• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 43 (mới 2022 + Bài Tập): Giới thiệu chung hệ thần kinh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 8 Bài 43 (mới 2022 + Bài Tập): Giới thiệu chung hệ thần kinh"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

I. NƠRON - ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH - Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

Cấu tạo của nơron điển hình

- Cấu tạo của nơron điển hình gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục:

+ Thân nơron: Chứa nhân tạo nên chất xám của hệ thần kinh; là nơi xuất phát hoặc tiếp nhận, dẫn truyền xung thần kinh từ sợi nhánh xuống.

+ Các sợi nhánh: Xuất phát từ thân nơron tạo nên chất trắng của hệ thần kinh, có nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền xung thần kinh từ các nơron khác xuống thân nơron.

+ Sợi trục: Chỉ có một sợi trục; có thể có hoặc không có bao miêlin; tận cùng có các cúc xinap tạo nên chất trắng của hệ thần kinh; có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh sang các tế bào khác.

(2)

- Chức năng của nơron: Chức năng chủ yếu của nơron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

+ Cảm ứng (hưng phấn) là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền dọc theo sợi trục.

II.CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH 1. Cấu tạo

(3)

Dựa vào cấu tạo, hệ thần kinh được chia thành bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên:

- Bộ phận trung ương: Gồm bộ não nằm trong hộp sọ và tủy sống nằm trong ống xương sống; có chức năng điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

+ Bộ phận ngoại biên: Gồm dây thần kinh (do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên) và các hạch thần kinh; có chức năng dẫn truyền xung thần kinh.

2. Chức năng

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể luôn thích nghi với những thay đổi của môi trường.

- Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng:

(4)

+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

→ Chức năng của dây thần kinh tuỷ là vừa dẫn truyền xung thần kinh vận động từ thần kinh trung ương đi ra cơ quan đáp ứng vừa dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ

→ Sự phối hợp giữa việc thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch, có quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập

Tiết 45-Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH I/ Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh:.. Dựa vào hình 43.1 và kiến thức đã học, hoàn thành mục

- Nằm ngoài cùng trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.. Thuộc bộ phận ngoại biên còn

Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hoà được hoạt động của chúng phù hợp với

Câu hỏi trang 172 sgk Sinh học lớp 8: Hãy liệt kê những chất gây hại đối với hệ thần kinh mà em biết hoặc đã từng nghe nói (có thể xếp loại, chẳng hạn: những

Bài tập (trang 115-116 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ: dẫn truyền, cúc xináp,

Mục tiêu: HS chỉ rõ cấu tạo và chức năng của nơron, từ đó thấy được chiều hướng lan truyền xung thần kinh trong sợi trục.. Thời