• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới Bài tập 1 (trang 40-41 VBT Sinh học 8):

1. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

Trả lời:

Đường đi của máu:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ sậm từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi, rồi đến mao mạch phổi để thải khí CO2 và nhận khí O2 từ phổi thành máu đỏ tươi theo mao mạch, vào tĩnh mạch phổi rồi về tâm nhĩ trái.

(2)

- Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái chảy vào động mạch chủ, rời tim tới các cơ quan ở phần trên và phần dưới cơ thể để cung cấp O2 và nhận CO2, các chất thải, chất độc do tế bào tiết ra trở thành màu đỏ sậm, đi vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải.

2. Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

Trả lời:

- Vai trò của tim: co bóp để bơm máu đi abro đảm dòng máu lưu thông liên tục trong hệ mạch theo vòng tuần hoàn.

- Vai trò của hệ mạch: dẫn máu qua các tế bào của cơ thể để trao đổi chất.

3. Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Trả lời:

Vai trò cuả hệ tuần hoàn máu: đảm bảo máu lưu thông liên tục, thực hiện sự trao đổi chất ở tế bào và máu (vòng tuần hoàn lớn) và sự trao đổi khí giữa máu và phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) một cách liên tục, bảo vệ cơ thể, đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.

Bài tập 2 (trang 41 VBT Sinh học 8):

1. Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

Trả lời:

Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: các mao mạch bạch huyết bắt đầu là các túi kín nằm trong các khe tế bào, tập hợp thành các mạch bạch huyết lớn dần, đổ vào các hạch bạch huyết rồi đi ra, dồn dần lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết ngực đổ vào tĩnh mạch chủ trên.

2. Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

Trả lời:

Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ: từ các mao mạch bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể vào các mạch bạch huyết lớn dần, đổ vào các hạch bạch huyết, đi ra, dồn dần lại tĩnh mạch bạch huyết lớn.

3. Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

(3)

Trả lời:

Vai trò của hệ bạch huyết: cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển của môi trường trong cơ thể, tham gia bảo vệ cơ thể.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 41 VBT Sinh học 8): Hãy hoàn thiện các thông tin sau:

Hãy hoàn thiện các thông tin sau:

Hệ tuần hoàn máu gồm ... và... tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua..., giúp máu trao đổi... và CO2. Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các... của cơ thể, để thực hiện...

Hệ bạch huyết gồm phân hộ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện ... của cơ thể và tham gia...

Trả lời:

Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2. Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể, để thực hiện sự trao đổi chất.

Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 41 VBT Sinh học 8): Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Bài tập 2 (trang 42 VBT Sinh học 8): Hệ bạch huyết gồm những thành phần nào?

Trả lời:

(4)

Hệ bạch huyết gồm: ống bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết tạo nên phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

Bài tập 3 (trang 42 VBT Sinh học 8): Nêu tên vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ phân hệ nào?

Trả lời:

Một số cơ quan bộ phận như: cổ, hõm nách bên phải. Những cơ quan này sự luân chuyển bạch huyết nhờ phân hệ nhỏ.

Bài tập 4 (trang 42 VBT Sinh học 8): Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập (nơi mỏm tim chạm vào thành trước của lồng ngực).

Trả lời:

- Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí quả tim ở trước ngực, nhận thấy nhịp đập của tim.

- Thở ra gắng sức nín thở để tìm mỏm tim, dùng gan bàn tay để sờ diện đập tim rồi dùng đầu ngón tay để xác định lại vị trí mỏm tim. Bình thường mỏm tim ở liên sườn 4 hay 5 ngay bên trong đường trung đòn trái.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình lectron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn

Câu hỏi trang 44 sgk Sinh học lớp 8: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ mạng lưới tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu?. - Tiểu cầu có

- Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?. - Dùng dao sắc bổ dọc một quả tim lợn

Bài 1 trang 60 sgk Sinh học 8: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế

Sự trao đổi của tế bào trong cơ thể người với môi trường bên ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết được gọi là môi trường trong cơ thể. Bài tập

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau: khi có vết thương cháy máu, tiểu cầu tạo búi tơ máu ôm giữ lấy các tế bào màu thành một khối máu đông để

Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có