+ Nhôm màu trắng đục, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, không bị gỉ nhưng bị một số a-xít ăn mòn... b) Quan sát và so sánh một chiếc đinh mới hoặc một đoạn dây thép

- Etilen, propen, stiren làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường vì có liên kết đôi tham gia cộng hợp với brom...

Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng.. Câu 26: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là A. Câu

Do vậy ngoài việc người bệnh ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo và dung dịch Ô-rê-don để

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng

Khi cho FeSO 4 vào dung dịch X xuất hiện pin điện hóa Fe – Zn và giảm sự tiếp xúc của hiđro trên bề mặt kim loại làm Zn ăn mòn nhanh hơn nên khí thoát ra nhanh

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào