• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 7 + 8 CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC I. Tên chủ đề: Quan hệ với người khác

II. Nội dung của chủ đề

- Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 02 - Nội dung:

Tiết Nội dung Ghi chú

Tiết 1 Hình thành kiến thức bài:Yêu thương con người Tiết 2 Hình thành kiến thức bài Đoàn kết tương trợ Tiết 3 Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng III. Mục tiêu

1) Kiến thức

- Hiểu được thế nào là yêu thương con người, đoàn kết tương trợ.

- Nêu được biểu hiện của yêu thương con người, đoàn kết tương trợ.

- Hiểu được vì sao con người cần phải yêu thương con người, đoàn kết tương trợ.

- Cách rèn luyện lòng long yêu thương con người, đoàn kết tương trợ.

2) Kỹ năng

- Biết thể hiện lòng yêu thương đối với những người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.

- Biết đoàn kết tương trợ với bạn bè trong học tập, trong hoạt động tập thể và trong cuộc sống.

- Giáo dục kĩ năng sống: suy ngẫm, hồi tưởng, xác định giá trị, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, tự nhận thức giá trị

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lời dạy của Bác về vai trò của đoàn kết : Đoàn kết là gốc của thành công.

3) Thái độ

- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

- Quý trọng sự đoàn kết tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết của người khác.

- Tích hợp tư tưởng HCM: Bác Hồ tấm gương sáng về tính tự chủ.

- Tích hợp môn Ngữ văn: Nêu và giải thích câu ca dao, tục ngữ.

4) Các năng lực hướng tới

* Năng lực chung

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác;

Năng lực sáng tạo.

- Năng lực tự quản lí: Đánh giá được hành vi bản thân, tự điều chỉnh một số việc làm chưa hợp lí của bản thân.

- Năng lực nhận thức, đánh giá tự điều chỉnh hành vi

* Năng lực chuyên biệt

- Phẩm chất: Nhận thức được một số việc làm như biết kiềm chế

(2)

cảm xúc. Bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, biết tự ra quyết định cho chính mình...

- Vận dụng ở một mức độ nhất định trong thực tế cuộc sống.

IV. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chủ đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

(Sử dụng các động từ hành động để mô tả)

Các năng lực hướng tới của chủ

đề Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

thấp Vận dụng cao

Yêu thương con người - Đoàn kết tương trợ

- Nhận dạng được một số việc làm yêu thương con người, đoàn kết tương trợ.

Giải thích được thế nào là làm chủ bản thân trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể

với thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân.

- Đánh giá được việc làm yêu tương con người, đoàn kết tương trợ hoặc chưa yêu

tương con

người, chưa biết đoàn kết tương trợ của bản thân và của người khác thông qua việc là cụ thể.

- Nêu được một số tình huống yêu tương con người ạo,

đoàn kết

tương trợ mà em có thể gặp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng ...

và dự kiến được cách ứng xử phù hợp.

- Năng lực tự học - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực nhận thức, đánh giá tự điều chỉnh hành vi

V. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức 1. Các dạng câu hỏi, bài tập tình huống:

Nhận biết

? Nêu các biểu hiện của long yêu tương con người, đoàn kết tương trợ và thiếu tôn yêu tương con người, đoàn kết tương trợ?

?Làm chủ bản thân là làm chủ trong những lĩnh vực nào?

? Người biết yêu tương con người, đoàn kết tương trợ thường có biểu hiện ntn.

Thông hiểu

? Qua hai câu Bác Hồ đến thăm người nghèo và Một buổi lao động em rút ra bài học gì?

? Vì sao mỗi người cần phải biết yêu tương con người, đoàn kết tương trợ ?

(3)

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về yêu tương con người, đoàn kết tương trợ và giải thích ngắn gọn nội dung câu đó?

? Người biết yêu tương con người, đoàn kết tương trợ sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân và trong cuộc sống?

? Ngày nay trong cơ chế thị trường, yêu tương con người, đoàn kết tương trợ có còn quan trọng không? Vì sao?

Vận dụng Câu 1

- Kể một số tấm gương trong cuộc sống biết yêu tương con người, đoàn kết tương trợ mà em biết và qua những tấm gương đó em học tập được gì từ họ?

Câu 2

- Bản thân em đã biết yêu tương con người và biết đoàn kết tương trợ chủ chưa?

Cho ví dụ cụ thể? Hãy đề ra biện pháp khắc phục.

2. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chủ đề:

- Kiểm tra miệng: Thực hiện khi kiểm tra bài cũ, trong quá trình dạy bài mới, trong quá trình luyện tập, củng cố.

VI. Tổ chức dạy học chủ đề - Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 02 - Tiết PPCT: 07+ 08

Tiết theo chủ đề

Tiết theo

PPCT Tên bài Nội dung kiến thức

1 5 - Tôn sư trọng

đạo.

- Khái niệm tôn sư trọng đạo.

- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

- Cách rèn luyện tính tôn sư trọng đạo.

2 6

- Đoàn kết

tương trợ. - Khái niệm đoàn kết tương trợ.

- Biểu hiện của đoàn kết tương trợ.

- Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ.

- Cách rèn luyện đoàn kết tương trợ.

3 7 Luyện tập vận

dụng, tìm tòi mở rộng

- Làm bài tập của bài yêu tương con người và đoàn kết tương trợ

- Vận dụng mở rộng kiến thức VII. Thiết kế tiến trình dạy học

Ngày soạn: 2 / 10 / 2020 Tiết theo PPCT: 5 Tiết theo chủ đề: 1

(4)

CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

I . Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là yêu thương con người.

- Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người.

- Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.

- Biết thể hiện lòng yêu thương con người đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.

* Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

- Tấm lòng yêu thương con người của Bác.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Biết thể hiện lòng yêu thương đối với những người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của thương yêu con người.

- Kĩ năng so sánh, kĩ năng phê phán.

- Kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ:

- Quan tâm đến mọi người xung quanh, không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác của con người.

4. Năng lực cần đạt.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá II. Tài liệu và phương tiện:

1. Giáo viên

- Giáo án, chuẩn KTKN, Máy chiếu,

- Những câu chuyện liên quan đến yêu thương con người .

2. Học sinh:

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Tìn hiểu một số câu chuyện nói về lòng yêu thương con người của Bác.

Bài thơ, bài hát về yêu thương con người.

III. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học:

- Giảng giải, đàm thoại.

(5)

- Nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình 2. Kĩ thuật dạy học:

- Động não, thảo luận nhóm.

- Xử lí tình huống, trình bày một phút.

IV.Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số ( vắng )

7A 8 / 10 / 2020

7B 9 / 10 / 2020

7C 9 / 10 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

* Câu hỏi : Máy chiếu

? Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỉ luật?

? Những biểu hiện nào thể hiện tính đạo đức, hành động nào thể hiện tính kỉ luật?

1, Đi học đúng giờ.

2, Trả sách cho bạn đúng hẹn.

3, Quan tâm đến bạn bè.

4, Đồ dùng học tập để đúng nơi quy định.

5, Không quay cóp trong giờ kiểm tra.

6, Đá bóng, học tập đúng nơi quy định.

7, Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau.

8, Không đọc truyện trong giờ học.

* Yêu cầu:

 Đạo đức: là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với tự nhiên và môi trờng sống, được mọi ngời ủng hộ và tự giác thực hiện.

Kỉ luật: Quy định chung của tập thể, XH mọi ngời phải tuân theo. Nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc.

3. Tiến trình bài dạy.

A. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

* Phương thức hoạt động

- Phương tiện, tư liệu: băng hình, hình ảnh, máy chiếu

- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời - Hình thức: cá nhân - Thời gian: 4 phút

(6)

- Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh nghe giáo viên kể chuyện và trả lời câu hỏi

Như các em đã biết, đất nước ta có một lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến và một truyền thống văn hóa đạo đức rất là lâu đời. Trước khi vào bài hôm nay cô mời các em quan sát 1 số hình ảnh sau:

Máy chiếu hình ảnh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

?Em có suy nghĩ gì khi quan sát các bức tranh trên? Qua bức tranh trên em thấy con người cần có phẩm chất gì?

Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời

Trong cuộc sống có rất nhiều người có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ về vật chất, có một cuộc sống ấm no nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người cuộc sống rất khó khăn chưa đầy đủ - con người cần phải thương yêu nhau như trong gia đình.

Nước Việt Nam ta có truyền thống tốt đẹp - Yêu thương con người.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.

Đúng như vậy suy nghĩ của các em cũng rất giống với suy nghĩ của cô “Thương người như thể thương thân” Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo, cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án để đến với lớp học tình thương, để dạy học sinh nên người. Thấy đồng bào nghèo khổ ta quyên góp ủng hộ, thấy người gặp khó khăn hoạn nạn, yếu đuối ta động viên, an ủi... truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta từ

bao đời nay vẫn mãi mãi được giữ vững và phát huy. Truyền thống đạo lý đó thể

hiện

lòng yêu thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay.

* Sản phẩm mong đợi: HS trả lời được câu hỏi theo nhiệm vụ được giao.

- TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

HS: Đọc diễn cảm truyện.

*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu trường hợp điển hình.

GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn.

- Các nhóm thảo luận cử thư kí viết vào phiếu học tập, hết thời gian các nhóm cử đại diện trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét Định hướng trả lời:

Nhóm 1: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào? Bác tìm hiểu và biết hoàn

1. Đọc truyện:

“Bác Hồ đến thăm người nghèo”.

(7)

cảnh gia đình chị Chín như thế nào ? - Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962).

- Gia đình chị nghèo,chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang; Tối 30 tết gia đình nào cũng xum họp, đầy đủ,đầm ấm, nhưng gia dình chị Chín vẫn như bao đêm khác vẫn đói,rét,thiếu thốn.

Nhóm 2: Hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể hiện sư quan tâm, yêu thương của Bác với gia đình chị Chín? Chị Chín đã tỏ ra như thế nào trước sự quan tâm của Bác ?

- Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.

- Xúc động rơm rớm nước mắt.

Nhóm 3: Sau khi học câu chuyện này thái độ tình cảm của em ntn? Những việc làm như vậy Bác Hồ đó thể hiện đức tính gì của mình?

Vô cùng xúc động trước tình cảm mà Bác Hồ dành cho chị Chín và đặc biệt là những người nghèo. Đó là tình cảm đặc biệt mà ko phải vị lãnh tụ nào cũng có được. Bác Hồ hỏi thăm ân cần chị Chín như vậy Bác đã coi chị Chín như người trong gia đình. Bác rất yêu thương con người. Tình cảm của Bác sẽ là tấm gương sang cho mọi người noi theo

GV: Sinh thời Bác Hồ luôn dành tình yêu thương cho tất cả mọi người Bác quan tâm chăm sóc người già em nhỏ, cảm thông giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

?* Em cón nhớ câu chuyện, bài thơ nào của Bác nói về lòng yêu thương con người của Bác không?

“ Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ

(8)

“ Cúng Hồ biết thuốc giỏi lắm”

GV kể: Thời kì mới về Pắc Bó do phải giữ bí mật. Bác ít được tiếp xúc với đồng bào bên ngoài mà thường chỉ ra khu đồng chí Đại Lâm (một cơ sở tin cậy của Đảng cách mạng ở Cao bằng) Nhà Đồng chí Đại Lâm rất đông anh em, nhiều trẻ con nên gia đình chăm sóc không xuể.

Hơn nữa đời sống thiếu thốn, khó khăn hết sức dưới sự bóc lột của bọn thực dân phong kiến nên con cháu đầu bị trốc lở mà không có thuốc chạy chữa. Thấy vậy, có hôm Bác bảo người nhà đun nước nóng rồi tự tay tắm, giặt chữa bệnh cho các cháu. Với cháu bị trốc đầu. Bác Chữa bằng cách đun nước nóng hòa muối rửa thật sạch chỗ bị lở chốc rồi lấy tro nóng trong bếp gói lại. Ấp lên đầu cho khô vết thương. Bác làm như vậy với tất cả sự tận tình và lòng yêu trẻ vô hạn. Chỉ trong thời gian ngắn, trốc nở trên đầu cháu bé đã lành hẳn. Dân bản xung quanh biết chuyện kháo nhau, “Cúng Hồ biết thuốc giỏi lắm!”

Hoặc chuyện “ Đã hứa là làm”, “ Bát cháo trứng”

GV: Một lần đi công tác xa trở về làng gần biên giới vào lúc nửa đêm nhưng sáng hôm sau, Bác vẫn dậy sớm, lấy cuốc đào mương, xẻ rãnh sửa sang lại chỗ lấy nước cho đồng bào rồi bác nhờ mấy anh thanh niên cùng khiêng một cái thuyền gỗ ra bờ suối, lấy máng bắc cho nước chảy vào, thuyền đầy nước, Bác gọi hơn mười em nhỏ đến tự tay kì cọ cho từng cháu. Xong bác nhắc các bà mẹ hằng ngày nên năng tắm rửa cho các cháu để vệ sinh phòng bệnh tật. Thấy Bác làm việc nhiều một đồng chí mang qua cho bác một bát cháo để bác dùng bữa sáng.

Bác quay sang hỏi?

Các cụ các cháu đã ăn chưa? Các cụ thành thật trả lời:

- Chúng tôi đều đã ăn cháo trắng cả rồi. Bác đi đường xa mệt, lại làm việc từ sáng đến giờ, mời bác xơi một bát cháo trứng cho khỏe.

- Bác tỏ vẻ không vui:

*. Nhận xét

- Bác đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962 - Hoàn cảnh gia đình chị Chín:

nghèo, chồng mất, 3 con nhỏ

- Cử chỉ Bác: Âu yếm xoa đầu các cháu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.

=> Thể hiện tình cảm và tình yêu thương bao la của Bác đối với đồng bào.

(9)

Trong lúc đồng bào và các cháu đang sống khổ như thế này không nên có chế độ đặc biệt cho bất cứ người nào. Rồi Bác bưng bát cháo đến mời một cụ già nhất.

Thôi không cần nói gì nữa…

?* Em hãy nêu nhận xét về cách mà Bác Hồ

thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương đối với đồng bào mình?

Tôn trọng, yêu thương, trách nhiệm, khoan dung

GV Kết luận: Bác Hồ là người có tấm lòng yêu thương bao la đối với con người. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành sự quan tâm, chăm sóc thông cảm, giúp đỡ, mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em người già yếu, chiến sĩ và nhân dân lao động. Tình cảm yêu thương con người của Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nhận biết được thế nào làyêu thương con người biểu hiện của lòng yêu thương con người và cách rèn luyện lòng yêu thương con người

- Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

Tôn trọng, yêu thương, biết ơn, kính trọng

? Vậy em hiểu thế nào về hai từ là yêu thương?

Cho Ví dụ?

- Yêu thương là có tình cảm gắn bó tha thiết và quan tâm, chăm sóc hết lòng vì mọi người.

HS: nêu được ví dụ như yêu thương con cái, yêu thương cuộc sống, yêu thương đồng loại.

?Vậy qua nội dung truyện đọc và bằng những câu truyện cụ thể về Bác Hồ, thông qua các văn bản đã

học? Em hiểu thế nào là yêu thương con người?

- Yêu thương con người: Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

? Lòng yêu thương con người có phải xuất phát từ

2. Nội dung bài học:

a. Khái niệm:

(10)

sự ép buộc, miễn cưỡng vì lợi ích hay không?

HS: không.

?Vậy lòng yêu thương con người xuất phát từ điều gì?

- Sự cảm thông, đau xót trước khó khăn, của người khác, mong muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho họ.

GV: Như vậy lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng sự cảm thông chứ không phải từ lợi ích, từ sự tính toán, giúp đỡ người khác là mong muốn cho họ những điều tốt đẹp không chỉ giúp đỡ về vật chất mà còn bằng cả tinh thần. Lòng yêu thương con người xuất phát từ sự quý trọng con người, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác, thông cảm với những khó khăn, đau khổ của người khác, có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác.

Tôn trọng, yêu thương, tự giác, trung thực, trách nhiệm, khoan dung

Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn

* Nội dung: Tìm những biểu hiện của yêu thương con người và không yêu thương con người trong cuộc sống?

* Hình thức:

- GV chia lớp làm 2: Đội A và Đội B

- Mỗi đội chọn đại diện 5 HS, sử dụng phấn khác màu cho mỗi đội.

- Khi hiệu lệnh bắt đầu chơi bạn đầu tiên của hai đội nhanh tay viết đáp án đúng vào ô đội mình sau đó truyền phấn cho bạn thứ 2 viết tiếp, lần lượt như trên...

- Hết thời gian đội nào có nhiều đáp án đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng.

? Kể tên một số phong trào ở trường em đã làm để thể hiện tình yêu thương con người?

- Đền ơn đáp nghĩa, Áo lụa tặng bà, Thăm nghĩa trang liệt sỹ, Ủng hộ nhà tranh vách đất.

GV: Cô cùng các em tìm hiểu nội dung kiến thức ở tiết 1 để chốt lại yêu cầu HS.

GV: Em tán thành và không tán thành với những nhận định nào sau đây? Vì sao?

Lòng yêu thương con người chính là lòng thương hại HS: Không tán thành,

- Yêu thương con người: Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Lòng yêu thương con người bắt nguồn

+ Từ sự cảm thông, đau xót trước khó khăn, đau khổ của người khác

+ Mong muốn đem lại cho họ niềm vui hạnh phúc.

b. Biểu hiện:

- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ

những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp đỡ họ tìm ra con đường đúng đắn.

- Biết hy sinh quyền lợi của

(11)

Vì sao? Theo em yêu thương và thương hại giống và khác nhau ở điểm nào?

( Yêu thương xuất phát từ tấm lòng vô tư chân thành, trong sáng => Nâng cao giá trị con người

Thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá nhân ( thể hiện ra bên ngoài để người khác nhìn thấy) => hạ thấp giá trị con người.

- Những kẻ sống đọc ác không yêu thương không quan tâm đến mọi người…sẽ bị mọi người khinh ghét sẽ phải sống cô độc và chịu sự giày vò lương tâm?

Đồng ý tán thành, vì yêu thương mọi người sẽ đem đến cho chúng ta nhiều màu sắc………

- Chỉ cần Yêu thương bạn bè và người than là đủ không cần yêu thương những người khác

Không tán thành vì………….

- Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nều mọi người biết yêu thương và quan tâm đến nhau

Đồng ý vì………( HS lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống)

HS giải thích ,lấy ví dụ.

GV kết luận: Lòng yêu thương con người là một nghĩa cử cao đẹp được biểu hiện cụ thể như sẵn sàng giúp đỡ người khác gặp khó khăn, bất hạnh cứu người gặp nạn không quản gian nguy.

? Trái với yêu thương con người là gì và hậu quả của nó?

Trái với yêu thương là căm thù, căm ghét =>hậu quả mọi người mâu thuẫn thù hận nhau.

GV: Trái với lòng yêu thương con người là làm những điều xấu điều ác đối với người khác, thờ ơ trước những đau khổ, mất mát của người khác, bao che cho kẻ ác.

*Tích hợp giáo dục trật tự an toàn giao thông:

? Hãy tìm những hành vi không thể hiện lòng yêu thương con người của một số người khi tham gia giao thông?

- Gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy.

- Gặp người gặp tai nạn giao thông chỉ đứng nhìn hay lẳng lặng bỏ đi.

? Em có suy nghĩ gì về những hành vi này?

bản thân cho người khác.

Ví dụ: Người thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân, hy sinh thân mình để cứu bạn khỏi chét đuối, an ủi, động viên giúp đỡ người tàn tật...

(12)

- Không có lòng yêu thương, sự thờ ơ, lãnh đạm, vô trách nhiệm và đó cũng là hành vi vi phạm luật giao thông.

?Em đã bao giờ thể hiện tình yêu thương của mình với người khác chưa? Kể lại một việc làm cụ thể của em và của bạn em?

GV yêu cầu: (Nêu cảm xúc, suy nghĩ thật chứ ko phải là lí luận, lí thuyết ).

* Liên hệ bản thân

? Vậy khi thể hiện tình yêu thương thông qua việc làm cụ thể em có cảm nhận gì ?

- Em rất vui và hạnh phúc.

GV: Khi bản thân mỗi chúng ta làm cho người khác vui và hạnh phúc bản thân chúng ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc.

? Vậy lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

- Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.

- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh, trong sáng.

ĐOÀN KẾT, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG

? Để có lòng yêu thương con người ta phải làm gì?

- Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng việc làm cụ thể.

- Quan tâm đến mọi người và không đồng tình với thái độ lạnh nhạt, thờ ơ hay độc ác với người khác.

?Em đã thể hiện lòng yêu thương của mình với người khác như thế nào? Kể lại bằng việc làm cụ thể của em?

- Ủng hộ cho đồng bào bão lụt

- Nhắn tin ủng hộ chương trình “Nhà bán trú cho em”

- Chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn khuyết tật - Giúp đỡ cụ già khi cụ sang đường khó khăn

? Quan sát trong thực tế cuộc sống em thấy có

những việc làm nào chưa thể hiện lòng yêu thương con người? Ở lớp, trong trường ta có bạn nào

c. Ý nghĩa của lòng yêu thương con người:

- Đối với cá nhân: Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.

- Đối với xã hội: Góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng.

d. Cách rèn luyện:

- Biết thể hiện lòng yêu thương con người với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể như:

Yêu thương, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình, luôn gần gũi, cư xử ân cần, chu đáo với mọi người...

- Tích cự tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo như ủng hộ giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt, người khuyết tật, cô đơn, nạn nhân chiến tranh.

(13)

không?

- HS liên hệ thực tế

?Để trở thành người có lòng yêu thương con người, em cần rèn luyện như thế nào?

-Chăm sóc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.

- Gần gũi, cư xử ân cần, chu đáo với mọi người.

- Tránh làm điều ác, điều xấu như đánh nhau, bắt nạt bạn bè, em nhỏ, chế giễu người tàn tật, thờ ơ lãng tránh trước đau khổ của người khác.

-Tích cực tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo

- Không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, độc ác với con người.

* Bài tập nhanh:

- Đáp án: a, b, d

? Với kiến thức đã được học trong môn ngữ văn em hãy giải thích câu ca dao

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng.”

HS: Dùng hình ảnh nhiễu điều và giá gương để khuyên nhủ chúng ta, những người sinh sống trên cùng một đất nước hãy luôn luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh,...

- GV khái quát nội dung bài học.

?Đọc truyện "Thương người như thể thương thân" - VBT/27?

5. Hướng dẫn học ở nhà(1’)

Chọn 1 tình huống trong SGK chuyển thể thành tiểu phẩm

Sưu tầm câu chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ, hình ảnh nói về tình yêu thương con người.

* Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị cho tiết 6 : ( 7 phút) Định hướngchuẩn bị bài

Tiết theo PPCT: 6 Tiết theo chủ đề: 2

CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC Bài 7: ĐOÀN KẾT TƯỜN TRỢ

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ.

- Nhận diện được một số biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống.

- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết tương trợ

* Tích hợp giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:lời dạy của Bác về vai trò đoàn kết ( Đoàn kết là gốc của thành công)

(14)

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng dạy học:

- Biết đoàn kết tương trợ với bạn bè trong học tập, trong hoạt động tập thể và trong cuộc sống.

* Kĩ năng sống :

- Kĩ năng suy ngẫm hồi tưởng

- Kĩ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự đoàn kết,tương trợ với mọi người.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khó khăn của người khác.

- Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau.

3. Thái độ:

- Quý trọng sự đoàn kết tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết của người khác.

4. Định hướng năng lực được hình thành..

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực nhận thức, đánh giá tự điều chỉnh hành vi.

* Năng lực chuyên biệt:

- Phẩm chất: Nhận thức được việc làm tô sư trọng đạo và đoàn kết tương trợ.

- Vận dụng ở một mức độ nhất định trong thực tế cuộc sống.

II. Tài liệu phương tiện:

1. Giáo viên:

- SGK, soạn bài theo chuẩn KTKN

- Câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu.

- Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

Lời dạy của Bác về Đoàn kết

- Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về cùng chủ đề;

- Những tình huống, câu chuyện có liên quan đến chủ đề trong thực tế.

2. Học sinh:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy Ao, bút dạ;

- Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm kiếm một số thông tin liên quan đến nội dung đã học;

- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ liên quan tới chủ đề.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Phương pháp giảng giải, đối thoại.

(15)

- Phương pháp nêu vấn đề, nêu gương.

- Phương pháp trực quan.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não

- Kĩ thuật nêu vấn đề, thảo luận nhóm . - Kĩ thuật xử lí tình huống.

IV. Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A 17 / 10 /2020

7B 12 / 10 /2020

7C 14 / 10 /2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm của bản thân thể hiện lòng yêu thương con người

+ Ủng hộ cho đồng bào bão lụt

+ Nhắn tin ủng hộ chương trình “Nhà bán trú cho em”

+ Chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn khuyết tật + Giúp đỡ cụ già khi cụ sang đường khó khăn

Câu 2: Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? Tìm 3 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lòng yêu thương con người

- Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.

- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh, trong sáng.

Tục ngữ: - Chị ngã em nâng - Máu chảy ruột mềm

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Ca dao: - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần 3. Tiến trình bài dạy.

A. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

* Phương thức hoạt động

- Phương tiện, tư liệu: băng hình, hình ảnh, máy chiếu

- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời

(16)

- Hình thức: cá nhân - Thời gian: 4 phút - Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh nghe giáo viên kể chuyện và trả lời câu hỏi

GV: Dùng bảng phụ để giới thiệu mẩu chuyện sau:

* Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc mừng cô giáo Mai nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nữa, nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè, cô giáo Mai ra mở cửa. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm một bó hoa. Cô giáo Mai ngạc nhiên nhìn anh lính, rồi cô nhận ra đó là một em học trò cũ tinh nghịch đã có lần vô lễ với cô. Người lính nắm đôi bàn tay cô giáo, nước măt rưng rưng với niềm hối hận về lỗi lầm của mình và xin cô tha thứ.

* Gọi 1 hs kể lại câu chuyện bó đũa Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Câu chuyện thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì?

? Câu chuyện thứ 2 muốn gửi gắm chúng ta điều gì?.

Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời

Câu chuyện thứ nhất : tình cảm của anh lính thật sâu nặng vẫn nhớ về cô, ân hận vì đã vô lễ với cô.

- Câu chuyện thứ 2 lời nói giáo dục về tinh thần đoàn kết anh em của người cha giáo dục cho các co mình.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.

- Câu chuyện thứ nhất nói về Thầy cô giáo là người đưa chúng ta sang sông, cập bến bờ tri thức. Tình cảm tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa tới nay của người Việt Nam

- Câu chuyện nói về tinh thần đoàn kết tương trợ.

GV: Qua hai câu chuyên trên thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng cả hai câu chuyện cho chúng ta thấy rằng trong cuộc sống dù ở trong lĩnh vực nào thì giữa con người với con người luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Vậy mối quan hệ giữa thầy trò, anh em với nhau là như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học.

* Sản phẩm mong đợi: HS trả lời được câu hỏi theo nhiệm vụ được giao.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Lắng nghe, quan sát và đàm thoại, thảo luận tìm hiểu phần truyện đọc bài đoàn kết tương trợ

* Mục tiêu:Bước đầu hình thành cho HS khái niệm về tôn sư trọng đạo

* Phương thức hoạt động:

- Phương tiện, tư liệu: câu chuyện, máy chiếu

1. Truyện đọc:

“Một buổi lao động”

(17)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hình thức: thảo luận nhóm:

- Phương pháp: thảo luận nhóm;

- Kĩ thuật: thảo luận, trình bày một phút - Thời gian: 7 phút.

- Tiến trình hoạt động:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ - Gọi 1 HS dẫn truyện sgk.

Giải thích: Tương trợ hay hỗ trợ, trợ giúp.

GV: Hướng dẫn học sinh bằng cách phân vai.

+ Một hs đọc lời người dẫn truyện + Một hs đọc lời lớp trưởng 7A + Một hs đọc lời lớp trưởng 7B

* Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề.

GV: Hướng cho hs thảo luận nhóm.

* Nhóm 1: Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã

gặp phải khó khăn gì?

* Nhóm 2: Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn lớp 7B đã làm gì?

* Nhóm 3: Hãy tìm những câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp?

* Nhóm 4: Tại sao lớp 7B lại giúp lớp 7A san đất?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Bước 3: Trao đổi thảo luận

- Các nhóm thảo luận cử thư kí viết vào phiếu học tập, hết thời gian các nhóm cử đại diện trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét Định hướng trả lời:

* Nhóm 1:

- Lớp 7A chưa hoàn thành công việc.

- Khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ.

* Nhóm 2: Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn lớp 7B đã làm gì?

- Các bạn lớp 7B đã sang làm giúp các bạn lớp 7A

* Nhóm 3: Hãy tìm những câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp?

- Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm…!

- Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai lớp người cuốc, người đào,

người xúc đất đổ đi. *. Nhận xét

(18)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình

* Nhóm 4: Tại sao lớp 7B lại giúp lớp 7A san đất?

- Cùng là bạn trong trường.

+ Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức

GV quan sát, đánh giá hoạt động học của HS

GV : Nhân dân ta cùng đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Cùng đắp đê ngăn lũ, trồng cây giữ gìn vệ sinh môi trường,…

* Sản phẩm mong đợi:

Báo cáo kết quả hoạt động của HS theo nhiệm vụ được giao.

Tôn trọng, yêu thương, hòa bình, trách nhiệm, đoàn kết

=> Giúp đỡ bằng việc làm cụ thể.

Các bạn vui vẻ, thân mật, cùng làm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

* Chốt nội dung bài học:

? Theo em đoàn kết là gì?

- Đoàn kết là hợp sức trung sức thành một khối để tiến hành một việc gì đó?

? Tương trợ là gì?

- Tương trợ là sự (hỗ trợ giúp đỡ): Sự giúp đỡ bằng sức lực, tiền bạc.

=> Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể

giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

? Theo em, vì sao chúng ta phải sống có sự đoàn kết, tương trợ?

- Trong cuộc sống học tập, lao động vui chơi, giải trí, con người luôn có các mối quan hệ với nhau.

? Đoàn kết tương trợ có phải là a dua, kéo bè kéo cánh không? Em hãy giải thích vì sao?

- Đoàn kết tương trợ trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm

2. Nội dung bài học a. Khái niệm:

- Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể

giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

- Trong cuộc sống học tập, lao động vui chơi, giải trí, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.

- Đoàn kết tương trợ không phải là sự kết bè kéo cánh, a dua hoặc bao che cho cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.

(19)

nên sự nghiệp chung.

+ không phải là sự kết bè kéo cánh, a dua hoặc bao che cho cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.

Yêu cầu hs chơi trò tiếp sức: 3 phút theo 3 nhóm

? Em hãy kể những biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống?

(liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công?) Nhân dân ta đoàn kết chống giặc Pháp, Mĩ xâm lược.

- Nông dân đoàn kết, tương trợ chống hạn hán, lũ lụt.

- Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

- Một tập thể thân ái, hòa, thuận, không có xích mích, bất hòa.

? Em hãy kể những việc làm của em, của các bạn lớp em, trường em đã

đoàn kết, tương trợ nhau trong học tập, trong cuộc sống?

- Khi có bài tập khó, chuyển cho nhau cùng làm, đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ ủng hộ bạn nghèo.

* Kĩ năng rèn luyện sự cảm thông

? Bản thân em sẽ thể hiện tình đoàn kết tương trợ bằng cách nào?

- Quan tâm giúp đỡ mọi người khi khó khăn.

- Có quan hệ thân ái trong tập thể lớp, đối xử bình đẳng với bạn bè.

- Không riềng rích lôi kéo, chia bè chia phái, không lôi kéo nhau vào những việc xấu như chơi bời, bao che khuyết điểm của bạn

? Đối với những hành vi thể hiện sự đòan kết tương trợ và hành vi gây

b. Biểu hiện:

- Biết thông cảm chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

VD:

- Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

- Học sinh giúp nhau tiến bộ trong học tập.

(20)

mất đoàn kết, em có thái độ như thể nào?

- Quí trọng sự đoàn kết mong muốn được giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết, nói xấu người khác, chia rẽ bè phái.

? Theo em, đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào?

+ Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quí.

+ Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.

+ Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.

GV: Chúng ta thấy đấy, sức mạnh của tập thể đoàn kết có thể làm nên những việc thật lớn lao. Trong cuộc sống, chúng ta cần có sự đoàn kết,tương trợ lẫn nhau để dễ dàng vượt qua mọi khó khăn. Vì tương trợ, đoàn kết chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta qua bao cuộc đấu tranh trong lịch sử nước nhà.

* Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

? Em nêu hiểu biết của mình về câu nói:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công thành công, đại thành công.

Sức mạnh đoàn kết, nhất trí ,đảm bảo mọi thuận lợi thành công. Câu nói của Bác là lời dạy, nhấn nhủ toàn thể mọi người từ những việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày đến việc đoàn kết của dân tộc đều tạo sức mạnh lớn, sức mạnh kì diệu để đi đến thành công.

c. Ý nghĩa:

+ Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quí.

+ Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.

+ Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.

(21)

? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào?

- HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học thực tiễn.

GV nhận xét đánh giá: liên hệ chủ đề năm học, phong trào của trường.

?Chúng ta thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ trong gia đình như thế nào?

- Hoà thuận,giúp đỡ mọi người trong gia đình

? Trong nhà trường chúng ta thể hiện tinh thần đoàn kết,tương trợ ra sao?

- Giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

? Ngoài xã hội chúng ta thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ như thế nào?

- Đoàn kết ,giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn.

? Nêu hành vi trái với đoàn kết, tương trợ và hậu quả của nó?

- Đoàn kết >< chia rẽ.

-Tương trợ >< ích kỉ

- Không chung lòng, chung sức, không giúp đỡ nhau làm việc.

?Kể một số việc làm và phong trào thể hiện sự đoàn kết tương trợ?

- Cùng đoàn kết để bảo vệ thiên nhiên.

- Cùng đoàn kết chung tay ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt?.

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH, TƯƠNG TRỢ

* Củng cố

GV giao nhiệm nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 tổ, phát và yêu cầu HS về nhà tự hoàn thiện Phiếu học tập:

+ Tổ 1, 3: Phiếu học tập số 1 + Tổ 2,4: Phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 1: ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ

* Đoàn kết tương trợ

(22)

là...

...

...

...

...

*Biểu hiên: ……….

…………

……….

………

……….………

* Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ.

………

….……….

…………

………

*.Trách

nhiệm………

….………..

………

………

* Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị cho tiết 6

* Hướng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc bài, làm hết những bài tập về nhà.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thựcc tế cuộc sống

CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC (Tiết 3)

Luyện tập, vận dụng, mở rộng, nâng cao.

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu nội dung bài học làm bài tập

- Học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức để xử lí tình huống và giải quyế vấn đề 2. Kĩ năng

- Kĩ năng suy ngẫm hồi tưởng

- Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau.

3. Thái độ:

- Quý trọng sự đoàn kết tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết của người khác.

(23)

4. Định hướng năng lực được hình thành..

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực nhận thức, đánh giá tự điều chỉnh hành vi.

* Năng lực chuyên biệt:

- Phẩm chất: Nhận thức được việc làm tô sư trọng đạo và đoàn kết tương trợ.

- Vận dụng ở một mức độ nhất định trong thực tế cuộc sống.

II. Tài liệu phương tiện:

1. Giáo viên:

- SGK, soạn bài theo chuẩn KTKN

- Câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu.

- Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

Lời dạy của Bác về Đoàn kết

- Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về cùng chủ đề;

- Những tình huống, câu chuyện có liên quan đến chủ đề trong thực tế.

2. Học sinh:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy Ao, bút dạ;

- Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm kiếm một số thông tin liên quan đến nội dung đã học;

- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ liên quan tới chủ đề.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Phương pháp giảng giải, đối thoại.

- Phương pháp nêu vấn đề, nêu gương.

- Phương pháp trực quan.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não

- Kĩ thuật nêu vấn đề, thảo luận nhóm . - Kĩ thuật xử lí tình huống.

IV. Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A 24 / 10 /2020

7B 19 / 10 /2020

7C 21 / 10 /2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 3. Tiến trình bài dạy.

*. Hoạt động 1: Vận dụng, sáng tạo.

(24)

- Mục tiêu: HS vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống, vẽ sơ đồ tư duy….

- Phương tiện, tư liệu: Giấy A4, bút dạ - Phương pháp: hoạt động nhóm, - Kĩ thuật: động não, lược đồ tư duy - Thời gian: 7phút.

HS treo tranh vẽ với chủ đề:(Đoàn kết- Yêu thương con người) HS các nhóm nhận xét tranh.

? Kết hợp quan sát tranh cùng với những kiến thức em đã được tìm hiểu trong chủ để này theo em trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có cần quan tâm, đoàn kết, tôn trọng với mọi người xung quanh hay không??

Gợi ý trả lời: Đoàn kết- Yêu thương con người sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách bản thân giúp chúng ta biết quan tâm tới mọi người và giúp chúng ta sống có ích hơn.

4. Củng cố:

Tổ chức trò chơi: kể chuyện tiếp sức Cách chơi như sau:

Gv chia lớp làm 2 tổ mỗi HS viết một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ra bảng phụ nói về Yêu thương con người và đoàn kế tương trợ nếu tổ nào viết được nhiều thì tổ đó thắng.

GV: Kết luận toàn bài:

Đoàn kết- Yêu thương con người là đức tính cao đẹp, là truyền thống của dân tộc. Biết tôn trọng, sống đoàn kết, tương trợ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn kết, tương trợ cùng với Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay Đảng và nhân dân ta vẫn nêu cao truyền thống tốt đẹp đó. Tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác còn là nguyên tắc đối ngoại - là nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng ta cần rèn luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ phê phán sự chia rẽ. Một xã hội tốt đẹp, bình yên cần đến tinh thần đoàn kết tương trợ.

5. Hướng dẫn học ở nhà

* Hướng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc bài, làm hết những bài tập về nhà.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

* Chuẩn bị bài mới:

* Chuẩn bị bài: bài 6; Tôn sư trọng đạo

- Đọc trước bài và tự trả lời các câu hỏi gợi ý trong phần truyện đọc - nghiên cứu trước nội dung bài học

- tìm hiểu 1 câu ca dao, tục ngữ về tton sư trọng đạo V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Mỗi đội viên trong chi đôi hãy làm tốt đợt quyên góp “ quần , áo, sách vở giúp đỡ các bạn vùng khó khăn do đoàn đội phát đông” Thể hiện tình thương yêu con người với

Th tõ, tµi s¶n cña mçi ng êi thuéc vÒ

Lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện sự tôn trọng mọi người và tôn trọng chính bản thân mình..

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người

Khi đến nhà phải gõ cửa, bấm chuông và chào hỏi người lớn... Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi

• Thư từ, tài sản của người khác là ……… mỗi người nên cần được tôn trọng.. Xâm phạm chúng là việc làm vi

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác..

Điền những từ bí mật,pháp luật ,của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:.. -Thư từ ,tài sản của người