• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Đo thời gian | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Đo thời gian | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7: Đo thời gian A/ Câu hỏi đầu bài

Trả lời câu hỏi trang 22 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy nêu những tiện tích và hạn chế của các dụng cụ đo thời gian ở hình dưới.

Trả lời:

Đồng hồ mặt trời Đồng hồ cát Đồng hồ điện tử Ưu điểm Giúp người cổ xưa biết được

thời gian khi chưa có nhiều dụng cụ đo hiện đại như ngày nay.

- Giúp con người đo được khoảng thời gian nhất định nào đó.

- Dùng để làm quà tặng hoặc trang trí trong gia đình.

- Có độ chính xác cao, ít có sai số.

- Hiển thị thông số giờ, phút, giây cụ thể, rõ ràng - Cứng cáp, khó bị lực tác động mạnh làm hư đồng hồ.

- Nhỏ, gọn dễ sử dụng Nhược điểm - Không hoạt động vào ban đêm

hay những ngày không mặt trời.

- Đồng hồ cũng không chính xác khi những góc chiếu mặt trời khác nhau sẽ cho bóng phản chiếu khác nhau.

- Có khối lượng lớn, cồng kềnh.

- Độ chính xác không cao.

- Đồng hồ cát chủ yếu để đo những quãng thời gian ngắn khác nhau: 1 giờ, 30 phút hay thậm chí vài phút.

- Độ chính xác không cao.

- Sau một thời gian dùng sẽ phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo.

- Khó sửa chữa.

B/ Câu hỏi giữa bài II. Dụng cụ đo thời gian

Câu 1 trang 23 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống.

(2)

Trả lời:

Một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống là:

Trong lúc thi. Chúng ta cần ước lượng thời gian để phân bố thời gian làm bài một cách hợp lí.

Câu 2 trang 23 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học (có thể dùng cách đếm thầm từ 1 giây, 2 giây...). Sau đó, kiểm tra kết quả ước lượng bằng đồng hồ.

Trả lời:

- Bắt đầu bước đi dùng đồng hồ bấm giây.

- Đếm thầm mỗi bước đi tính 1 giây, đếm cho đến khi nào đi được vòng quanh, lớp học, số bước chân chính là số giây đi được.

- So sánh số giây đếm được với số giây hiện trên đồng hồ bấm giờ.

Câu 1 trang 23 sgk Khoa học tự nhiên 6: Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Tại sao?

Trả lời:

Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì đồng hồ bấm giây có thể đo được khoảng thời gian rất nhỏ (khoảng 1

100 s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian thực hiện các thí nghiệm, thời gian trong các sự kiện thể thao.

(3)

Câu 2 trang 23 sgk Khoa học tự nhiên 6: Các thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây?

a) Nhấn nút Start (Bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.

b) Nhân nút Stop (Dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.

c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về vạch số 0 trước khi tiến hành đo.

Trả lời:

Tất cả các thao tác đều rất cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây.

Trả lời câu hỏi trang 23 sgk Khoa học tự nhiên 6: Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Học sinh tự dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Trả lời câu hỏi trang 23 sgk Khoa học tự nhiên 6: Sử dụng được các loại đồng hồ thông thường đo thời gian.

- Học sinh biết cách sử dụng được các loại đồng hồ thông thường đo thời gian.

- Ví dụ:

+ Để đo thời gian trong lúc làm bài thi, thời gian đi từ nhà đến trường, em có thể sử dụng đồng hồ điện tử.

+ Để quan sát thời gian hàng ngày, em có thể sử dụng đồng hồ treo tường, đồng hồ quả lắc..

(4)

+ Để tính thời gian chạy bộ, thời gian tập thể dục, em có thể sử dụng đồng hồ bấm giây.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 9 sgk Khoa học tự nhiên 6: Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học

=> Nếu không đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất, có thể sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm: hóa chất bắn vào

Trả lời: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có

Trả lời: Em có thể lựa chọn những loại thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng các chất dinh dưỡng,

Trả lời: Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.Từ đó ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các

Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?.

Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?.

- Tên các loài thực vật trong hình: cây dừa, cây hoa súng - Thực vật có thể sống ở trên cạn hoặc dưới nước.. B/ Câu hỏi