• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 115 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 43 – 1 SGK và kiến thức đã học ở bài 6 chương I, hãy mô tả lại cấu tạo và nêu rõ chức năng của nơron.

Trả lời:

(2)

- Mỗi nơron gồm:

+ 1 thân

+ Nhiều sợi nhánh (tua ngắn)

+ 1 sợi trục dài thường có bao mielin, tận cùng tua dài có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời.

- Chức năng của noron là: Cảm ứng và dẫn truyền các xung thần kinh.

Bài tập 2 (trang 115 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 43 – 2 SGK và sự hiểu biết, hãy hoàn chỉnh đoạn thông báo sau bằng cách điền các từ và cụm từ: não, tủy sống, bó sợi cảm giác và bó sợi vận động vào chỗ trống thích hợp:

Trả lời:

Hệ thần kinh gồm: bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên.

- Bộ phận thần kinh trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

- Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 115-116 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ: dẫn truyền, cúc xináp, não bộ, cảm ứng, sợi trục, tủy sống, hệ thần kinh sinh dưỡng, một thân, hệ thần kinh vận động, bao milêlin, hạch thần kinh.

Trả lời:

- Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao milêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

(3)

- Hệ thần kinh bao gồm não bộ, tủy sống (bộ phận trung ương), các dây thần kinh và hạch thần kinh (bộ phận ngoại biên). Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 116 VBT Sinh học 8): Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.

Não (chất xám, chất trắng) Bộ phận trung ương

Tủy sống (chất xám, chất trắng)

Hệ thần kinh

Dây thần kinh Bộ phận ngoại biên

Hạch thần kinh

Bài tập 2 (trang 116 VBT Sinh học 8): Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Trả lời:

Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng Chức năng Điều khiển hoạt động của hệ cơ

xương liên quan đến các hoạt động của cơ vân.

Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

Hình thức hoạt động

Hoạt động có ý thức Hoạt động không có ý thức

Bài tập 3 (trang 116 VBT Sinh học 8): Chọn phương án đúng nhất bằng cách điền dấu × vào ô ở đầu câu.

Cấu tạo của một nơron điển hình:

(4)

a) Thân, nhiều sợi nhánh và sợi trục.

b) Thân và sợi trục.

c) Thân và các tua.

d) Thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục thường có bao miêlin.

Trả lời:

Đáp án: d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau: khi có vết thương cháy máu, tiểu cầu tạo búi tơ máu ôm giữ lấy các tế bào màu thành một khối máu đông để

Vai trò cuả hệ tuần hoàn máu: đảm bảo máu lưu thông liên tục, thực hiện sự trao đổi chất ở tế bào và máu (vòng tuần hoàn lớn) và sự trao đổi khí giữa máu và phổi

Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi: sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống

Bài tập 2 (trang 69 VBT Sinh học 8): So sánh kết quả giữa những ống thí nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh

- Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa. - Khẩu phần ăn uống hợp lí. - Vệ sinh thân thể hàng ngày - Không nhịn đi vệ sinh quá lâu. Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài

- Chức năng của dây thần kinh tủy: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến