• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng | Giải bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng | Giải bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Câu hỏi trang 151 sgk Sinh học lớp 8: Quan sát kĩ hình 48-1 và 48-2 cùng các chú thích trên hình rồi trả lời các câu hỏi sau:

- Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?

- So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.

Lời giải:

- Trung khu (bộ phận trung ương) của các phản xạ vận động và sinh dưỡng đều nằm trong chất xám, nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên của tủy sống và trụ não.

- So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng:

Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh

dưỡng

Trung khu Nằm trong chất xám Nằm trong chất xám ở sừng bên của tủy sống và trụ não.

Đường hướng tâm Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Gồm một nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Đường li tâm Chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng.

Gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng

Điều khiển Hoạt động của nội quan Hoạt động của các cơ

(2)

Câu hỏi trang 152 sgk Sinh học lớp 8: Trình bày điểm khác nhau giữa phân hệ giao cảm và đối giao cảm.

Lời giải:

Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm Trung ương Các nhân xám ở sừng bên

tuỷ sống (từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III)

Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống

Ngoại biên gồm: Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron)

Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách.

Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

Nơron trước hạch (sợi trục có bao miêlin)

Sợi trục ngắn Sợi trục dài Nơron sau hạch (không có

bao miêlin)

Sợi trục dài Sợi trục ngắn

Câu hỏi trang 153 sgk Sinh học lớp 8: Căn cứ vào hình 48.3 và 48.2, em có thể nhận xét gì về chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì trong đời sống.

(3)

Lời giải:

Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hoà được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.

Bài 1 trang 154 sgk Sinh học lớp 8: Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Lời giải:

Sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 bộ phận giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

* Sự giống nhau:

- Đều có trung ương là nhân xám.

- Điều hòa hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi.

* Sự khác nhau:

Bộ phận giao cảm Bộ phận đối giao cảm

Trung ương Nhân xám ở sừng bên tùy sống (từ đối sống ngực I đến đốt tủy thắt lưng III)

Nhân xám ở trụ não và sừng bên đoạn cùng tủy sống

Hạch thần kinh Chuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột sống hoặc các hạch trước cột sống, xa cơ quan phụ trách

Hạch nằm xa trung ương (gần cơ quan phụ trách)

Nơron trước hạch (có bao miêlin)

Sợi trục ngắn Sợi trục dài

Nơron sau hạch (không có bao miêlin)

Sợi trục dài Sợi trục ngắn

Chức năng Tăng lực và nhịp cơ tim Dãn phế quản nhỏ Giảm nhu động ruột

Co mạch máu ruột, da, dãn mạch máu cơ

Giảm tiết nước bọt

Giảm lực và nhịp cơ tim

Co phế quản nhỏ Tăng nhu động ruột Dãn mạch máu ruột, da, co mạch máu cơ

(4)

Dãn đồng tử Dãn cơ bóng đái

Tăng tiết nước bọt Co đồng tử

Co cơ bóng đái

Bài 2* trang 154 sgk Sinh học lớp 8: Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:

- Lúc huyết áp tăng cao.

- Lúc hoạt động lao động.

Lời giải:

Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:

* Lúc huyết áp tăng cao:

- Các thụ quan bị kích thích  xuất hiện xung thần kinh  trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám (thuộc bộ phận đối giao cảm)  dây li tâm (dây thần kinh X hay dây mê tẩu)  tim làm giảm nhịp co và lực co; làm dãn các mạch da và mạch ruột  hạ huyết áp.

* Hoạt động lao động:

- Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa đường glucôzơ dễ tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu.

- H+ được hình thành  H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy trung khu giao cảm  dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ  tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến cơ dãn ra để cung cấp ôxi cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đối với thực vật, chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể:.. + Tham gia cấu tạo nên

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

+ Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt

- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.. - So sánh kết quả giữa những ống

Bài 1 trang 171 sgk Sinh học lớp 8: Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?.

Câu hỏi trang 172 sgk Sinh học lớp 8: Hãy liệt kê những chất gây hại đối với hệ thần kinh mà em biết hoặc đã từng nghe nói (có thể xếp loại, chẳng hạn: những

Lê Thị Nguyệt (2012) đã đưa ra đề tài nghiên cứu “ Đánh giá công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với các khách hàng sử dụng thuê bao trả sau của