• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 23

Ngày soạn: 17. 2. 2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2017 Tập đọc

CHỢ TẾT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng một vài câu thơ yêu thích.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu đọc đoạn bài: Sầu riêng và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv yêu cầu đọc nối tiếp các khổ thơ - Quan sát, sửa sai

- Yêu cầu đọc chú giải.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c.Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm bài thơ để trả lời:

- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp thế nào ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc thầm cả bài cho biết: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao ?

- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có dáng vẻ gì chung ?

Gv tiểu kết bài.

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs nối tiếp đọc theo khổ thơ.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải - Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:

- Mặt trời nhô lên đỏ dần, dải mây trắng, sương trắng rỏ đầu cành, núi đồi làm duyên, uốn mình trong chiếc áo the xanh.…

Khung cảnh nên thơ của chợ Tết - Những thằng cu áo đỏ: chạy lon xon.

Những cụ già: lom khom. Cô yếm thắm: che môi cười lặng lẽ. Em bé: nép đầu bên yếm mẹ.

- Ai ai cũng vui vẻ, phấn chấn trong không khí nhộn nhịp, tưng bừng của ngày Tết.

Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của

(2)

- Tìm từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc của bài ?

- Nêu nội dung chính của bài ? - Ghi ý chính

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS…

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo khổ thơ - Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”.

- Yêu cầu đọc thầm, nhẩm thuộc những câu thơ mà mình thích

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có cảm nhận gì về chợ Tết ở miền trung du ?

*BVMT: GV liên hệ giáo dục Hs ý thức BVMT…

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

người dân quê.

- Trắng, đỏ, xanh, tím.

- Bức tranh giàu màu sắc và vô cùng sinh động của phiên chợ Tết vùng...

- Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Hs nêu cách đọc.

- Hs đọc thể hiện - thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn

- Hs nhẩm đọc thuộc bài - thi đọc.

- Hs trả lời

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.

2.Kĩ năng: Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

3.Thái độ: Hs tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ? So sánh phân số với 1?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(10’) So sánh hai phân số:

- Gv giúp đỡ những Hs.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- 1 Hs làm bảng phụ.

(3)

- Nhận xét, chữa bài - Gv củng cố bài

- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ?

Bài tập 2(9’): So sánh phân số với 1:

Yêu cầu hs tự làm

- Gv nhận xét, củng cố bài.

- Nêu cách so sánh phân số với 1 ?

Bài tập 3(10’): Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn

- Muốn sắp xếp được theo yêu cầu bài, ta phải làm gì ?

- Gv nhận xét, củng cố bài: Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ?

3.Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ? So sánh phân số với 1

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà nắm chắc cách qui đồng mẫu số các phân số. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét, đánh giá.

5

3 > 15; 109 < 1010 ; 1713 < 1715; - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập. Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét, bổ sung.

41 < 1; 73 < 1;

5

9 > 1;

3 7> 1;

1415 < 1; 1616 = 1; 1411> 1;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- So sánh các tử số và sắp xếp..

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

a, Vì 1 < 3 và 3 < 4 nên ta có:

5 1 ;

5 3;

5 4 ;

b, Vì 5 < 6 và 6 < 8 nên ta có:

75 ; 76 ; 78 ; Phần c, d làm tương tự.

- Hs trả lời

Khoa học

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (trống, còi, ...

2.Kĩ năng:- Sử dụng âm thanh hợp lý.

3.Thái độ:Ý thức học tạp tốt.

*BVMT: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với đời sống con người=>có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn….

(4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 3 chai giống nhau. Đài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tại sao tai ta nghe đựơc âm thanh ? - Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động1(10’):Ích lợi của âm thanh trong cuộc sống

- Gv chia nhóm yêu cầu Hs quan sát hình trong Sgk tr. 86, ghi lại ích lợi của âm thanh.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

* Gv kết luận: Sgk

-Nêu âm thanh thích nghe và không thích nghe ?

* K/l: Sgk

Hoạt động 2(9’): ích lợi của việc ghi âm thanh

Em thích nghe bài hát nào?Do ai trình bày ?

- Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh ? - Gv theo dõi, hướng dẫn.

* K/l: Sgk

Hoạt động 3(10’): Trò chơi làm nhạc sĩ - Yêu cầu Hs đổ nước vào chai ở các mức khác nhau rồi so sánh âm thanh của chúng - Gv nhận xét, đánh giá.

* K/l: Sgk

3.Củng cố, dặn dò(5’)

Em thường nghe thấy những âm thanh nào trong cuộc sống ? Âm thanh dùng để làm gì?

*BVMT: Ảnh hưởng của tiếng ồn đói với đời sống con người=>có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn….

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo dõi Sgk, thảo luận theo nhóm

- Hs báo cáo kết quả thảo luận.

- Học sinh báo cáo và nêu lí do thích hoặc không thích.

Làm việc cả lớp.

- Hs suy nghĩ, trao đổi ý kiến với bạn bên cạnh.

- Học sinh thực hiện.

- Thi đua phát hiện, biểu diễn.

Giao tiếp, báo hiệu...

____________________________________________

(5)

Đạo đức

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trìng công cộng.

2.Kĩ năng: Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.

*BVMT: Cần phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng…

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Lịch sự với mọi người xung quanh có tác dụng gì ? Em đã làm gì để thể hiện lịch sự với mọi người ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(9’): Xử lí tình huống - Gv nêu tình huống như trong Sgk.

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu Hs thảo luận, đóng vai, xử lí tình huống.

Nếu là Thắng em sẽ làm gì?

*BVMT: Gv nhận xét, kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2(8’): Bày tỏ ý kiến.Bài tập1 - Yêu cầu thảo luận theo cặp, bày tỏ ý kiến về các hành vi.

- Nhận xét

- Vậy để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì?

- Gv kết luận: Mọi người dân .. đều phải có trách nhiệm....

Hoạt động 3(8’): Liên hệ thực tế

- Kể tên các công trình công cộng mà

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

.

- Hs theo dõi.

- Hs về nhóm của mình, đóng vai xử lí tình huống.

- Đại diện Hs lần lượt lên trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 Hs đọc ghi nhớ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận theo cặp.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Có ý thức bảo vệ của chung, không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng tài sản chung…

(6)

em biết? Em hãy đề ra 1 số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó?

- Gv nhận xét kết luận: Công trình công cộng là những công trình mang tính văn hoá, phục vụ chung cho tất cả mọi người, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

*QTE: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng ?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Vn sưu tầm những bài thơ, bài hát khuyên chúng ta phải biết quí trọng và bảo vệ các công trình công cộng.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhà văn hoá, bảo tàng, chùa Yên Tử...

Không vứt rác bẩn, không khắc tên...

.

- Có ý thức để bảo vệ của chung

_______________________________________________________________________

Ngày soạn: 18.2.2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2017 Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học

- Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến Cái đẹp.

2.Kĩ năng: Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tinh, phông chiếu,máy tính bảng, từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Chọn câu thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?

A) Loan đang học bài.

B) Thời tiết hôm nay đẹp.

C) Trên sân trường, các bạn đang chơi nhảy dây.

C) Mẹ tôi đi chợ.

- Gv gủi bài về máy tính bảng HS.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- Hs đọc yêu cầu, chọn đáp án đúng, gửi đáp án đúng về máy chủ.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

(7)

b. Hướng dẫn làm bài Bài tập 1(6’): Tìm các từ

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm 4, thi tìm từ thể hiện vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của con người.

- Gv cho học sinh sử dụng từ điển.

Gv củng cố bài.

Bài tập 2(6’): Tìm các từ:

a, Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

b, Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

- Gv cho hs sử dụng từ điển để tìm từ, lưu ý các em chọn từ cho phù hợp.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3(6’): Đặt câu

- Yêu cầu Hs suy nghĩ đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

Bài tập 4(7’): Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào cột B.

- Hs tự làm bài

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi để báo cáo kết quả

- Nhận xét, kết luận

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền….

3.Củng cố, dặn dò(4’):

Đọc các câu thành ngữ, tục ngữ nói cái đẹp

*BVMT: GVliên hệ thực tế GDHS ý thức BVMT…

- Gv nhận xét giờ học. Tuyên dương hs - Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh trao đổi theo nhóm, cử thư kí ghi lại các từ.

- Đại diện các nhóm cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài: đẹp, xinh, xinh đẹp, lộng lẫy, yểu điệu, xinh xắn, dịu dàng, ...

- Từ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: thuỳ mị, nết na, lịch sự, tế nhị, chân thực,

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh trao đổi theo cặp làm bài.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp đọc bài làm rồi chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Các em nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Hs chơi trò chơi.

- Lớp nhận xét.

___________________________________________

(8)

Toán

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách qui đồng mẫu số hai phân số đó)

2.Kĩ năng: Củng cố về so sánh hai phân số bằng nhau.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 2 băng giấy được tô màu như Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập 1 VBT.

- Nếu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ? Cách qui đồng mẫu số các phân số - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn so sánh(10’) Ví dụ: So sánh hai phân số

3 2

4 3 ; - Gv đưa ra hai băng giấy và yêu cầu Hs nhận xét:

- Băng giấy thứ nhất được tô màu mấy phần? Băng giấy thứ hai được tô màu mấy phần?

- So sánh phần được tô màu ở hai băng giấy ?

- Hướng dẫn Hs so sánh bằng cách qui đồng mẫu số hai phân số:

23 = 2344 = 128 ; 43 = 4333= 129 ; - So sánh hai phân số cùng mẫu số ? - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

* Qui tắc: Sgk c. Thực hành

Bài tập 1(8’) So sánh hai phân số - Yêu cầu Hs quan sát.

- Gv theo dõi học sinh làm bài.

- 1 Hs lên bảng làm bài tập, 2Hs trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- 1, 2 Hs nhắc lại ví dụ.

Nêu cách so sánh 2 phân số trên (so sánh 2 phân số với 1 và rút ra kết luận

- Hs quan sát hai băng giấy.

- Băng giấy thứ nhất được tô màu 32 ...

- Hs so sánh và nhận xét về số lượng mảng màu được tô ở hai băng giấy.

23< 43 hay 43 > 32 - Hs thực hiện qui đồng mẫu số - 2 học sinh trả lời.

- 1 hs nêu

- Qui đồng mẫu số rồi so sánh 2 tử số của 2 phân số đã qui đồng

- Hs đọc lại.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài, đổi chéo vở kiểm tra cho bạn.

Đáp án

(9)

- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số ?

Bài tập 2(7’): Rút gọn rồi so sánh

- Ngược lại với bài tập 1, để so sánh hai phân số Hs có thể rút gọn phân số.

- Gv làm mẫu cho Hs.

- Gv theo dõi và giúp đỡ nếu cần.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 3:(5’)

- Yêu cầu tóm tắt và giải bài.

Tóm tắt: Mai: 83cái bánh Hoa:

5

2 cái bánh.

Ai ăn nhiều hơn ?

- Gv nhận xét, củng cố bài.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu cách rút gọn và qui đồng mẫu số các phân số ?

- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Ta có: 43 =43xx55 = 152054 = 54xx44 = 1620 Vì: 1520 < 1620 nên 43 < 54 b, 6

5 <

8

7 ; c,

5 2 >

10 3

- 1 hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2HS lên bảng làm; lớp làm bài vào nháp - Hs tự làm bài và chữa.

Đáp án:

a,Ta có: 106 = 106::22 = 5353 < 54 nên

10 6 <

5 4

b, 43126 . Ta có: 126 = 12633= 424

3 >

4 2 nên

4 3 >

12 6 .

- Đọc yêu cầu bài và tóm tắt bài toán.

- Hs tự làm bài rồi chữa bài.

Bài giải

Mai ăn 83= 1540 cái bánh.

Hoa ăn 52 = 1640 cái bánh. Mà 1540< 1640 . Vậy Vậy Hoa ăn nhiều hơn Mai.

- Hs nhận xét

- Hs nêu

____________________________________________________________________

(10)

Ngày soạn: 19.2.2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2017 Kể chuyện

CON VỊT XẤU XÍ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Hs hiểu chuyện: Câu chuyện khuyên ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không nên lấy mình làm chuẩn khi đánh giá người khác.

2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng nói: Nghe cô giáo kể, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước, bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể, lắng nghe kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ:- Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ. Tập truyện cổ An - đéc - xen

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Gv kể chuyện(8’) - Gv kể chuyện lần 1

- Gv kể chuyện lần 2 + kết hợp chỉ tranh minh hoạ.

c. Hướng dẫn hs kể chuyện(10’) - Yêu cầu Hs đọc bài 1:

- Gv treo 4 bức tranh minh hoạ trên bảng (chưa theo thứ tự) và yêu cầu sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs nếu cần.

Thứ tự đúng: 3 - 1- 2 - 4 - Gv chốt lại nội dung các tranh.

Tr 2: Vợ chồng thiên nga gửi con cho vịt mẹ chăm sóc giúp.

Tr 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con hắt hủi.

Tr 3: Vợ chồng thiên nga xin lại con.

Tr 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn

- 2 Hs kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe + quan sát tranh minh hoạ Sgk.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi sắp xếp lại các tranh cho đúng thứ tự.

- Hs nối tiếp nêu nội dung từng tranh minh hoạ.

(11)

vịt con ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

d.Thực hành kể chuyện(12’)

- Kể chuyện trong nhóm: Gv chia nhóm gồm 4 em, yêu cầu Hs kể từng đoạn.

- Thi kể chuyện trước lớp.

Gv theo dõi, đưa ra các tiêu chí để các em nhận xét.

- Qua câu chuyện: Con vịt xấu xí, An đéc xen muốn khuyên chúng ta điều gì ?

- Gv nhận xét, đánh giá

*QTE:GV liên hệ thực tế GDHS…

3.Củng cố, dặn dò(4’)

*BVMT: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs kể chuyện trong nhóm, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện 2 nhóm thi kể trước lớp, trả lời các câu hỏi của các bạn - Lớp nhận xét.

- Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, phải biết yêu thương người khác.

Không nên lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay, người hiểu chuyện nhất.

- 1 hs trả lời

________________________________________________

Chính tả( Nhớ - viết) CHỢ TẾT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu dễ lẫn s / x, ưc / ưt điền vào các ô trống.

2.Kĩ năng: Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài: Chợ Tết.

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gv đọc cho Hs viết: lên non, lung linh, núi non, lớn lên

- Gv nhận xét 2.Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn nhớ - viết(20’)

- Yêu cầu Hs đọc thuộc 11 dòng đầu của bài: Chợ Tết

- Mỗi người đến chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao ?

- 2 Hs lên bảng viết bài, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

.

- 2 Hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu của bài: Chợ Tết.

- Thằng cụ áo đỏ: chạy lon xon, cụ già chống gậy … Cô yếm thắm che môi

(12)

- Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Đọc cho Hs viết: lon xon, nóc nhà gianh, viền trắng, lặng lẽ, ..

- Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi viết...

Lưu ý Hs: cách trình bày bài.

- Tổ chức cho Hs viết bài - Quan sát,nhắc nhở Hs viết - Gv đọc lại bài cho Hs soát lỗi.

- Gv thu 5 bài nhận xét.

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho Hs.

- Gv nhận xét, rút kinh nghiệmchung.

c. Hướng dẫn làm bài tập(10’) Bài tập 2a : Điền từ vào ô trống

- Yêu cầu Hs đọc gợi ý để điền từ vào ô trống hoàn chỉnh truyện vui: “Một ngày và một năm”.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Truyện gây cười cho người đọc ở chỗ nào ?

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Lưu ý khi viết s/x

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm.

- Hs tìm.

- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp - Hs nêu

- Hs đọc lại bài viết 1 lần.

- Hs viết bài - Soát lỗi.

- Đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm.

- Hs tự làm, 1Hs làm bảng phụ.

- Lớp đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hoạ sĩ ngây thơ tưởng rằng vẽ bức tranh mất cả ngày là công phu mà không hiểu rằng tranh của Mác xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho….

_____________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về cách so sánh hai phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh phân số.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu hs làm bài tập 2.VbT

- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu - HS nhận xét.

(13)

a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn luyện tập

Bài tập 1(7’): So sánh hai phân số - Yêu cầu Hs quan sát nhận xét từng trường hợp các phân số cùng mẫu số hoặc khác mẫu số rồi tìm cách so sánh cho phù hợp.

Nhận xét, chữa bài

- Gv củng cố bài: Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ta làm như thế nào?

Bài tập 2(10’) so sánh phân số bằng 2 cách khác nhau

- Em hãy nêu 2 cách so sánh ? + Qui đồng mẫu số hai phân số.

+ Dựa vào tử số và mẫu số của phân số rồi so sánh phân số với 1.

- Gv giúp đỡ Hs nếu các em còn lúng túng.

- Gv củng cố bài:Cách so sánh hai phân số khác mẫu số ? so sánh phân số với 1 Bài tập 3(8’): So sánh 2 phân số cùng tử số

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Gv hướng dẫn mẫu.

Mẫu: So sánh 5474

Ta có: 54 = 5477= 352874 = 7455=

35 20 ; vì

35 28 >

35 20 nên

5 4 >

7 4 ;

NX: Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm vào bảng phụ.

- Lớp làm vào vở bài tập, nhận xét bài Đáp án:

8

5< 87 ;

15

2554 ta có 54 = 5433 =

15 12

Ta có 1215<

15 25 nên

15 25 > 54

- Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs nêu hai cách làm bài.

- Hs làm bài vào vở , 1 Hs làm giấy - Hs báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

a, 7887 ; C1: Qui đồng mẫu số 2 phân số 7

8

8 7 ;

7 8 =

8 7

8 8

=

56 64 ;

8 7 =

7 8

7 7

=

56 49

56 64 >

56 49 nên

7 8 >

8 7 ;

C2: Ta có: 78 > 1 (vì tử số > mẫu số ); 87 <

1 hay 1 > 87 ( vì tử số < mẫu số). Từ 78 >

1 và 1 > 87 ta có: 78 > 87 ;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs chú ý theo dõi Gv làm mẫu.

(14)

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4: (5’)

Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Gv thống nhất kết quả.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Muốn so sánh hai phân số có cùng tử số, hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Hs vận dụng vào làm bài tập - báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

119 > 149 ; 98 > 118 ; Hs tự làm

Đáp án:

a, 74 ; 75 ; 76 ; b, 32 ; 43 ; 65;

Tập đọc HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh SGK, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc những câu thơ yêu thích trong bài thơ Chợ Tết + trả lời câu hỏi 1, 3.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là

- Hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- Đọc thầm

- Vì hoa phượng là loài cây rất gần gũi,

(15)

“hoa học trò”?

- Đọc thầm cả bài và cho biết Hoa phượng có vẻ đẹp gì đặc biệt ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Màu của hoa phượng thay đổi như thế nào qua thời gian ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Hãy nói cảm nhận của em sau khi học bài văn ?

- Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn:

“ Phượng không phải ...

.. đậu khít nhau”.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có yêu hoa phượng không ? Hoa phượng để lại cho em những ấn tượng gì qua bài học này ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng ở sân trường...

- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui, ...

Vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu.

Dần dần, số hoa tăng màu phượng cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên

Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian

- Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng một loài hoa gần gũi và thân thiết với tuổi học trò.

- Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Nêu cách đọc, nhấn giọng, ngắt nghỉ..

- Hs đọc thể hiện.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

- 1 hs trả lời

_____________________________________________

Thực hành kiến thức Toán LUYỆN TẬP: TIẾT 1 – TUẦN 22

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về phân số: Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số và so sánh các phân số

2.Kĩ năng: Kĩ năng rút gọn phân số, nhận biết phân số tối giản.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực luyện tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tìm phân số bằng với phân số 4 ; 7 - 2 Hs lên bảng làm

(16)

7 4 - Nêu cách rút gọn phân số?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(7’): Rút gọn phân số - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài

- Củng cố cách rút gọn phân số Bài tập 2(7’): Quy đồng mẫu số - Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv theo dõi uốn nắn .

- Nhận xét, chữa bài

- Gv củng cố về cách quy đồng mẫu số các phân số

Bài tập 3(5’): So sánh - Yêu cầu Hs làm - Nhận xét, chữa bài

- Củng cố về cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số

Bài tập 4(5’)

- Gv nêu yêu cầu bài - Cho HS làm bài - Nhận xét, chữa bài

- Củng cố về cách so sánh phân số với 1 Bài tập 5 (5’)

- Cho Hs đọc yêu cầu bài toán - Cho Hs làm bài, chữa bài.

- Gv nhận xét, chốt đáp án đúng.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Cách rút gọn phân số?cách quy đồng mẫu số các phân số, So sánh 2 phân số?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà nắm chắc cách rút gọn phân số, cách quy đồng mẫu số các phân số.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm. 2 Hs làm bảng - Nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm bài.

- Hs nêu kết quả và giải thích cách chọn mẫu số phần b.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm bài - 1 hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

______________________________________________________________________

Ngày soạn: 20.2.2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

(17)

1.Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh hai phân số có cùng tử số, tính chất cơ bản của phân số.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS 3.Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 HS nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số, cùng mẫu số.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1:(7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.

- Gọi 1 hs nêu cách làm.

- Nhận xét

- Cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- Cách so sánh 2 phân số cùng tử số?

- Muốn so sánh 1 phân số với 1 có mấy cách? Như thế nào?

Bài tập 2: (6’)

- HS đọc đề bài. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện 2 nhóm dán phiếu kết quả và nêu lí do

- GV nhận xét.

- Làm thế nào viết được phân số lớn hơn 1?

- 1 HS lên bảng trả lời.

- Hs nhận xét

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.

14 9 <

14 11;

25 4 <

23 4 ;

15 14<1

9 8=

27 24;

19 20>

27 20; 1 <

14 15

- HS trình bày cách làm.

- Hs nêu - Hs nhận xét

- HS làm bài theo nhóm đôi trong Với 2 số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:

a) Phân số bé hơn 1:

5

3(tử số nhỏ hơn mẫu số)

b) Phân số lớn hơn 1:

3

5( mẫu số < tử số)

- Hs nhận xét - Hs nêu

(18)

Phân số bé hơn 1?

Bài tập 3:(8’)

- GV treo bảng phụ, HS đọc đề bài.

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - GV chốt kết quả đúng.

- Để sắp xếp đúng thứ tự các số, em làm như thế nào?

* Kết luận: So sánh và xếp thứ tự các phân số theo qui tắc so sánh các phân số có cùng tử số.

Bài tập 4:(8’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn cách rút gọn phân số khi tử số và mẫu số có các thừa số giống nhau.

- Yêu cầu hs làm vào vở. 2 hs làm trên bảng lớp.

- Nhận xét, kết luận

* Kết luận: Khi Tử số và mẫu số của 1 phân số tồn tại ở dạng tích các thừa số có thể rút gọn dần để tính cho thuận tiện hơn.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Gọi HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc đề bài: Viết các phân số từ bé đến lớn.

- HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc kết quả BT.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a) 11 6 ;

7 6;

5 6

b) Rút gọn:

8 3 32

;12 4 3 12

; 9 10

3 20

6 ;

c) Kết quả: ;

12

; 9 32

;12 20

6

- 1 hs trả lời

- Tính:

a) 3

1 6 2 6 5 4 3

5 4 3

2

x x x

x x x

b) 1

5 3 4 3 2

5 4 2 3 3 15 4 6

5 8

9

x x x x

x x x x x

x x x

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu

Tập làm văn

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát.

- Bước đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

2.Kĩ năng: Ghi lại được các ý quan sát về 1 cây em thích theo 1 trình tự nhất định.

3.Thái độ: Hs có thói quen dung từ đặt câu hay.

(19)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc dàn bài tả cây ăn quả theo một trong hai cách đã học.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’) Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Luyện tập

Bài tập 1(12’): Đọc bài: Bãi ngô và Sầu riêng, Cây gạo ...

- Yêu cầu đọc lại bài Sầu riêng và Bãi ngô, Cây gạo

- Yêu cầu trao đổi bàn để trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng và nêu cách làm khác: Tả cả loài cây chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Tả một cây cụ thể chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó, điểm đặc biệt khiến nó khác với những cây cùng loài.

Bài tập 2(13’)

- Gv treo tranh, ảnh một số loài cây.

- Lưu ý: Quan sát một cây cụ thể, ghi lại những gì quan sát được.

- Gv đưa tiêu chí nhận xét:

+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không ?

+ Trình tự quan sát có hợp lí không ? + Sử dụng những giác quan nào để quan sát ?

- Gv nhận xét

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Để quan sát cây cối đạt kết quả tốt ta

- 2 Hs đọc bài.

- Lớp lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- Hs đọc yêu cầu.

- 3 Hs đọc 3 bài

- Trao đổi theo bàn để trả lời câu hỏi.

- Đại diện học sinh phát biểu:

- Cả 2 bài: Sầu riêng, bãi ngô đều là miêu tả về loài cây; Bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể.

- Cách làm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ & sử dụng nhiều giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh, dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá để khắc hoạ sinh động, chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- 1 Hs đọc yêu cầu của bài.

- Hs quan sát kĩ cây mà em chọn.

- Làm việc cá nhân, ghi lại kết quả quan sát.

- 1 Hs làm bảng phụ

- Hs trình bày bài.

- Lớp nhận xét.

- Cần quan sát kĩ sử dụng nhiều giác quan.

(20)

cần quan sát như thế nào ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Khoa học

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết được tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập.;...

- Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn.

2.Kĩ năng: - Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.

- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn.

3.Thái độ; Yêu thích môn học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh ảnh tròn Sgk.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Nêu ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1(5’): Nguồn gây tiếng ồn - Yêu cầu Hs quan sát hình Sgk.

- Nêu các loại tiếng ồn?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(12’): Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống

- Gv chia nhóm, yêu cầu thảo luận về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn.

* Tác hại: ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây mất tập trung trong công việc, học tập

* Biện pháp: đóng cửa, bịt tai...

- Gv kết luận: Bạn cần biết

Hoạt động 3(8’): Những việc nên và không nên làm

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

Hoạt động cá nhân.

- Quan sát hình vẽ - Còi, la hét...

Hoạt động nhóm - Hs quan sát các hình Sgk 88.

- Thảo luận theo yêu cầu rồi ghi lại kết quả. Đại diện báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc.

(21)

- Gv chia nhóm, yêu cầu thảo luận tìm việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn ở lớp, ở nhà, ...

- Gv nhận xét, kết luận.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

*BVMT: Cần phải làm gì để tiếng ồn không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khoẻ con người ?

- Nhận xét giờ học.

- Vn học bài, thực hành hoạt động phòng chống tiếng ồn có hại.

- Chuẩn bị bài sau.

- Thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs trả lời

Luyện từ và câu DẤU GẠCH NGANG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; biết viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

2.Kĩ năng: Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.

3.Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1 .Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc 3 thành ngữ trong bài tập 4.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Nhận xét(11’)

- Yêu cầu Hs đọc đoạn văn

- Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang ? - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Theo em, trong mỗi đoạn văn trên dấu gạch ngang dùng để làm gì ?

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs đọc 3 đoạn văn a, Cháu con ai ?

- Cháu là con ông Thư.

b, Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - Đã bị trói và xếp vào mạng sườn.

Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

(22)

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Vậy dấu gạch ngang có tác dụng gì ?

*Ghi nhớ: Sgk c. Luyện tập

Bài tập(7’): Đọc, ghi câu và nêu tác dụng - Yêu cầu thảo luận nhóm bàn

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Đoạn văn có 3 câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang ?

Bài tập 2(7’): Viết đoạn văn

- Lưu ý Hs đoạn văn em viết phải sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng:

+ Đánh dấu các câu đối thoại.

+ Đánh dấu phần chú thích.

- Gv nhận xét.

- Gv đánh giá, nhận xét chung.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Dấu gạch ngang có tác dụng gì ? - Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Vn chuẩn bị bài sau.

Đoạn b: Đánh dấu phần chú thích (về đuối cá sấu) trong câu.

Đoạn c: Liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện.

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật, liệt kê....

- 2 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận nhóm bàn làm bài tập.

- 1 nhóm làm giấy khổ to.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự viết đoạn đối thoại giữa mình và bố mẹ.

- Đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét.

- Đánh dấu, liệt kê...

______________________________________________

Lịch sử

VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời hậu lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê )

2.Kĩ năng: Nêu tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học

* BVMT: Biết trân trọng, giữ gìn nền văn học và khoa học của nước nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Phiếu thảo luận - Hình trong SGK.

- GV và HS sưu tầm thông tin về các tác phẩm văn học, khoa học về các nhà thơ, nhà khoa học thời Hậu Lê (VD: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi của bài 18. - HS thực hiện yêu cầu.

(23)

- GV nhận xét

- Cho HS Q/S chân dung Nguyễn Trãi và nói những điều hiểu biết về Nguyễn Trãi.

2.Bài mới

a. GVgiới thiệu bài(1’)

Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển giáo dục nên văn hoá và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng.guyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn học và khoa học thời Hậu Lê.

b.Các hoạt động

*Hoạt động 1(10’): Văn học thời Hậu

- HS quan sát chân dung và nói những điều mình biết về Nguyễn Trãi

- Lắng nghe.

-Cho HS hoạt động nhóm với định hướng sau:

- Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.

- HS chia các nhóm, nhận phiếu thảo luận, Sau đó cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu.

*Kết quả thảo luận là:

Phiếu thảo luận Nhóm...

Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê

Tác giả Tác phẩm Nội dung

Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo - Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.

Vua Lê Thánh Tông, Hội Tao đàn

Các tác phẩm thơ - Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua.

Nguyễn Trãi

Ức Trai thi tập Lý Tử Tấn

Nguyễn Húc

Các bài thơ

- Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.

- GV theo dõi các nhón làm việc - Y/C các nhóm báo cáo k/q thảo luận.

- GV nhận xét, sau đó y/c HS dựa vào ND phiếu TLCH:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra kết quả; bổ sung ý kiến.

(24)

- Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng chữ gì ?

- Giới thiệu chữ Hán, chữ Nôm:

Chữ Hán là chữ viết của người Trung Quốc. Khi người Trung Quốc sang xâm lược và đô hộ nước ta họ đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, nước ta chưa có chữ viết nên tiếp thu và sử dụng chữ Hán. Chữ Nôm là chữ viết do người Việt ta sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán.

Việc sử dụng chữ Nôm ngày càng phát triểnqua các tác phẩm của các tác giả, đặc biệt của vua Lê Thánh Tông, của Nguyễn Trãi, ... cho thấy ý thức tự cường của dân tộc ta.

- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kỳ này?

- Nội dung của các tác phẩm thời kỳ này nói lên điều gì ?

=> Như vậy, các tác giả, tác phẩm văn học thời kỳ này đã cho ta thấy cuộc sống của XH thời Hậu lê.

- GV đọc cho HS nghe một số đoạn thơ, đoạn văn của các nhà thơ thời kỳ này

*Hoạt động 2(13’): Khoa học thời Hậu Lê

- Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Một số HS kể trước lớp.

- Một số HS phát biểu ý kiến

- HS nghe. Trình bày hiểu biết về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê mà mình tìm hiểu được.

- Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng sau:

- Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.

- HS chia thành các nhóm, nhận phiếu, đọc cùng SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu.

- Kết quả thảo luận là:

Phiếu thảo luận Nhóm:...

*Các tác giả, tác phẩm khoa học thời Hậu Lê

Tác giả Tác phẩm Nội dung

Ngô Sĩ Liên Đại Việt sử kí toàn thư

- Ghi lại l/sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.

Nguyễn Trãi Lam Sơn thực lực - Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyễn Trãi Dư địa chí - Xác định rõ rành lãnh thổ quốc gia, nêu

(25)

lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân ta.

Lương Thế

Vinh Đại thành toàn pháp - Kiến thức toán học - GV theo dõi các nhóm làm việc

- Y/C các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, sau đó yêu cầu dựa vào nội dung phiếu trả lời các câu hỏi:

- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời Hậu Lê.

- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực trên.

*GV nêu: Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kỳ trước.

- Qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này ?

3.Củng cố dặn dò(4’)

- Cho HS giới thiệu về tác giả, tác phẩm lớn thời Hậu Lê (Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh,....) mà các em đã sưu tầm được.

- GV khen ngợi HS và giới thiệu các em có thể tìm qua một số sách như:

+ Danh nhân đất Việt - Nxb Thanh Niên.

+ Thần đồng nước ta - Nxb Giáo dục

+ Chuyện hay sử cũ - Nxb thanh niên.

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng để cả lớp cùng kiểm tra két quả.

- Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lý, toán học, y học.

- HS phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một tác giả, một tác phẩm.

- Nguyễn Trãi và LêThánh Tông là hai tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này.

__________________________________________

Bồi dưỡng học sinh Tiếng Việt LUYỆN TẬP: TIẾT 1- TUẦN 22

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Miêu tả cây gạo trên biên giới.

(26)

- Củng cố cho HS về câu kể Ai thế nào?

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tốt, vận dụng trong viết văn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đọc chuyện: Bà cụ bán hàng nước chè.

- Câu chuyện nói nên điều gì?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: (12’)Đọc bài văn:"Cột mốc đỏ trên biên giới”

- GV nghe, sửa phát âm, cách ngắt nghỉ cho hs.

- GV Nhận xét - đánh giá

- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?

Bài 2:(9’) Chọn câu trả lời đúng.

- Cho HS làm bài, chữa bài.

a) Bài văn tả những cây gạo ở vùng nào?

b) Câu văn nào dưới …..màu sắc tuyệt đẹp của hoa gạo ?

c) Theo tác giả do đâu những cây gạo có mật ở vùng này…?

e) Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào ?

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài 3:(8’)

Viết các bộ phận câu vào ô thích hợp.

- Cho Hs làm bài, chữa bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Qua bài văn: "Cột mốc … con hiểu được điều gì ?

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc.

- Trả lời - Nhận xét.

- Luyện đọc theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc

- Luyện đọc diễn cảm đoạn cuối - 1 Hs trả lời

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài - Đọc bài làm - Nhận xét.

a) Ở biên giới..

b) Hoa gạo rừng rực cháy …

c) Do cả sự sắp xếp của tự nhiên và con...

d) Vì những cây gạo mọc ở biên giới như...

e) gạo ưa hạn, chịu sáng....

- 1HS đọc yêu cầu.

- Lớp đọc thầm.

- HS thảo luận theo cặp.

- 1 cặp làm giấy khổ to - chữa nhận xét.

- HS giải thích cách làm.

- Hs trả lời

__________________________________________________________________

(27)

Ngày soạn: 21.2.2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp.

- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh các phân số.

- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành và tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.

2.Kĩ năng: Kĩ năng làm tính.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9. Cho ví dụ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1:(6’)

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Lần lượt gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét Bài 2: ( 6’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa bài.

- Gv nhận xét Bài 3: (6’)

- 2 hs nêu.

- Hs nhận xét

- Lắng nghe

- HS làm bài và chữa bài.

a) 2, 4, 6, 8.

b) 0. (Số vừa tìm được (750) chia hết cho 3).

c) 6. (Số vừa tìm được (756) chia hết cho cả 3 và 2).

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở và báo cáo Giải

 Tổng số HS lớp đó là:

14 + 17 = 31 (HS)

 Số HS trai bằng

31

14 HS cả lớp.

 Số HS gái bằng 1731 HS cả lớp.

- Hs nhận xét

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Triều đại ông thịnh vượng hoàn thành những cải cách Chính trị, Kinh tế, Văn hoá.. Ông đã để lại cho đất nước nhiều tác phẩm

+ Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít. Đức

đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp....

Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển giáo dục nên văn học và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng.. Nguyễn Trãi là

HS nắm được thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ, hơn hẳn các triều đại trước; nêu đ ược tên 1 số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.. Hình thành năng lực tự

 Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích học tập là:.. 2 / Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà

- HS trình bày được những hiểu biết của mình về văn học và khoa học thời Hậu Lê - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:.. + NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác,

Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu trong thời kì đó... Tượng đài Nguyễn Trãi (Hà Đông –