• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới Bài tập 1 (trang 37-38 VBT Sinh học 8):

1. Ý nghĩa sự đông máu với sự sống của cơ thể?

Trả lời:

Sự đông máu có ý nghĩa là giúp cơ thể chống mất máu, bảo vệ sự sống của cơ thể 2. Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

Trả lời:

Sự đông máu liên quan đến hoạt động của yếu tố tiểu cầu là chủ yếu 3. Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?

Trả lời:

Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ một búi tơ máu ôm giữ lấy các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín miệng vết thương.

4. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Trả lời:

(2)

Tiểu cầu dính vào vết rách, vỡ ra giải phóng chất xúc tác làm cho fibrinogen hòa tan biến thành fibrinigen không hòa tan (tơ máu) tạo búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín miệng vết thương.

Bài tập 2 (trang 38 VBT Sinh học 8): Đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đồ sau:

Trả lời:

Bài tập 3 (trang 38 VBT Sinh học 8):

1. Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

Trả lời:

Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì trong máu O có kháng thể α gây kết dính kháng nguyên A và kháng thể β gây kết dính kháng nguyên B

2. Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

Trả lời:

(3)

Máu không có kháng A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì tròn máu O có kháng thể α và β nhưng trong máu cho không có kháng nguyên A và B nên không gây kết dính.

3. Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV, …) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?

Trả lời:

Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,….) không thể đem truyền cho người khác, vì người nhận máu sẽ có nguy cơ bị bệnh cao.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Cơ thể có khả năng chống mất máu bằng cách nào? Do thành phần nào của máu tham gia?

Trả lời:

Cơ thể có khả năng chống mất máu bằng cách hình thành khối máu đông bịt kín miệng vết thương. Khả năng này có được nhờ tiểu cầu trong máu.

2. Phải truyền máu khi nào? Khi phải truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

- Phải truyền máu khi bị thiếu máu, khi bị mất máu quá nhiều - Khi truyền máu phải tuân thủ nguyên tắc:

+ Phải xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu thích hợp trước khi truyền máu + Phải kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 39 VBT Sinh học 8): Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

Trả lời:

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau: khi có vết thương cháy máu, tiểu cầu tạo búi tơ máu ôm giữ lấy các tế bào màu thành một khối máu đông để bịt kín vết thương, giúp máu không chảy nữa.

(4)

Bài tập 2 (trang 39 VBT Sinh học 8): Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?

Trả lời:

Em đã bị đứt tay, chảy máu vài lần. Vết thương đó nhỏ, chảy máu ít, em đã dùng ngón tay cái sạch bịt kín vết thương để giữ khối máu đông cho đến khi máu hoàn toàn

không chảy nữa em mới lấy cồn để sát trùng vết thương và dùng bông sạch cùng băng để băng vết thương lại.

Bài tập 3 (trang 39 VBT Sinh học 8): Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó.

Trả lời:

Trong gia đình em có mẹ em đã được xét nghiệm máu và có nhóm máu O.

Em đã lập sơ đồ cho và truyền máu cho mẹ như sau:

Bài tập 4 (trang 40 VBT Sinh học 8): Hãy chọn các từ hay cụm từ sau để điền vào chỗ trống trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lí.

a) Tiểu cấu d) Búi tơ máu

b) Bảo vệ cơ thể e) Tế bào máu c) Mất máu Đông máu là một cơ chế ... để chống ... Sự đông máu liên quan đến hoạt động của ... là chủ yếu để hình thành một ... ôm giữ các ... thành một khối máu đông bịt kín vết thương.

Trả lời:

Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu , có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh?. * Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu

Các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, vì thế nó có nhiệm vụ mang khí oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải, khí cacbonic

Câu hỏi trang 44 sgk Sinh học lớp 8: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ mạng lưới tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu?. - Tiểu cầu có

- Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?. - Dùng dao sắc bổ dọc một quả tim lợn

Bài 1 trang 60 sgk Sinh học 8: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế

- Những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng biện pháp buộc day garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu

Các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, vì thế nó có nhiệm vụ mang khí oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải, khí cacbonic