• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề dự đoán cấu trúc minh họa BGD năm 2022 - Môn Hóa - Đề 13 - Bản word có lời - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề dự đoán cấu trúc minh họa BGD năm 2022 - Môn Hóa - Đề 13 - Bản word có lời - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề dư đoán minh họa ĐỀ SỐ 13 (Đề có 04 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...

Số báo danh: ...

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;

Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là

A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4.

Câu 42: Một quá trình không sinh ra khí CO2

A. đốt cháy khí đốt tự nhiên. B. sản xuất vôi sống.

C. sự hô hấp. D. sự vôi tôi.

Câu 43: Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorua với nồng độ 0,9%. Công thức của natri clorua là

A. KCl. B. NaClO. C. NaCl. D. NaBr.

Câu 44: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?

A. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. B. Na2SO4, KCl.

C. CaCl2, MgSO4. D. NaCl, K2SO4. Câu 45: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. H2NCH2COOH. B. CH3NH2. C. CH3COOH. D. CH3NHCH3. Câu 46: Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu

A. hồng. B. vàng. C. xanh. D. đỏ.

Câu 47: Kim loại nào dưới đây điều chế được bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?

A. Be. B. Fe. C. Cu. D. Ag.

Câu 48: Chất nào sau đây có cùng công thức phân tử với glucozơ?

A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 49: Trong phân tử Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu C là

A. Gly. B. Ala. C. Val. D. Lys.

Câu 50: 1 mol triolein tác dụng tối đa với bao nhiêu mol H2 với xúc tác Ni, đun nóng?

A. 3 mol. B. 6 mol. C. 1 mol. D. 2 mol.

Câu 51: Trong hợp chất, nhôm có số oxi hóa là

A. +1. B. +2. C. +3. D. +4.

Câu 52: Chất nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH dư?

A. NaHCO3. B. Mg(OH)2. C. Al2O3. D. Al.

Câu 53: Chất nào sau đây là este?

A. C2H5OH. B. CH3COCH3. C. (HCOO)2C2H4. D. CH3COOH.

Câu 54: Chất khí nào sau đây khử được CuO ở nhiệt độ cao?

A. Cl2. B. CO2. C. NO2. D. H2.

Câu 55: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 56: Cho dung dịch X đến dư vào dung dịch muối AlCl3, thu được kết tủa keo trắng không tan. X là

A. H2SO4. B. NH3. C. NaOH. D. Ba(OH)2.

Câu 57: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Tơ visco. B. Tơ lapsan. C. Poliacrilonitrin. D. Polietilen.

Mã đề thi: 013

(2)

dethichonloc.com/

Câu 58: Trong hợp chất nào dưới đây, sắt có số oxi hóa là +2?

A. Fe(OH)3. B. Fe(NO3)2. C. Fe3O4. D. FeCl3. Câu 59: Tính dẫn điện của kim loại Al tốt hơn kim loại nào dưới đây?

A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au.

Câu 60: Trong tự nhiên axit fomic có ở nhiều nguồn khác nhau, điển hình nhất là nọc ong và kiến lửa.

Công thức phân tử của axit fomic là

A. C3H8O3. B. CH4O. C. CH2O2. D. C2H4O2. Câu 61: Cho các tơ sau: visco, xenlulozơ axetat, nilon – 6,6 và olon. Số tơ nhân tạo là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 62: Cho 0,1 mol (CH3)2NH và 0,2 mol H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M. Giá trị của V là

A. 100. B. 200. C. 300. D. 150.

Câu 63: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của sắt?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. D. Có tính nhiễm từ.

Câu 64: Nhiệt phân hoàn toàn 16,8 gam NaHCO3 thu được m gam Na2CO3. Giá trị của m là

A. 12,4. B. 13,2. C. 10,6. D. 21,2.

Câu 65: Thuỷ phân một hỗn hợp gồm tristearin và etyl axetat thu được 2 ancol công thức là A. C2H4(OH)2 và C2H5OH. B. C3H5OH và C2H5OH.

C. C3H5(OH)3 và CH3OH. D. C3H5(OH)3 và C2H5OH.

Câu 66: Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy của dãy nào sau đây?

A. Xenlulozơ, glucozơ, saccarozơ. B. Hồ tinh bột, rượu etylic, saccarozơ.

C. Hồ tinh bột, rượu etylic, glucozơ. D. Benzen, rượu etylic, glucozơ.

Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (đktc) và 5,94 gam H2O. Biết rằng X có phân tử khối nhỏ hơn 400 và không có phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

A. glucozơ. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. xenlulozơ.

Câu 68: Dẫn V lít khí CO qua ống sứ đựng lượng dư bột CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 2 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 0,56. C. 1,68. D. 2,80.

Câu 69: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ dưới đây:

(1) CO2 + X2  X3 (2) CO2 + 2X2  X4 + H2O (3) X3 + X5  T + X2 + H2O (4) 2X3 + X5  T + X4 + 2H2O Hai chất X₂ và X₅ lần lượt là

A. K CO và BaCl .₂ ₃ ₂ B. KOH và Ba(OH) .C. KHCO , Ba(OH)2. D. KOH và Ba(HCO ) .₃ ₂

Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X gồm C2H4, C4H6, C2H2 (a mol) và H2 (a mol), cần dùng 4,592 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 1,94 gam X phản ứng với dung dịch Br2 dư thấy có (0,13 – 2a) mol Br2

phản ứng. Giá trị của a là

A. 0,02. B. 0,03. C. 0,04. D. 0,05.

(3)

dethichonloc.com/

Câu 72: Dung dịch X chứa hai muối NaHCO3 và Ba(HCO3)2. Chia X thành ba phần bằng nhau. Phần một tác dụng với KOH dư, thu được m gam kết tủa. Phần hai tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 4m gam kết tủa. Đun sôi đến cạn phần ba, thu được V1 lít CO2 (đktc) và chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, thu được thêm V2 lít CO2 (đktc). Tỉ lệ V1 : V2 bằng

A. 3 : 2. B. 1 : 1. C. 1 : 3. D. 2 : 1.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Amilopectin là polime dạng sợi, có mạch phân nhánh.

(b) Thành phần của dầu dừa có chứa chất béo chữa bão hòa.

(c) Cây thuốc lá có chứa amin rất độc là nicotin.

(d) Trong dạ dày của động vật có xảy ra phản ứng thủy phân xenlulozơ.

(e) Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 74: Cho các phản ứng hóa học sau (theo đúng tỉ lệ mol):

4X + 39O2 to 32CO2 + 30H2O + 2N2

X + 2NaOH to Y1 + Z1 + Z2

Y1 + 2HCl  Y2 (C5H9O4N) + 2NaCl

Biết Y2 là một -aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh, Z1 và Z2 đều là ancol (MZ1  MZ2).

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch Y2 làm quỳ tím hóa hồng.

(b) Nhiệt độ nóng chảy của Y2 lớn hơn Z2.

(c) Y1 là thành phần chính của bột ngọt (mì chính).

(d) Có 2 công thức cấu tạo của X thỏa mãn đề bài.

(e) Trong công nghiệp, Z1 được điều chế từ quá trình lên men tinh bột.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 75: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, Fe(OH)2, CuO và Fe2O3 (nguyên tố oxi chiếm 18,65% khối lượng) vào bình kín chứa 1,75 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm ngưng tụ hơi nước rồi đưa về điều kiện ban đầu thấy áp suất của bình giảm 10%. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ), thu được 1,55 mol SO2 và dung dịch chứa 2,07m gam muối trung hòa.

Giá trị của m là

A. 40. B. 80. C. 50. D. 60.

Câu 76: Thủy phân hoàn toàn 16,71 gam hỗn hợp X gồm một triglixerit mạch hở và một axit béo (số mol đều lớn hơn 0,012 mol) trong dung dịch NaOH 20% vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn Y gồm hai muối có số mol bằng nhau và phần hơi Z nặng 11,25 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là

A. 12,06. B. 8,52. C. 12,60. D. 8,04.

Câu 77: Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ E bằng O2 thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2. Dẫn sản phẩm thu được qua bình chứa dung dịch NaOH dư, được bố trí như hình vẽ:

(4)

dethichonloc.com/

Biết các quá trình đều xảy ra hoàn toàn. Nhận xét nào sau đây là sai về hợp chất E và thí nghiệm trên?

A. Khí X thoát ra khỏi bình là khí N2.

B. Khối lượng bình tăng lên chính là tổng khối lượng của H2O và CO2. C. Khối lượng bình tăng lên chính là khối lượng khí CO2.

D. Trong hợp chất hữu cơ E chắc chắn có thành phần nguyên tố C, H, N.

Câu 78: Trộn hỗn hợp X (gồm etylamin và propylamin) với hiđrocacbon mạch hở Y theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,92 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 1,08 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 44,8 gam. Khối lượng của Y trong hỗn hợp Z gần nhất với kết quả nào sau đây?

A. 6,25 gam. B. 7,10 gam. C. 6,73 gam. D. 9,50 gam.

Câu 79: Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi tỉ lệ NPK là 10-20-15. Các con số này chính là độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kali tương ứng. Giả sử nhà máy sản xuất loại phân bón này bằng cách trộn 3 loại hóa chất Ca(NO3)2, KH2PO4 và KNO3. Phần trăm khối lượng của K2HPO4 có trong phân bón đó là (Biết tạp chất khác không chứa N, P, K)

A. 37,90. B. 38,46. C. 38,31. D. 55,50.

Câu 80: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, (MX < MY < MZ

< 130). Thủy phân hoàn toàn 40,7 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp G gồm hai muối. Cho toàn bộ F vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 22,25 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 0,225 mol O2, thu được Na2CO3 và 16,55 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất là

A. 58%. B. 33%. C. 45%. D. 28%.

---HẾT---

(5)

dethichonloc.com/

I. MA TRẬN ĐỀ:

Lớp CHUYÊN ĐỀ

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng TỔNG cao

12

Este – lipit 2 1 1 1 6

Cacbohidrat 2 1 3

Amin – Aminoaxit - Protein 2 1 1 1 5

Polime và vật liệu 1 1 2

Đại cương kim loại 3 2 5

Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 4 1 1 6

Crom – Sắt 3 1 1 5

Thực hành thí nghiệm 1 1 2

Hoá học thực tiễn 1 1

11

Điện li 1 1

Phi kim 1 1

Đại cương - Hiđrocacbon 1 1

Ancol – Anđehit – Axit 1 1

Tổng hợp hoá vô cơ 1 1

Tổng hợp hoá hữu cơ 1 1 2

II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:

- Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:

+ Este, lipit.

+ Đại cương về kim loại.

+ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất.

+ Amin, amino axit, protein.

+ Sắt - Crom và hợp chất.

+ Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ và hữu cơ.

- Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:

+ Lớp 11: Chiếm khoảng 10%.

+ Lớp 12: Chiếm khoảng 90%.

- Các câu hỏi cơ bản trải dài toàn bộ chương trình lớp 12 và hầu hết các phần của lớp 11.

- Các chuyên đề có câu hỏi khó:

+ Bài toán hỗn hợp Este.

+ Bài toán chất béo.

+ Biện luận hợp chất hữu cơ.

+ Bài toán hợp chất có chứa N.

+ Bài toán vô cơ tổng hợp.

+ Thí nghiệm thực hành hóa hữu cơ.

(6)

dethichonloc.com/

III. ĐÁP ÁN: Mã đề thi 013

41-A 42-D 43-C 44-C 45-C 46-C 47-A 48-A 49-D 50-A

51-C 52-B 53-C 54-D 55-C 56-B 57-B 58-B 59-A 60-C

61-B 62-B 63-C 64-C 65-D 66-C 67-C 68-D 69-B 70-A

71-A 72-D 73-D 74-D 75-B 76-A 77-C 78-A 79-C 80-

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 69: Chọn B.

(1) CO2 + KOH  KHCO3

(2) CO2 + 2KOH  K2CO3 + H2O

(3) KHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + KOH + H2O (4) 2KHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + K2CO3 + 2H2O Câu 70: Chọn A.

Đặt b, c lần lượt là số mol C2H4, C4H6

mX = 26a + 2a + 28b + 54c = 1,94

O2

n = 2,5a + 0,5a + 3b + 5,5c = 0,205

Br2

n = 2a + b + 2c = 0,13 – 2a

 a = 0,02; b = 0,03; c = 0,01.

Câu 71: Chọn A.

(b) Sai. H2O điện phân ở catot thu được khí H2 còn H2O điện phân ở anot thu được khí O2. (d) Sai. Không có kim loại lưỡng tính.

Câu 72: Chọn D.

Phân tích dung dịch X thành các ion Na+, Ba2+, HCO3-

Phản ứng xảy ra tại phần 1 và 2: OH- + HCO3-  CO32- + H2O và Ba2+ +CO32-  BaCO3

Phần 1: nBa2 = m/197 mol và phần 2: nHCO3 = 4m/197 mol Bảo toàn điện tích: nNa = 2m/197

Cô cạn phần 3: 2HCO3-  CO32- + CO2 + H2O

 V1 = 22,4.2m/197

Nung Y gồm Na2CO3 và BaCO3 trong đó có: BaCO3 to

 BaO + CO2

 V2 = 22,4.m/197 Vậy V1 : V2 = 2 : 1.

Câu 73: Chọn D.

(a) Sai. Amilopectin là một thành phần của tinh bột vô định hình.

Câu 74: Chọn D.

Từ phản ứng đốt cháy áp dụng bảo toàn nguyên tố C, H, N, O ta có:

X X X

32 30.2 2.2

C 8; H 15; N 1

4 4 4

      và 4.OX + 39.2 = 2.32 + 30  OX = 4

(7)

dethichonloc.com/

Đặt nFeS2 = a mol và nFe(OH)2 = b mol

Bảo toàn electron: n O2 phản ứng = (11a + b)/4 và bảo toàn S: nSO2 = 2a

 1,75 – (11a + b)/4 + 2a = 1,75 – 1,75.10% (1)

Xét quá trình X với H2SO4 đặc, ta có BT e: 15a + b = 1,55.2 (2) Từ (1), (2) suy ra a = 0,2 và b = 0,1

2 4

nH SO phản ứng = x  nH O2 = x + 0,1

Bảo toàn khối lượng: m + 98x = 2,07m + 1,55.64 + 18(x + 0,1) (3) Bảo toàn S: 2a + x = nSO42 (muối) + nSO2 nSO42 (muối) = x – 1,15 Bảo toàn O: 18,65%m/16 + 4x = 4(x – 1,15) + 1,55.2 + (x + 0,1) (4) Từ (3), (4)  m = 80 gam

Câu 76: Chọn A.

Hai muối có số mol bằng nhau nên X gồm: (ACOO)(BCOO)2C3H5: x mol và ACOOH: x mol

 nNaOH = 3x + x = 4x mol và mH O2 tổng = 80%.4x.40

20% + 18x = 658x gam mZ = 658x + 92x = 11,25  x = 0,015

mX = 0,015(A + 2B + 173) + 0,015(A + 45) = 16,71

 A + B = 448. Gộp 2 gốc thành C32H64

Quy đổi X thành C32H64 (0,03 mol), C3H6 (0,015 mol), CO2 (0,06 mol)

O2

n = 0,03.48 + 0,015.4,5 = 1,5075 Đốt 0,03 mol X cần nO2 = 1,5075 mol Vậy khi đốt 0,24 mol X cần nO2 = 12,06 mol.

Câu 77: Chọn C.

Đốt cháy E thu được CO2, H2O, N2 nên trong E chắc chắn có chứa thành phần nguyên tố C, H, N còn nguyên tố O có thể có hoặc không.

Khi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư thì CO2, H2O bị giữ lại và khí thoát ra là N2. Khối lượng bình tăng thêm chính là khối lượng của CO2 và H2O.

Câu 78: Chọn A.

Đặt nCO2 = a mol, nH O2 = b mol  44a + 18b = 44,8 Bảo toàn O: 2a + b = 1,08.2

 a = 0,74; b = 0,68

Bảo toàn khối lượng: 11,92 + 1,08.32 = 44,8 + 28n  N2 n = 0,06 molN2

 nX = 2n = 0,12 mol và nN2 Y = 0,24 mol

X là các amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung CnH2n+3N BT C: 0,12n + 0,24.CY = 0,74

Với 2 < n < 3  1,58 < CY < 2,1  CY = 2 là nghiệm duy nhất.

Dễ thấy a > b nên Y có ít nhất 2 liên kết pi  Y là C2H2 (0,24 mol) với mY = 6,24 gam Câu 79: Chọn C.

Lấy 100 gam phân bón gồm Ca(NO3)2 (a mol), KH2PO4 (b mol) và KNO3 (c mol) và các tạp chất.

Công thức tính độ dinh dưỡng: N 2 5 P O2 5 2 K O2

pb pb pb

m m

%N m .100% ; %P O .100%; %K O .100%

m m m

  

 mN = 10g ; mP O2 5 = 20g ; m K O2 = 15g Áp dụng bảo toàn các nguyên tố N, P, K ta có:

nN = 2a + c = 100.10/14

(8)

dethichonloc.com/

nK = b + c = 2.100.15/94 nP = b = 2.100.20/142

 a = 0,3384; b = 0,2817; c = 0,0375

%KH2PO4 = 136b/100 = 38,3112%

Câu 80: Chọn D.

Đặt nNaOH = x mol  mancol = x + 22,25 và nNa2CO3 = 0,5x mol

Bảo toàn khối lượng: 40,7 + 40x = (x + 22,25) + (106.0,5x + 16,55 – 0,225.32)  x = 0,65

 Mancol = (x + 22,25)/x = 35,23 suy ra 2 ancol gồm CH3OH (0,5 mol) và C2H5OH (0,15 mol) Đặt nCO2 = a mol và nH O2 = b mol  44a + 18b = 16,55

Bảo toàn O: 2a + b + 0,5e.3 = 2x + 0,225.2

 a = 0,325; b = 0,125

nC(muối) = nCO2  nNa CO2 3 = 0,65mol

Nhận thấy: nC = nNa  HCOONa (0,25 mol) và (COONa)2 (0,2 mol) Ta có MX < MY < MZ < 130 nên:

Z là (COOCH3)2: 0,2 mol

Y là HCOOC2H5: 0,15 mol  %Y = 27,27%

X là HCOOCH3: 0,1 mol

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặt khác, thủy phân hết m gam E với dung dịch KOH (vừa đủ), kết thúc phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp muối (chỉ chứa hai muối của hai axit cacboxylic có tỉ lệ mol tương ứng

Mặt khác, thủy phân hết m gam E với dung dịch KOH (vừa đủ), kết thúc phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp muối (chỉ chứa hai muối của hai axit cacboxylic có tỉ lệ mol tương ứng

Câu 58: Nhiệt phân Fe(OH) 2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn làA. Số polime thủy phân trong cả dung dịch axit và dung

Câu 58: Nhiệt phân Fe(OH) 2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là.. Số polime thủy phân trong cả dung dịch axit và dung

Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m 2 với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc

Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m 2 với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc

Thủy phân hoàn toàn 40,7 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp G gồm hai muối.. Cho toàn

Cho Z phản ứng hết với dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26,4 gam chất rắn.. Biết các phản