• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 44 (mới 2022 + Bài Tập): Thực hành: Tìm hiểm chức năng của tủy sống

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 8 Bài 44 (mới 2022 + Bài Tập): Thực hành: Tìm hiểm chức năng của tủy sống"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TUỶ SỐNG

I. MỤC TIÊU

- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định.

- Từ các kết quả quan sát được qua thí nghiệm:

+ Nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tuỷ sống.

+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Ếch (hoặc cóc, nhái, chẫu chàng): 1 con.

- Dụng cụ mổ và nửa lưỡi dao bào bẻ vát; giá treo ếch; kim băng to.

- Dung dịch HCl 0,3%; 1%; 3%.

- Diêm.

- Cốc đựng nước lã (250ml), đĩa kính đồng hồ.

- Bông thấm nước.

- Một đoạn tủy sống lợn tươi (nếu có).

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH 1. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước giới thiệu ở bảng 44 trên ếch đã hủy não (ếch tủy):

(2)

- Kết quả thí nghiệm:

+ Thí nghiệm 1: Co chi bị kích thích.

+ Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau.

+ Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co, co toàn thân.

→ Từ 3 thí nghiệm 1, 2 và 3, đưa ra dự đoán về chức năng của tuỷ sống: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi. Các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau theo đường liên hệ dọc.

+ Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co.

+ Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co.

→ Từ 2 thí nghiệm 4, 5: khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống.

+ Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co.

+ Thí nghiệm 7: 2 chi sau co.

(3)

→ Từ 2 thí nghiệm 6, 7: khẳng định có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.

- Rút ra kết luận về chức năng của tủy sống: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau.

II. NGHIÊN CỨU CẤU TẠO CỦA TUỶ SỐNG

1. Cấu tạo ngoài

- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.

- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.

2. Cấu tạo trong

(4)

Tủy sống gồm chất xám và chất trắng:

- Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên), là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.

- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin), là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bộ phận tủy sống của cơ quan thần kinh đã điều khiển các phản ứng đó.. Hoạt động 1: Phân tích hoạt động

+ Các sợi nhánh: Xuất phát từ thân nơron tạo nên chất trắng của hệ thần kinh, có nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền xung thần kinh từ các nơron khác xuống

→ Chức năng của dây thần kinh tuỷ là vừa dẫn truyền xung thần kinh vận động từ thần kinh trung ương đi ra cơ quan đáp ứng vừa dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ

→ Sự phối hợp giữa việc thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch, có quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập

+ Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt

Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện và chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau

- Chức năng của dây thần kinh tủy: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến

Trả lời câu hỏi trang 18 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vật sống hay không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học, có thể được tổ chức theo