• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch.

Vệ sinh hệ tuần hoàn

Câu hỏi trang 58-59 sgk Sinh học 8:

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?

Lời giải:

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ sức đẩy do tim tạo ra (khi tim co).

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn có thể chuyển qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi:

+ Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch.

+ Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào.

+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

+ Ở phần tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu chảy ngược chiều trọng lực) còn có các van giúp máu không bị chảy ngược.

Câu hỏi trang 59 sgk Sinh học 8: Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch.

Lời giải:

(2)

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, heroin, …

- Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm

- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật

- Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ

Câu hỏi trang 60 sgk Sinh học 8: Đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch

Lời giải:

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức.

Bài 1 trang 60 sgk Sinh học 8: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?

Lời giải:

- Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co).

- Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp và vận tốc máu trong mạch.

- Huyết áp hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0.5 m/s ở động mạch => 0.001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.

(3)

Bài 2 trang 60 sgk Sinh học 8: Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo?

Lời giải:

- Khi nghỉ ngơi, chỉ số nhịp tim của vận động viên là 40 – 60 nhịp/phút

 Điều này giúp tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Khi hoạt động gắng sức, chỉ số này tăng lên rất cao 180 – 240 nhịp/phút

 Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.

- Do các vận động viên thể thao đều đặn luyện tập thời gian lâu dài  nâng được hiệu suất làm việc của tim. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm được nhiều máu hơn.

Bài 3 trang 60 sgk Sinh học 8: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.

Lời giải:

+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp.

(4)

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêrôin, rượu, ...

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp.

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kì hằng năm để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tim mạch.

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật, ...

Bài 4 trang 60 sgk Sinh học 8: Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.

Lời giải:

- Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch.

- Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da, trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 172 sgk Sinh học lớp 8: Hãy liệt kê những chất gây hại đối với hệ thần kinh mà em biết hoặc đã từng nghe nói (có thể xếp loại, chẳng hạn: những

Câu hỏi trang 208 sgk Sinh học lớp 8: So sánh cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng bằng cách hoàn thành bảng

- Lao động vừa sức, không mang vác đồ quá nặng, khi mang vác đồ cần mang đều ở hai vai.. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản 1. + Lồng ngực nở rộng sang

Sự trao đổi của tế bào trong cơ thể người với môi trường bên ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết được gọi là môi trường trong cơ thể. Bài tập

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau: khi có vết thương cháy máu, tiểu cầu tạo búi tơ máu ôm giữ lấy các tế bào màu thành một khối máu đông để

Vai trò cuả hệ tuần hoàn máu: đảm bảo máu lưu thông liên tục, thực hiện sự trao đổi chất ở tế bào và máu (vòng tuần hoàn lớn) và sự trao đổi khí giữa máu và phổi

Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có

Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi: sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh