• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển về nghĩa của từ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phát triển về nghĩa của từ"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 9 TUẦN 15 (TỪ 13/12/2021 ĐẾN 18/12/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

(ÔN LẠI CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TỪ ĐẦU NĂM ) A. LÝ THUYẾT:

I/ Các phương châm hội thoại.

1/ Phương châm hội thoại về lượng.

 Câu trả lời thiếu thông tin hoặc thừa thông tin

 Vi phạm phương châm về lượng.

Ghi nhớ ( Sgk/9).

2/ Phương châm về chất.

 Không nên nói những điều mình không tin hoặc không có bằng chứng xác thực.

 Vi phạm phương châm về chất.

Ghi nhớ ( Sgk/ 10).

3. Phương châm quan hệ

 Lạc đề

 Vi phạm phương châm quan hệ.

Ghi nhớ ( Sgk/ 21).

4. Phương châm cách thức.

 Cách nói dài dòng, rườm rà, ấp úng, không thành lời, không rành mạch, nói mơ hồ.

 Vi phạm phương châm cách thức.

Ghi nhớ ( Sgk/22).

5. Phương châm lịch sự.

- Thái độ chân thành và tôn trọng người đối thoại

 Phương châm lịch sự Ghi nhớ (Sgk/ 23).

II/ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

 Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Ghi nhớ (Sgk/ 36).

III/ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

Vô ý, vụng về thiếu văn hóa giao tiếp

Cố ý, để ưu tiên cho một phương châm, một điều khác quan trọng hơn hoặc để thẻ hiện hàm ý nào đó.

2/ Ghi nhớ ( Sgk/ 37).

IV/ Cách dẫn trực tiếp.

- Lời nói của nhân vật,ý nghĩ của nhân vật được nhắc lại nguyên văn trong lời người khác.

Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

 Ghi nhớ (Sgk/ 54).

V. Cách dẫn gián tiếp:

- Lời nói của nhân vật,ý nghĩ của nhân vật được nhắc lại và có điều chỉnh cho tích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

* Ghi nhớ: SGK trang 54 VI. Sự phát triển của từ vựng:

(2)

[2]

VI. Tổng kết từ vựng:

1. Từ đơn và từ phức

- Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng, có nghĩa, có khả năng đứng độc lập.

VD: ăn, ngủ, học, bàn,…

- Từ phức là những từ gồm có 2 hoặc nhiều tiếng. Gồm: từ ghép và từ láy VD: xe đạp; học hành; xinh xinh; ăn cơm;…

+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra = cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau: xe đạp, học hành…

+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm: xanh xanh, đo đỏ, tim tím,…

2. Nhận diện từ ghép, từ láy Từ ghép: quan hệ về ngữ nghĩa Từ láy: quan hệ về ngữ âm.

3. Khái niệm thành ngữ

- Thành ngữ là côm từ cố định , khó có thể thêm bớt , thay đổi . Thành ngữ có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.

- Nghĩa của thành ngữ thường được suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên; thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ. . .

4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ - Thành ngữ: b; d; e.

- Tục ngữ: a; c.

4. Khái niệm nghĩa của từ.

- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hiện tượng, tính chất,…) mà từ biểu thị - 2 cách:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.

5 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

Hiện tượng từ nhiều nghĩa là kết quả quá trình chuyển nghĩa của từ .

- Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen) là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác.

- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Để hiểu đúng nghĩa của từ, phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mqh Với những từ khác, câu khác trong vb.

6. Từ đồng âm

Những hình thức phát triển của từ vựng tiếng Việt

Phát triển về nghĩa của từ

ngữ

Phát triển thêm nghĩa (ÂD, HD)

Thay đổi về nghĩa

VD: Vua

Tạo từ mới Mượn từ

Phát triển về số lượng từ

ngữ

(3)

[3]

- Là các từ có mặt âm thanh giống nhau nhưng khác nhau về ý nghĩa. Các nghĩa của từ đồng âm khác xa nhau, không có mối liên hệ gì với nhau.

- Muốn xác định được từ đồng âm, phải dựa vào ngữ cảnh.

VD: - Đường (đi) và đường (ăn);…..

-Lồng (chim) và lồng (ruột chăn),…..

7. Từ đồng nghĩa

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

VD:

- chết – hi sinh; bỏ mạng; từ trần; ...

- trông – nhìn; liếc; dòm;…..

- cho – biếu; tặng;…..

8. Từ trái nghĩa

- Các từ trái nghĩa với nhau là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau theo 1 phương diện nghĩa nào đó.

- VD: dài – ngắn; nóng – lạnh; đen – trắng; (gà) mái – trống;…..

9. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của 1 từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác.

+ Từ ngữ nghĩa rộng là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.

+ Từ ngữ hẹp là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.

10. Trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.

- Một từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau.

Vd: từ “lành” có thể tham gia vào trường từ vựng:

- Trường từ vựng chỉ tính cách con ng: hiền; ác;…..

- Trường từ vựng chỉ tính chất sv: mẻ; vì; rách;…..

- Trường từ vựng chỉ tính chất món ăn: bổ; độc;…..

11. Sự phát triển của từ vựng Các các phát triển từ vựng

- 2 cách: + Phát triển nghĩa của từ.

+ Phát triển số lượng từ ngữ.

- 2 cách: + Tạo từ ngữ mới.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

- Phát triển nghĩa của từ: (dưa) chuột; (con) chuột.

- Tạo từ ngữ mới: thư điện tử; sách đỏ; thị trường tiền tệ; truyền hình cáp; vệ tinh;…

- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: Intơnet; Emai; SARS; AIDS; APEC;…

12. Từ mượn

- Là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị những svật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

13. Từ Hán Việt

- Là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng trong cách dùng từ của TV.

14. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

- Là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các vb khoa học, công nghệ.

- Là những từ chỉ được dùng trong phạm vi: gc; tầng lớp (nhóm người) trong xh.

15. Trau dồi vốn từ

(4)

[4]

Các cách trau dồi vốn từ - 2 cách:

+ Nắm cxác nghĩa của từ và cách dùng từ + Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết.

16. Từ tượng thanh và từ tượng hình:

- Từ tượng hình : Là những từ có khả năng gợi tả hình ảnh, dáng, vẻ trạng thái của sự vật.

VD : hì hục; rón rén; lênh khênh;…

- Từ tượng thanh:Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con ng. VD : ầm ầm; ào ào;

vù vù; lọc cọc;.

17 Một số phép tu từ từ vựng:

Khái niệm:

- So sánh: Là đem sự vật, sự việc này đối chiếu Với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

- Có 2 loại:

+ So sánh ngang bằng ( Mặt trời xuống biển như hòn lửa).

+So sánh không ngang bằng (Long cao hơn Nam).

- Ẩn dụ : Là phương thức lấy tên gọi sự vật, hiện tượng này = tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng Với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ”.

- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này = tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi Với nó nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm.

VD : “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

- Nhân hóa: Là dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của con ng để miêu tả những sự vật, con vật không phải là người hoặc để xưng hô, để gọi chúng.

VD: “Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được MT để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

- Nói giảm, nói tránh: Là 1 biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

VD: “Cụ ấy qua đời rồi”.…

- Điệp ngữ: Là những từ ngữ được lặp lại có ý thức để nhấn mạnh ý, gây ấn tượng ở người đọc, người nghe.

- Chơi chữ : Là biện pháp tu từ lợi dụng các đặc điểm, về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo ra những cách hiểu thú vị, bất ngờ.

VD: “Đi cưa ngọn về cũng cưa ngọn”.

B. LUYỆN TẬP.

Câu 1

Hãy cho biết các câu sau có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?

(Dựa vào phương châm hội thoại đã học để lí giải điều đó)

"Lời nói gói vàng"

(5)

[5]

C. "Lời nói chẳng mất tiền mua D. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Bài tập 2: Những câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

a. Bố mẹ em đều là giáo viên dạy học.

b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.

c. Ngựa là loài thú bốn chân.

(6)

[6]

2. MÔN TOÁN 2.1 ĐẠI SỐ

ÔN TẬP CHƯƠNG II (TT) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Ôn lại

 Hàm số bậc nhất

 Hàm số đồng biến, nghịch biến

 Điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau, cắt nhau tại tung độ gốc.

 Hệ số góc của đường thẳng

 Tính góc tạo bởi đường thẳng y= ax+ b với trục Ox.

Rèn kỹ năng:

 Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất

 Đọc đồ thị hàm số bậc nhất

 Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị bằng phép tính

 Xác định hệ số a, b của hàm số bậc nhất B. LUYỆN TẬP:

Bài tập tự luyện: ( bài 25 trang 13, 14 đề cương hk1 toán 9)

25. Tại bề mặt đại dương, áp suất nước bằng áp suất khí quyển và là

1 atm

(atmosphere). Bên dưới mặt nước, áp suất nước tăng thêm 1

atm

cho mỗi 10 mét xuống sâu. Biết rằng mối liên hệ giữa áp suất

y atm ( )

và độ sâu

x m ( )

dưới mặt nước là một hàm số bậc nhất có dạng

y  ax  b

a) Xác định các hệ số

a

b

b) Một người thợ lặn đang ở độ sâu bao nhiêu nếu người ấy chịu một áp suất

2,85atm

26 Cước điện thoại y ( nghìn đồng) là số tiền mà người sử dụng điện thoại cần trả hàng tháng, nó phụ thuộc vào lượng thời gian gọi x (phút) của người đó trong tháng.Mối lien hệ giữa hai đại lượng này là 1 hàm số bậc nhất y = ax + b. Hãy tìm a và b biết rằng nhà bạn Nam trong tháng 5 đã gọi 100 phút với số tiền là 40 nghìn đồng và trong tháng 6 đã gọi 40 phút với số tiền là 28 nghìn đồng.
(7)

[7]

2.2 HÌNH HỌC

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 (TT)

1/ a) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.

b) Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là ∆ vuông.

2/ a) Đường tròn là hình có tâm đối xứng . Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.

b) Đường tròn là hình có trục đối xứng: Bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.

3/ Trong các dây của đường tròn đây lớn nhất là đường kính.

4/ Trong một đường tròn.

a)Đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

b) Đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

c) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm, hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

d) Dây lớn hơn thì gần tâm hơn, dây gần tâm hơn thì lớn hơn.

5/ a) Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

b) Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là tiếp tuyến của đường tròn.

6/ Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

a) Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

b) Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

c) Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.

7/ Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.

LUYỆN TẬP

Bài 3. (Bài 7. Đề 13)

Cho ABC vuông tại A có đường cao AH. Đường tròn O đường kính AH cắt AB tại V, cắt AC tại I.

a) Chứng minh: AVH 900 và tứ giác VAIH là hình chữ nhật.

b) Gọi M là trung điểm của HC, VM cắt (O) tại N.

Chứng minh: MI là tiếp tuyến của (O) và MH2 = MN.MV c) Cho sinC.cosC = 0,5. Chứng minh : SABC = 8SVHM

Bài 4. ( Bài 6. Đề 14)

Cho đường tròn tâm O bán kính 3 cm, vẽ đường tròn tâm O’ đường kính OA = 6 cm lần lượt cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C.

a) Chứng minh AB, AC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) và tính độ dài AB.

Từ điểm M trên cung nhỏ BC của (O) (O, M, A không thẳng hàng) vẽ tiếp tuyến b) thứ ba lần lượt cắt AB và AC tại hai điểm D, E. Tính số đo DOE .

(8)

[8]

Gọi N và P lần lươt là giao điểm của BC với OD và OE. Chứng minh MD.ME = c) CP.BN

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HKI ĐỀ 1 (QUẬN 1)

Bài 1 (2 điểm). Tính, rút gọn:

a)1 243 6 4 3 2 6

3 3 6

   b) 8 4 3 14 3 2 6

3 2 3

   

Bài 2 (2 điểm). Cho hàm số y2x 5 có đồ thị (d) và hàm số y 1x

 2 có đồ thị (d) a) Vẽ (d) và (d) trên cùng mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (d) bằng phép toán.

Bài 3 (1 điểm). Một người quan sát ở độ cao h(km) so với mặt nước biển thì tầm nhìn xa tối đa d(km) có thể tính bởi công thức:

d= 80 2h

a) Nếu một người đang di chuyển trên một chiếc máy bay đang bay ở độ cao 9300 (m) so với mặt nước biển thì có tầm nhìn xa tối đa là bao nhiêu km?

b) Nếu muốn nhìn thấy tín hiệu của ngọn đèn hải đăng theo đường thẳng từ khoảng cách xa nhất là 32 (km) thì ngọn hải đăng phải được xây ở độ cao bao nhiêu

mét so với mặt nước biển? (kết quả độ dài làm tròn đến hàng đơn vị).

Bài 4 (1 điểm). Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Biết rằng áp suất khí quyển ở mặt nước biển là 760 (mmHg) và với những độ cao không lớn lắm thì cứ lên cao 12,5 (m) thì áp suất khí quyển lại giảm 1 (mmHg). Do đó, ở độ cao h(m) thì áp suất p(mmHg) của khí quyển được tính bởi công thức: p 760 h

 12,5

a) Hãy cho biết p có phải là hàm số bậc nhất đối với biến số h không?Vì sao? Em hãy tính xem ở Đà Lạt có độ cao khoảng 1500 (m) thì áp suất của khí quyển là bao nhiêu

?

b) Em hãy tính ở độ cao của đỉnh Phan – Xi – Păng, biết áp suất khi quyển tại nơi này đo được là 508,56 (mmHg).

Bài 5 (1 điểm). Một vệ tinh nhân tạo địa tĩnh chuyển động theo quỹ đạo tròn cách bề mặt Trái Đất một khoảng 7200 (km), tâm quỹ đạo vệ tinh trùng với tâm O của Trái Đất. Vệ tinh phát tín hiệu vô tuyến theo đường thẳng đến một vị trí trên mặt đất.

a) Hỏi vị trí xa nhất trên Trái Đất có thể nhận tín hiệu từ vệ tinh này cách vệ tinh một khoảng

bao nhiêu km? Biết Trái Đất được xem như một hình cầu có bán kính khoảng 6400 km.

(9)

[9]

b) Hãy tính độ lớn nhất của góc mà từ vệ tinh có thể truyền được tín hiệu đến Trái Đất (xem hình vẽ) (số đo góc làm tròn đến độ).

-A: Vị trí của vệ tinh

- AB,AC: Các tiếp tuyến của (O)

- Hai tiếp điểm B,C: Vị trí xa nhất trên Trái Đất có thể nhận được tín hiệu từ vệ tinh.

-AH: Độ cao của vệ tinh

-Góc BAC: góc lớn nhất từ vệ tinh có thể truyền tín hiệu đến Trái Đất.

Bài 6 (3 điểm).

Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O;R) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn ( B, C là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC .

a) Chứng minh: Bốn điểm A, B,O,C cùng nằm trên một đường tròn và OA BC.

b) Kẻ đường kính CD của đường tròn (O), AD cắt đường tròn (O) tại E. Chứng minh:

CE AD và DA. DE = 4 OA. OH.

c ) Kẻ OK  DE tại K, AD cắt BC tại F. Biết R = 6 (cm) và OA = 6 5. Tính KF.

C Tâm Trái Đất

O H B

A

(10)

[10]

3. MÔN VẬT LÝ

Chủ đề 4. TỪ TRƯỜNG A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

I. Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp.

*Cấu tạo:

- Nam châm.

- Cuộn dây.

- Lõi sắt non.

- Núm - Trục quay.

*Hoạt động: Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo -> Đèn sáng.

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện 1. Dùng nam châm vĩnh cửu:

Thí ngiệm1: (Hình 31.2/SGK)

C1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

+ Di chuyển nam châm lại gần cuôn dây.

+ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.

C2: Trong cuôn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

* Nhận xét: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

2. Dùng nam châm điện

* Thí nghiệm 2:

C3: Dòng điện xuất hiện

- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.

- Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.

*Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

III. Hiện tượng cảm ứng điện từ

- Dòng điện xuất hiện như trong thí nghiệm trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

IV. Vận dụng

C4: Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện.

C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:

A. Nam châm và cuộn dây dẫn.

B. Điện tích và cuộn dây dẫn.

C. Nam châm và điện tích.

D. Nam châm điện và điện tích.

Câu 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Nam châm điện.

(11)

[11]

C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu . D. Không có loại nam châm nào cả.

Câu 3: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Câu 5: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.

Câu 6: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.

B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.

C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.

D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Câu 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.

B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.

C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Câu 8: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.

B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.

C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.

D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

(12)

[12]

Câu 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.

B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.

C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.

D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Câu 10: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta hiểu được điều gì?

A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.

C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm DẶN DÒ:

- Tự học bài 31. Chép lý thuyết vào vở.

- Học lý thuyết bài 31.

- Hoàn tất bài tập ở trên.

- Chuẩn bị trước bài 32, 33.

HẾT

(13)

[13]

4. MÔN LỊCH SỬ

A. LÝ THUYẾT :

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930.

Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

1. Nguyên nhân: để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

2. Chính sách khai thác của Pháp:

- Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền cao su, diện tích tăng.

- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Về thương nghiệp, Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

- Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng, Đường sắt Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

- Về ngân hàng, Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. SGK 3. Xã hội Việt Nam phân hóa.

+ Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận:

tư sản mại bản và tư sản dân tộc làm tay sai cho Pháp ít nhiều có tinh thần dân tộc.

+ Giai cấp Nông dân: là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng

+ Giai cấp Công nhân: tăng nhanh về số lượng,gắn với nền sản xuất hiện đại, có tinh thần cách mạng triệt để, có tinh thần yêu nước có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng

B . LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

1.Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?

A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.

(14)

[14]

B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.

C. Phát triển thuộc địa.

D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp.

2. Tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Giao thông vận tải.

D. Khai mỏ

3. Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải?

A. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam.

B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa.

C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của tư bản Pháp.

D. Phát triển ngành dịch vụ vận tải.

4. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có tinh thần yêu nước, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân.

A. Giai cấp tiểu tư sản.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp công nhân.

5.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

a. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

b. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản

c. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp d. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

C. DẶN DÒ:

- Chuẩn bị bài mới: Xem trước chuẩn bị bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925).

- Nguyên nhân làm cho phong trào công nhân ở nước ta phát trển một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất?/.

(15)

[15]

5. ĐỊA LÝ

Chủ đề 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ.

(Từ bài 17 đến bài 29)

HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRONG THỜI GIAN HỌC ONLINE Vùng 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Vùng 2: Vùng đồng bằng sông Hồng.

Vùng 3: Vùng Bắc Trung Bộ.

Vùng 4: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. LUYỆN TẬP: Đọc TBĐ trang 20 +21, 23, 25.

- Xác địng được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Đọc tên các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương.

- Đọc tên các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn. Kể tên các ngành công nghiệp trong mỗi trung tâm đó.

* Dặn dò: đi học trực tiếp nhớ mang tập bài ghi + SGK + Tập bản đồ Địa lí 9.

(16)

[16]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bài 7 : KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (TIẾT 1)

A . LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học)

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trân trọng, bảo vệ, tích cực tìm hiểu và học tập theo những chuẩn mực giá trị tinh thần, để cái hay cái đẹp của dân tộc ta phát triển và tỏa sáng.

2. Dân tộc Việt Nam có những truyền thống : -Yêu nước

- Đoàn kết - Đạo đức - Lao động - Hiếu học

- Tôn sư trọng đạo - Hiếu thảo

- Phong tục tập quán tốt đẹp - Văn học, nghệ thuật……

B . LUYỆN TẬP :

Câu 1 : Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ?

Câu : Kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ? C . DẶN DÒ:

+ Học nội dung bài học ( 1,2) .

+ Đọc trước phần tiếp theo bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( 3,4 / nội dung bài học ) ./.

(17)

[17]

7. MÔN TIẾNG ANH NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Tiết 29 : Unit 5 – SPEAK AND LISTEN Tiết 30 : Unit 5 – READ

A. LÝ THUYẾT

TIẾT 29 : UNIT 5 – THE MEDIA – SPEAK ( học sinh tự thực hiện )

* New words:

1. violent (a) : bạo lực 2. documentary (n) : phim tài liệu

3. seem (v) : dường như

4. daily TV guide (n) : lịch phát sóng 5. informative (a) : có nhiều tin tức

6. battle (n) : trận chiến 7. pear tree (n) : cây lê 8. appear (v) : xuất hiện 9. telegraph (n) : điện tín

10. journalism (n) : ngành báo chí 11. major force (n) : tác động mạnh 12. newsreel (n) : phim thời sự

* SPEAK:

Work with a partner. Read the dialogue.

(Thực hành với bạn. Đọc đoạn hội thoại sau.) Lien: You like watching sports, don’t you, Trung?

Trung: Not really. Some sports are so violent, and I don’t like watching them. I prefer documentaries.

Lien: I'm the opposite. I love watching sports, and documentaries seem quite boring to me.

Trung: But you watch the news, don’t you?

Lien: Yes, every day. It’s very informative.

Trung: I enjoy it too. You don't like foreign films, do you?

Lien: No, I don’t.

Now make similar dialogues. Talk about the program you like and dislike.

(Bây giờ hãy làm những đoạn hội thoại tương tự. Nói về những chương trình bạn thích và không thích.)

DAILY TELEVISION GUIDE Thursday, Oct 16

VTV1 VTV2 VTV3

8.30 Folk Music 9.15 Documentary:

Dien Bien Phu Battle

6.00 Football: Newcastle vs.

Southampton

10.00 Cartoon: Tom & Jerry 13.00 Learning English through Songs

11.30 Children’s Corner

(18)

[18]

GRAMMAR : Tag questions:

S + V(s/es) + O, don’t/doesn’t + S ? S + don’t/doesn’t +V + O, do/does + S ? NOTE :

Let’s ………. , Shall we ?

Don’t make ………. , will you ?

Do it now ………. , will you ? ( dùng cho phép không lịch sự ) Take a seat ………. , won’t you ? ( dùng cho phép lịch sự ) Everybody can ……… , can’t they ?

Anybody is ………. , aren’t they ? No one can ………. , can they ? Nothing can ………. , can it ?

He’d better ………. , hadn’t he ? I am …….. , aren’t I ?

S + hardly / never / seldom / rarely + V …….. , do / does /did + S ? eg: She never gets bad marks, does she?

* PRACTICE:

- S1: You like watching sports, don’t you?

- S2: Not really. Some sports are so violet and I don’t like watching them. I prefer documentaries.

- S1: I’m the opposite. I love watching sports and documentaries seem quite boring to me.

- S2: But you watch the news, don’t you?

- S1: Yes, everyday. It’s very informative.

- S2: I enjoy it too. You don’t like foreign films, do you?

- S1: No, I don’t.

UNIT 5 – THE MEDIA – LISTEN

Fill in the table with information you hear

18.15 Literature & Art 14.00 Health for Everyone 15.15 Film: Being a Mother (Viet Nam)

19.00 News 15.30 Gardening: How to

Plant Pear Trees

21.00 Songs I Love

20.00 Safe Traffic News 21.30 Wildlife World 22.00 Sports: English Badminton 21.30 Drama: Love and Life 22.15 Weather Forecast 23.30 English News

(19)

[19]

Chau : Dad, I’m doing an assignment. Can you help me with the information?

Chau’s father: What is the assignment about?

Chau : It’s about the important date of the media. Where and when did the first printed newspaper appear, Dad?

Chau’s father: It first appeared in the 7th or 8th century AD, in China.

Chau : And when was the telegraph invented?

Chau’s father: Perhaps it was in the late 19th century. Do you know what two new forms of new media appeared in the early 20th century?

Chau : Radio and newsreels?

Chau’s father: Excellent! And when did the television become commercially viable can you guess?

Chau : In the 1940s.

Chau’s father: No, It was in the 1950s.

Chau : When did the Internet become a major force in journalism?

Chau’s father: In the mid – and late 1990s.

Chau : Thank you, Dad. Now I can answer all the questions for my assignment.

KEY

a. the late 19th century b. Radio and newsreel.

c. in the 1950s d. The Internet

TIẾT 30 : UNIT 5 – THE MEDIA – READ

* NEW WORD :

1. Increasingly ( adv ) : Càng 2. develop ( v ) : Phát triển

Development ( n ): sự phát triển 3. Surf ( v ) : lướt ( trang web) 4. Access ( v ) : đăng nhập, truy cập 5. Explore ( v ) : khám phá

When ? What happened ?

7th or 8th century The first printed newspaper appeared in China.

(a)…………. The telegraph was invented.

Early 20th century Two new forms of news media appeared(b) ………..

(c) ……….. Television became popular.

Mid-and late 1990s (d)…….. …..became a major force in journalism.

(20)

[20]

6. Wander ( v ) : lang thang 7. Purpose ( n ) : mục đích

8. Commerce ( n ) : thương mại

Commercial ( n ) : sự quảng cáo trên truyền hình

Commercia ( a ) : thuộc về thương mại 9. spam ( n ) : thư rác ( có tính lừa đảo ) 10. junk mail ( n ) : thư rác ( có tính quảng cáo ) 11. leak ( v ) : rò rỉ

12. alert ( a ) : cảnh giác

* READ AND DO THE TASKS :

True or false? Find out a mistake and correct the false sentences.

1.The Internet is a wonderful invention of modern life. T 2.The Internet is a slow and inconvenient way to get information. F 3.The Internet is available not only in cities but also in the countries. F 4.Bad program is one of the limitations of the Internet. T 5.Everyone should be alert when using the Internet. T

ANSWER THE QUESTION

1. What does Sandra use the Internet for?

2. Why is it difficult for Honghoa to get access to the Internet?

3. According to Huansui, why do people use the Internet?

4. Make a list of benefits of the Internet according to the three responses.

5. Are there any disadvantages of the Internet? If so, what are they?

6. Do you agree or disagree with the responses?

7. What is your response to this forum?

KEY

1. Sandra uses the Internet to get information, communicate with her relatives or friends by email or chatting.

2. It’s difficult for Honghoa to get access to the Internet because she lives in the country and the Internet is available only in cities.

3. According to Huansui, people use the Internet for various purposes: education, communication, entertainment, and commerce.

4. To the three responses, the Internet has these benefits:

- education.

- communication: communicating with relatives, friends by email or chatting.

- entertainment: people can watch good films, play games on the Internet to relax.

- Nowadays people can use the Internet to buy or sell the things they want.

(21)

[21]

5. Yes, there are. The Internet is very time - consuming and costly and there are many viruses and bad programs that have a bad influence on small children.

6. I agree with the responses.

7. In my opinion, the Internet is a wonderful invention in the modern age, but it also has lots of disadvantages, especially for small children because of its bad programs. Therefore we should have good control over its programs and keep careful eyes on our children.

B. BÀI TẬP I. Tag – question

1. There are many religions in Malasia, _______________?

2. His children may swim, _______________?

3. Nam and Binh have to study harder, _______________?

4. Women to day often prefer to wear modern clothing at work, ____________?

5. The Parkers had a picnic on the river bank, _______________?

6. Our teachers have taken inspiration from some minorities, ______________?

7. Everything was OK, _______________?

8. Oh, hurry up, _______________?

9. Hung and I can eat those cakes, _______________?

10. You won’t be late, _______________?

II. Special TYPE of Tag question

1. Let’s go to the zoo,_______________________ ?

2. Don’t make so much noise,_______________________ ? 3. Everybody can do those things,_______________________ ? 4. Anybody is glad to hear this news,_______________________ ?

5. No one can know how much it really costs,_______________________ ? 6. Everyone doesn’t know it very well,_______________________ ?

7. Everybody didn’t accept your opinions,_______________________ ? 8. Nothing can change his decision,_______________________ ?

9. She hardly does it well,_______________________ ?

10. Peter has never talked to Alice,_______________________ ?

8. MÔN MỸ THUẬT

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG QUANH EM.

TIẾT 15, 16: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG.

- Tìm hiểu đề tài, nội dung:

1.Miền Bắc: hồ Gươm, tháp Rùa, chùa Một Cột, vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể…

2.Miền Trung: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ

Sơn, động Phong Nha…

(22)

[22]

3.Miền Nam: bến nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Vũng Tàu…

- Phải quan sát từng đặc điểm riêng biệt để vẽ cho chính xác.

- Các bước vẽ tranh đề tài Phong cảnh quê hương:

1. Chọn nội dung vẽ.

2. Phác thảo bố cục chính phụ hợp lý.

3. Tham khảo hình chụp, hình vẽ về phong cảnh quê hương để vẽ chi tiết.

4. Vẽ màu.

B. LUYỆN TẬP:

-Vẽ tranh đề tài Phong

cảnh quê hương.

-Kích thước: A4

(23)

[23]

-Chất liệu màu: tùy chọn./.

(24)

[24]

9. MÔN THỂ DỤC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG:

- Kĩ thuật qua xà (trên không) và tiếp đất.

- Trò chơi phát triển cơ chi dưới.

* Kiến thức: Hiểu biết cơ bản về Kĩ thuật qua xà (trên không), tiếp đất và trò chơi "Bật xa tiếp sức".

* Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng Kĩ thuật qua xà (trên không), tiếp đất và trò chơi phát triển chi dưới.

1. Kĩ thuật qua xà (trên không):

Giai đoạn qua xà (trên không) bắt đầu từ khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất.

Tiếp theo, co nhanh chân giậm nhảy, đồng thời xoay mũi chân đá lăng về phía xà (hoặc xoay gót chân ra ngoài) tạo cho thân người nằm nghiêng so với xà (chân giậm nhảy co phía dưới, chân đá lăng thẳng ở phía trên, giống như tư thế ta nằm nghiêng (nên gọi là kiểu nhảy cao "Nằm nghiêng", hai tay phối hợp khéo léo để qua xà.

2. Kĩ thuật tiếp đất:

Sau khi qua xà, chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất, tay cùng bên với chân giậm nhảy hoặc cả hai tay duỗi ra để hỗ trợ và giữ thăng bằng. Khi chân giậm nhảy bắt đầu tiếp đất cần chủ động chùng chân để giảm chấn động. Lúc này có thể phối hợp chống hai tay và đưa chân lăng chạm đất.

3. Trò chơi: "Bật xa tiếp sức":

- Chuẩn bị: Kẻ một vật chuẩn bị, một vạch xuất phát cách nhau 1 - 1,5m. Từ vạch xuất phát ra trước 10 - 15m, cấm 4 - 8 cờ nhỏ làm chuẩn. Chia số học sinh trong lớp thành 4 -8 đội, mỗi đội tương ứng với số cờ chuẩn, học sinh đứng trên cùng của mỗi đội cầm hoặc kẹp một quả bóng vào giữa hai đùi (bóng chuyền hoặc bóng đá).

- Cách chơi: Khi có lệnh, học sinh số 1 (của mỗi đội) bật nhảy nhanh bằng hai

chân đến cờ, vòng qua cờ, bật về vạch xuất phát, trao bóng cho số 2, sau đó đi thường

(25)

[25]

về tập hợp ở cuối hàng. Em số 2 nhận bóng, bật như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy thì đội đó thắng cuộc.

B. LUYỆN TẬP:

1. Khởi động: Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng; ép dọc, ép ngang (thực hiện mỗi động tác 2x8 nhịp)

2. Tập luyện: Các động tác kĩ thuật qua xà (trên không) và tiếp đất.

- Học sinh nghiên cứu tài liệu, kết hợp hướng dẫn của giáo viên để hiểu biết về kĩ thuật qua xà (trên không), tiếp đất và trò chơi "Bật xa tiếp sức".

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập, học sinh thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại

chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ./.

(26)

[26]

10. MÔN TIN HỌC

Bài ôn tập A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HK I - KHỐI 9 Câu 1: Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép người dùng trao đổi thông tin, chia sẽ các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng.

Câu 2: Có mấy kiểu kết nối mạng cơ bản? Kể tên?

Có 3 kiểu kết nối mạng cơ bản.

• Kết nối kiểu hình sao.

• Kết nối kiểu đường thẳng

• Kết nối kiểu vòng.

Câu 3: Các thành phần của mạng?

• Các thiết bị đầu cuối: Máy tính, máy in, tivi, điện thoại di động…

• Môi trường truyền dẫn: dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng vệ tinh…

• Các thiết bị kết nối mạng: Vỉ mạng, Hub, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, dây cáp..

• Giao thức truyền thông: quy tắc, quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi, nhận

Câu 4: Khi sử dụng lại thông tin trên Internet cần chú ý đến vấn đề bản quyền Câu 5: Internet là gì? Các dịch vụ Internet cơ bản? Các dịch vụ khác?

-Internet là hệ thông kết nối các máy tính và mạng máy tính ở quy mô toàn thế giới.

-Tổ chức và khai thác thông tin trên Web; Tìm kiếm thông tin trên Web; Thư điện tử (E-mail) -Đào tạo qua mạng ; Thương mại điện tử ; Mua bán trực tuyến ; Tham gia các diễn đàn.

Câu 6 : Các bước truy cập vào Web? Kể tên các trang web thông dụng?

*B1: Vào trình duyệt web

B2: Nhập địa chỉ của trang web B3: Nhấn Enter.

*Một số trang web thông dụng:

Vietnamnet.vn; Vi.wipedia.org; Tienphong.vn; dantri.com.vn ….

Câu 7: Thư điện tử là gì ? Ưu điểm Thư điện tử? Địa chỉ thư diện tử, Ví dụ?

- Là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử.

- Chi phí thấp, thời gian chuyển gần như tức thời, một người có thể gửi đồng thời cho nhiều người khác, có thể gửi kèm tệp, ...

- <Tên đăng nhập>@<Tên máy chủ lưu hộp thư>

- VD: lop9xitin201920@gmail.com Câu 8: Dung lượng gửi thư điện tử ?

- Dung lượng tối đa khi gửi thư điện tử : 25MB

- Nếu dung lượng quá lớn sẽ sử dụng dịch vụ Google Drive

Câu 9: Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn TT MT? Nêu tác hại của virus?

* Yếu tố công nghệ – vật lý ; Yếu tố bảo quản và sử dụng ; Virus máy tính.

* Tác hại của virus :

- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống. ; Phá huỷ dữ liệu ; Phá huỷ hệ thống.

- Đánh cắp dữ liệu ; Mã hoá dữ liệu để tống tiền ; Gây khó chịu khác Câu 10: Đặc điểm của Virus ? Cách phòng tránh Virus ?

- Tự sao chép chính nó

- Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:"Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng"

(27)

[27]

Câu 11: Một số phần mềm diệt Virus thông dụng : Kaspersky, Norton AntilVirus, BKAV,…

Câu 12: Các con đường lây lan của Virus

Sao chép tệp bị nhiễm bị nhiễm virus, sử dụng các phần mềm bẻ khóa, phần mềm sao chép lậu, thiết bị nhớ di động, mạng nội bộ, Internet, thư điện tử, lỗ hổng phần mềm.

Câu 13: Tác động của tin học đối với xã hội?

-Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức của con người và cách tổ chức, quản lý các hoạt động xã hội, các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội.

-Ngày nay, tin học và máy tính đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Câu 14: Mặt trái của tin học và máy tính :

Cờ bạc, cá độ trên mạng, trốn học chơi game, phát tán thông tin không chính xác…

Câu 15: Ý thức và trách nhiệm của con người trong xã hội tin học hóa : - Có ý thức tuân thủ pháp luật.

- Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin.

- Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.

- Xây dựng phong cách sống khoa học, có đạo đức và văn hóa ứng xử trên internet.

B. LUYỆN TẬP:

Xem lại các bài Thực hành 1, 2, 3.

DẶN DÒ:

- HS học các câu hỏi từ 1 đến 8 để ôn lại kiến thức.

(28)

[28]

11. MÔN SINH HỌC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI I . Một số bệnh di truyền ở người

Đột biến gen và đột biến NST đã gây ra một số bệnh và tật di truyền ở người 1. Bệnh DAWN (Đao)

Do người có 3 NST số 21 2. Bệnh Tóc -nơ (OX)

Thiếu 1 NST X ở người 3. Bệnh Bạch tạng :

Do đột biến gen lặn gây ra

Người bệnh có da và tóc màu trắng ,mắt màu hồng 4. Bệnh câm điếc bẩm sinh :

Do đột biến gen lặn khác gây ra

Thường thấy con của người bị nhiễm phóng xạ ,chất độc hóa học ,thuốc trừ sâu diệt cỏ …

II. Tật di truyền ở người -Tật mất sọ não

-Tật khe hở môi hàm -Tật dư ngón tay chân III. Nguyên nhân :

-Do ảnh hưởng của các tác nhân lý ,hoá học - Do ô nhiễm môi trường

-Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào B. LUYỆN TẬP

1. Có thể nhận biết bệnh nhân Đao ,bệnh nhân Tóc nơ qua các đặc điểm hình thái nào ? 2. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh Bạch tạng ,bệnh câm điếc bẩm sinh , tật dư thừa ngón tay chân ?

3. Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh và tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế các bệnh tật đó ?

C. DẶN DÒ : -Học bài

-Làm các câu hỏi của phần luyện tập A. PHẦN LÝ THUYẾT ( Nội dung bài ghi)

Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI I. Di truyền học tư vấn

Là chẩn đoán ,cho thông tin và lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền ở người -> Họ có nên kết hôn ,sinh con hay không

II. Di truyền với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình

** Luật hôn nhân :

Cấm kết hôn gần trong vòng 4 đời , Luật 1 vợ ,1 chồng

**Kế hoạch hóa gia đình

Phụ nữ lớn tuổi ( trên 35 tuổi ) không nên sinh con vì trẻ dễ mắc bệnh Đao III. Ô nhiễm môi trường và Di truyền :

(29)

[29]

-Các chất phóng xạ ,các chất trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tang độ ô nhiễm môi trường -> Tăng tỉ lệ người mắc bệnh và tật di truyền - Ta cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân ,vũ khí hóa học và ô nhiễm môi trường

B. LUYỆN TẬP :

1. Di truyền học tư vấn có những chức năng gì ?

2. Các quy định trên đây dựa trên cơ sở khoa học nào ? Nam giới hoặc nữ giới chỉ được lấy 1 vợ hoặc 1 chồng ?

Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau ?

3.Tại sao phụ nữ không nên sinh con ngoài độ tuổi 35 ? 4. Tại sao cần đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ?

C. DẶN DÒ : -Học bài

-Làm các câu hỏi phần luyện tập./.

(30)

[30]

12. MÔN CÔNG NGHỆ

A- LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 15-BÀI 7: THỰC HÀNH- LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (T1)

I. DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ:

( Xem SGK trang 34)

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNHTỰ THỰC HÀNH:

1. Vẽ sơ đồ lắp đặt

a) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang

Mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 chấn lưu, 1 tắc te, 1 bóng đèn huỳnh quang

Tắc te được mắc song song với bóng đèn.

Cầu chì, công tắc, chấn lưu được mắc ở dây pha và mắc nối tiếp với bóng đèn.

Hai đầu dây còn lại của bộ đèn được nối với nguồn điện b) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:

2. Lập bảng dự trù vật liệu thiết bị và lựa chọn dụng cụ:

( Học sinh xem phần I trang 34 và sơ đồ lắp đặt hoàn thành bảng )

(31)

[31]

TT Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị Số lượng Yêu cầu kĩ thuật

1

2

3

4...

B - LUYỆN TẬP:

Câu 1: Quan sát sơ đồ nguyên lý đèn huỳnh quang, hãy kể tên các phần tử có trong mạch điện và cho biết các phần tử đó được nối với nhau như thế nào?

Câu 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang?

C-DẶN DÒ:

- Học sinh ôn lại bài, ghi bài vào tập

- Hoàn thành bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ

- Hoàn thành bài tập tuần 15 trên trang lớp học, hạn chót 17h-17/12/21

- Xem trước bài 7 - Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.( tiếp theo)

Hết

(32)

[32]

13. HÓA HỌC

CHỦ ĐỀ 6: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM I/ Tính chất vật lý:

- Phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, ...); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2,H2...).

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2. II/ Tính chất hóa học:

1/ Phi kim tác dụng kim loại :

a/ Oxi tác dụng kim loại (Cu, Al, Fe ...) Basic oxide Fe + O2 ...

Cu + O2 ...

Al + O2 ...

b) Phi kim khác (Cl2, Br2, S, ...) tác dụng kim loại (Cu, Al, Fe…) Muối Cu + Cl2 ...

Al + Br2 ...

Fe + Cl2 ...

Fe + S ...

2) Phi kim (O2,Cl2,C, S, Br2, ...) tác dụng với hiđro:

O2 + H2 ...

Cl2 + H2 ...

C + H2...

Br2 + H2 ...

3) Phi kim (C, S, P, ...) tác dụng với oxi:

C + O2 ...

S + O2 ...

P + O2 ...

III/ Luyện tập:

Bài 1: Cho 16,2g hỗn hợp gồm bột Al, Ag tác dụng vừa đủ với 200g dd Cu(NO3)2, thu được dung dịch chứa 42,6g muối

a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

b. Tính khối lượng kim loại Cu thu được?

c. Tính nồng độ % dd Cu(NO3)2 đã dùng?

(33)

[33]

(H= 1, O=16, Al= 27, Cu = 64)

Bài 2: Cho 16,4 g hỗn hợp gồm bột Fe, Ag tác dụng vừa đủ với 200g dd CuSO4, thu được dung dịch chứa 30,4 g muối

a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

b. Tính khối lượng kim loại Cu thu được?

c. Tính nồng độ % dd CuSO4 đã dùng?

(H= 1, O=16, Fe= 56, Cu = 64)

(34)

[34]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ... Lớp: 9/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng Anh

8 Mỹ

thuật

9 Thể dục 10 Tin học

(35)

[35]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

11 Sinh học

12 Công nghệ

13 Hóa học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giải thích: Khi hút hết không khí trong hộp ra, thì áp suất của không khí ở trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất khí quyển

 Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi

Giải thích: Khi hút hết không khí trong hộp ra, thì áp suất của không khí ở trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất khí quyển

Nước không chảy ra khỏi ống vì áp suất khí quyển tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.. Áp suất

Trong báo cáo này, sẽ trình bày quá trình lan truyền của sóng áp suất trong hỗn hợp lỏng – hơi tới van đóng ống và bị phản xạ ngược lại từ đó, trên cơ sở các kết

Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít... Một khối khí lí

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày các kết quả về việc sử dụng nguồn plasma DBD (Dielectric Barrier Discharge) ở áp suất khí quyển để

Nước chanh được vắt từ quả chanh (citrus aurantifolia). Nước bên ngoài được thay thường xuyên cho đến khi màu của nước bên ngoài túi lọc hoàn toàn trong