• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 8: hdhtchudethang10-lsdl-6_1710202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 8: hdhtchudethang10-lsdl-6_1710202110"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6

---o0o---

(2)

LỊCH SỬ 6

CHỦ ĐỀ 5: SỰ CHUYỂN BIÊN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ SANG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG BẰNG KIM LOẠI

- Vào khoảng thiên niên kỉ V TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá. Đẩu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời.

- Việc chế tạo công cụ lao động bằng kim loại giúp con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trổng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ.

- Trổng trọt, săn thú cũng trở nên dễ dàng hơn với công cụ bằng kim loại. Một số công việc mới xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí,...

II. SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Nguyên nhân: Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, vào cuối thời nguyên thuỷ, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa. Những sản phẩm dư thừa này đã thuộc về một số người

- Quá trình phân hoá xã hội và tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở các nơi trên thế giới không giống nhau. Vào cuối thời nguyên thuỷ, cư dân phương Đông sinh sống và làm nông nghiệp chủ yếu bên các dòng sông, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện để sửdụng công cụ đá và đồng đỏ.Trong điều kiện đó, họ thường sống quần tụ, cùng đào mương, đắp đê, chống giặc ngoại xâm. Do vậy, tính cố kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thuỷ vẫn tiếp tục được bảo lưu.

III. VIỆT NAM CUỐI THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

- Thể hiện qua ba nển văn hoá: Phùng Nguyên, Đổng Đậu, Gò Mun: Chứng tỏ người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dẩn xuống vùng đổng bằng.

- Cư dân đã phát minh ra thuật luyện kim, chế tạo công cụ, vũ khí bằng đổng (thể hiện qua hiện vật).

- Đồ gốm phát triển, đẹp (hiện vật, chứng tỏ đã biết nung gốm ở nhiệt độ cao).

- Định cư ven các con sông và có đời sống tinh thần phong phú (vị trí các nền văn hoá, hiện vật phản ánh chăn nuôi và đời sống tinh thẩn: gà, tượng người

CHỦ ĐỀ 6: XÃ HỘI CỔ ĐẠI I. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

1. Điều kiện tự nhiên Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại (HS Tự học)

(3)

2. Quá trình thành lập nhà nước a. Nhà nước Ai Cập cổ đại

- Năm 3200 TCN, Nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời.

- Các Phraong có quyền tối cao, cai trị theo hình thức cha truyền con nối.

- Năm 30 TCN, Ai Cập bị La Mã thống trị.

b. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

- Người Xu-me (Sumer) là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị nổi tiếng như Ua (Ur), U-rúc (Uruk), Ki- sơ(Kish), La-gát (Lagash) ở vùng hạ lưu hai con sông.

- Sau người Xu-me, những tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên các vương quốc khác nhau. Nhiều thành thị mới tiếp tục đươc xây dựng. Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. Lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.

3. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu a. Ai Cập cổ đại

* Chữ viết

Người Ai Cập cổ đại dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ, về sau cải tiến theo hướng đơn giản hoá, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo nên chữ. Họ khắc chữ tượng hình trên những phiến đá, sau nhờ có giấy làm tu cây pa-pi-rút (một loại cây sậy mọc ven bờ sông Nin), họ đã lưu trữ được lượng lớn thông tin.

* Toán học

Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất giỏi về hình học. Những hiểu biết này là cơ sở để họ xây dựng những kim tự tháp kì vĩ.

* Kiến trúc và điêu khắc

Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập là các kim tự tháp

* Y học: Kĩ thuật ướp xác

Họ ướp xác để đợi linh hổn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp. Nhờ ướp xác nên họ rất giỏi về giải phẫu học, biết rõ các bộ phận cơ thể người. Việc sử dụng tinh dầu thực vật trong quá trình ướp xác đã đem đến cho họ kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu

b. Lưỡng Hà cổ đại

* Chữ viết và văn học

(4)

Từ thiên niên kỉ IVTCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.

Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét (Gilgames), nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.

* Luật pháp: Năm 1750TCN, bộ luậtthành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định

những nguyên tắc trong đời sống như quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng,...

* Toán học: Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

* Kiến trúc và điêu khắc: Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng và đất sét để tạc tượng, nặn tượng

II. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

1. Điều kiện tự nhiên (HS tự học) 2. Xã hội Ân Độ cổ đại

- Chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

- Xã hội được chia thành các đẳng cấp với những điều luật khắt khe. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau và những người thuộc đẳng cấp dưới phải phục tùng người thuộc đẳng cấp trên.

- Vị thế cao nhất: Brahman - Tăng lữ/ Vị thế thấp nhất: Sudra - những người thấp kém trong xã hội.

3. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu

a. Tôn giáo: Ấn Độ cổ đại là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới.

b. Chữ viết và văn học: Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn.

c. Khoa học tự nhiên: Toán học là thành tựu nổi bật của người Ấn Độ cổ đại.

d. Kiến trúc và điêu khắc: Ngay từ thời cổ đại, Ấn Độ đã có những công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu là kiến trúc tôn giáo.

III. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII (tiết 1).

1. Điều kiện tự nhiên (HS tự học)

ĐỊA LÍ 6

CHỦ ĐỀ 3. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ I/ Phương hướng trên bản đồ

- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đẩu dưới chỉ hướng nam.

(5)

- Đẩu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông II/ Tỉ lệ bản đồ

- Khái niệm: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa. Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệthước

- Nguyên tắc: Để tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta cần thao tác như sau:

. Đo khoảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ.

. Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ.

. Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa

- Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.

III/ TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

Đề tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điềm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đò để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

CHỦ ĐỀ 4: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ (Hướng dẫn HS tự học) I/ Lược đồ trí nhớ:

-Lược đò trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Lược đồ trí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điềm mà một người từng gặp, từng đến,...

- Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.

II/ PHÁC THẢO LƯỢC ĐỔ TRÍ NHỚ

- Các điểm cần xác định để vẽ được biểu đồ trí nhớ: điểm đầu, điểm kết thúc, hướng đi, các điểm mốc,

- Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đồ.

- Sắp xếp không gian:.

(6)

- Vị trí bắt đầu:

- Gồm: lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

CHỦ ĐỀ 5: VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI.

HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT.

I. Vị trí cùa Trái Đất trong hệ Mặt Trời

-Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thề tồn tại và phát triền.

II/ Hình dạng, kích thước cùa Trái Đất - Trái Đất có hình cầu.

- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.

-> Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khi làm thành lớp vỏ khi bảo vệ mình

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

động đã được các cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia ở một số nước phát triển áp dụng vào thực tế sản xuất. Các công cụ này tương đối nghèo nàn, chủ yếu dành

- Bài thơ trình bày một cách nghệ thuật mâu thuẫn giữa k vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với thực tế phũ phàng (phải sống trong cô đơn,

- Vận dụng kiến thức đã học để đo đạc và tính khoảng cách thực tế giữa 2 địa điểm trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ.. - Vận dụng kiến thức đã học về tỉ lệ để vẽ bản đồ

Mặt bên chứa BC của hình chóp vuông góc với mặt đáy, hai mặt bên còn lại đều tạo với mặt đáy một góc 45... Hướng

Cho hình chóp S ABC. a) Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng SBC. b) Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng SAC.. Cho hình chóp S ABC. Tính khoảng cách từ điểm

Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.. Câu 19:

5 Em hãy tưởng tượng đang đứng ở trung tâm của bản đồ, em không đi về hướng Bắc, cũng không đi về hướng Đông mà hướng đi đến nằm khoảng giữa hướng Bắc và hướng

- Từ Hội trường Thống Nhất ta đi theo đường Nguyễn Du và rẽ phải vào đường Đồng Khởi, đi thẳng đường Đồng Khởi đến Nhà hát Thành phố.. Từ Nhà hát Thành Phố đi thẳng đường