• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Em biết những bài hát hay bức tranh, bức ảnh nào về mùa xuân? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

Trả lời:

- Bài hát: Ngày xuân long phụng sum vầy. Xuân đã về, Con bướm xuân, … Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em?

Trả lời:

- Điều em thích nhất ở mùa xuân đó là ngày tết, khi mọi người được đoàn viên, vui vẻ bên nhau.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Kết nối: Có phải “ai cũng chuộng mùa xuân” không?

- Sự thật là “ai cũng chuộng mùa xuân”

2. Hình dung: Những loài cây sắp trổ lá, đơm hoa vào mùa xuân.

- Những loài cây sắp trổ lá, đơm hoa vào mùa xuân là: cành đào, gốc đào, chồi mận 3. Hình dung: Không gian đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc.

- Không gian đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc: là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, …

4. Theo dõi: Chú ý những cảm giác của tác giả trong mùa xuân

- Những cảm giác của tác giả trong mùa xuân: tác giả muốn phát điên lên, ngồi yên không chịu được, nằm im mãi không chịu được; tim người ta dường như cũng trẻ hơn và đập mạnh hơn, mong muốn yêu và được yêu.

(2)

- Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau rằm tháng Giêng: tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác. Vào khoảng thời gian đó, mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Tác giả còn cảm nhận buổi sáng với những vệt xanh tươii hiện ở trên trời, thấy vài con ong trên giàn hoa lí. Độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

6. Hình dung: Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng

Vào những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt”: Văn bản viết về mùa xuân Tháng Giêng, đặc biệt là là mùa xuân Tháng Giêng của miền Bắc với chất trữ tình và hướng vào những bản sắc hết sức thân thuộc, bình dị của thiên nhiên, con người Hà Nội. Qua đó, tác phẩm thể hiện tình yêu và nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết của tác giả.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

(3)

Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.

Trả lời:

- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng:

+ Mưa riêu riêu, gió lành lạnh

+ Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng:

+ Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt canh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.

+ Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.

+ Trời đất có nhiều vệt sáng nhiều màu sắc khác nhau qua từng thời điểm.

- Chi tiết miêu tả không gian gia đình:

+ Người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.

+ Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

Trả lời:

Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy bằng một sức sống mới. Nó làm cho con người ta “phát điên lên”, đứng ngồi không

(4)

con người ta trẻ hơn, đập mạnh hơn. Con người cũng muốn yêu và được yêu nhiều hơn nữa.

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.

Trả lời:

Cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến: rất độc đáo, thú vị, rất bản năng mà không chút cầu kì, vòng vo: “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.”

Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?

Trả lời:

Tác giả đã triển khai bài tuỳ bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân”, sau đó ông đã nhắc tới lí do nhiều người chuộng mùa xuân đến vậy. Tiếp tục, tác giả đưa ra quan điểm “nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế”. Từ đó tác giả dẫn dắt người đọc đến mùa xuân Tháng Giêng của Bắc Việt – quê hương của ông.

Câu 5 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?

Trả lời:

Cách viết này cho em hiểu tác giả là người sống xa quê, ông luôn mang một nỗi nhớ và tình yêu dành cho Hà Nội.

Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

(5)

Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình.

Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

Trả lời:

- Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tuỳ bút như lời trò chuyện tâm tình: “ Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.”

- Đặc điểm đó của lời văn có tác động khiến cho người đọc cảm thấy gần gũi hơn với tác giả, chúng ta như được đồng cảm, cùng chung suy nghĩ với lời tâm tình của tác giả.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí xuân.

Đoạn văn tham khảo:

Mùa xuân tới, cảnh sắc và không khí cũng chợt thay đổi. Nếu như vào mùa đông, cảnh vật và không gian dường như thật u ám, buồn tẻ thì đến mùa xuân, mọi thứ mang một sức sống mới. Trên trời cao, những đám mây trôi nhẹ nhàng và bồng bềnh trong gió làm cho không gian mùa xuân trở nên khoáng đạt, sạch sẽ. Ở góc trời đằng kia, đàn én đang tung tăng chao lượn báo hiệu mùa xuân về. Trước cảnh sắc đó, con người hiện lên với cái gì đó mới mẻ, tràn trề sức sống, chúng ta không còn co ro trong những chiếc áo phao dày cộm nữa mà đã phơi phới hơn trong tiết trời se se lạnh của mùa xuân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn trên đó là làm nổi bật sức sống của mùa xuân khi tác động tới con người. Cách so sánh trong câu này là so sánh kép,

Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều, mọi tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị nén lại, không một chút âm, một thứ vắng lặng mơ hồ rất

- “Ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình vì: “ông” không hiểu chính bản thân mình, ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình “ông không

- Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là loại văn bản nghị luận, trong đó người viết làm rõ và bản luận về đặc điểm của một tác phẩm trên các phương

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.. Ví dụ: Tấm Cám

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.. Ví dụ: Tấm Cám

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.. - Thời gian chuyển từ không Trăng đến