• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi sinh cả năm

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi sinh cả năm"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI - SINH 8 Chương I: Khái quát về cơ thể người A. TRẮC NGHIỆM:

*Biết

Câu 1.2: Cấu tạo cơ thể người được chia làm mấy phần:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2.3 Đơn vị chức năng của cơ thể là:

A. tế bào B. mô C. cơ quan D. hệ thần kinh

*Hiểu:

Câu 3.3: Chất tế bào(Tb) và nhân có chức năng lần lượt là:

A. trao đổi chất với môi trường ngoài.

B. trao đổi chất với môi trường trong cơ thể

C. điều khiển hoạt động sống của tế bào và giúp tế bào trao đổi chất D. trao đổi chất và điều khiển hoạt động sống của tế bào

Câu 4.4: Mô biểu bì gồm các tế bào:

A. xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan B. liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể

C. có khả năng co dãn tạo nên sự vận động.

D. tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin.

Câu 5.4: Máu thuộc được xếp vào loại mô:

A. biểu bì B. liên kết C. cơ D. thần kinh B. Tự luận

*Biết

Câu 1.6: Phản xạ là gì? Cho ví dụ

- Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường - Ví dụ: trời nắng mặt đỏ lên, trời lạnh da tím lại và sởn gai ốc Câu 2.6 Nêu các thành phần của 1 cung phản xạ

- Cơ quan thụ cảm (da) - Nơ ron hướng tam - Nơ ron trung gian - Nơ ron li tâm

- Cơ quan phản ứng ( bắp cơ)

Chương II: Vận động A. TRẮC NGHIỆM:

* Biết

Câu 1.7: Bộ xương người chia thành 03 phần, đó là?

A. Xương đầu, xương thân, xương tay B. Xương đầu, xương thân, xương chân C. Xương đầu, xương thân, xương tay - chân D. Xương thân, xương tay, xương chân Câu 2.7 Khớp động ở người là?

A. Khớp xương sọ B. Khớp khuỷa tay

C. Khớp giữa các đốt sống D. Khớp giữa hai xương háng Câu 3.7 Khớp bán động ở người là?

(2)

A. Khớp xương sọ B. Khớp khuỷa tay C. Khớp giữa các đốt sống D. Khớp giữa hai xương háng Câu 4.7 Khớp bất động ở người là?

A. Khớp xương hộp sọ B. Khớp khuỷa tay

C. Khớp giữa các đốt sống D. Khớp giữa hai xương háng Câu 5.8 Xương to ra là do sự phân chia tế bào ở?

A. Mô xương cứng B. Sụn tăng trưởng

C. Khoang xương D. Màng xương

Câu 6.8 Xương dài ra là do sự phân chia tế bào ở?

A. Mô xương cứng B. Sụn tăng trưởng

C. Khoang xương D. Màng xương

Câu 7.8 Chức năng của bộ xương là?

A. Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể và chỗ bám của các cơ B. Là chỗ bám cho các cơ

C. Tạo khoang chứa các bộ phận của cơ thể D. Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động Câu 8.8 Thành phần hóa học của xương gồm có?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng ( chủ yếu photpho) B. Chất hữu cơ và chất khoáng ( chủ yếu kali) C. Chất hữu cơ và chất khoáng ( chủ yếu canxi) D. Chất hữu cơ và chất khoáng ( chủ yếu natri)

Câu 9.9. Đặc điểm cấu tạo nào không phải của bắp cơ?

A. Có nhiều bó cơ B. Bụng phình to

C. Ngoài có màng liên kết D. Có tơ cơ dày và tơ cơ mảnh

Câu 10.9 Sự co dãn của tế bào cơ là do?

A. Tính đàn hồi của các sợi cơ

B. Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào tơ cơ dày C. Sự trượt rút của tơ cơ dày trên tơ cơ mảnh D. Sự trượt rút của tơ cơ mảnh trên tơ cơ dày Câu 11. 9 Nguyên nhân của sự co cơ là do?

A. Có kích thích của môi trường B. Sự co rút của chất nguyên sinh C. Sự đàn hồi của các tơ cơ D. Sự co ngắn của đĩa sáng

* Hiểu:

Câu 1.10 Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ?

A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều B. Do lượng cacbonic quá cao

C. Do dinh dưỡng thiếu hụt D. Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ axit lactic Câu 2. 8 Sụn bọc đầu xương có tác dụng?

A. Làm cho xương bền chắc B. Làm cho xương tăng trưởng C. Phân tán lực tác động D. Giảm ma sát trong khớp xương Câu 3.8 Các nan xương trong mô xương xốp ở đầu xương dài có tác dụng:

A. Làm cho xương bền chắc B. làm cho xương tăng trưởng

(3)

C. Phân tán lực tác động D. Giảm ma sát trong khớp xương Câu 4.8 Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ là chức năng của?

A. Mô xương cứng B. Mô xương xốp

C. Khoang xương D. Màng xương

Câu 5.11 Đặc điểm nào không đúng với sự tiến hóa xương đầu của người so với thú?

A. Hộp sọ phát triển B. Tỉ lệ sọ/ mặt lớn C. Xương hàm lớn D. Hình thành lồi cằm

Câu 6.11 Đặc điểm nào không phù hợp với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân ở người?

A. Cột sống có 04 chỗ cong

B. Có sự phân hóa giữa xương tay và xương chân C. Lồng ngực nở rộng sang hai bên

D. Xương gót chân nhỏ

Câu 7.11. Đặc điểm nào không đúng với sự tiến hóa của hệ cơ người?

A. Cơ vận động lưỡi phát triển B. Cơ nhai phát triển C. Cơ tay phân hóa cao D. Cơ chân lớn khỏe Câu 8.11 Sự hình thành lồi cằm ở người có liên quan đến?

A. Việc chế biến thức ăn và ăn chín B. Thức ăn của người da đen C. Các cơ vận động ngôn ngữ D. Tiếng nói phát triển

* Vận dụng thấp

Câu 1.10 Khi em kéo 01 thùng nước nặng 2kg từ mặt nước lên thành giếng với khoảng cách 5m thì em đã sản sinh ra một công là bao nhiêu?

A. 10J B. 100J C. 1000J D. 10.000J

B. Tự luận:

*Biết

1. Nêu chức năng của bộ xương? Theo em trong những chức năng đó thì chức năng nào cơ bản nhất?

2. Bộ xương được chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?

3. Nêu cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ?

4. Nêu đặc điểm của 03 loại khớp. Cho ví dụ?

5. Công cơ là gì? Viết công thức tính công. Công cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

*Hiểu

1.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tay và chân. Ý nghĩa của sự khác nhau 2. Phân biệt được sự khác nhau giữa bộ xương của người và bộ xương của thú.

3. Phân biệt được sự khác nhau giữa hệ cơ của người và hệ cơ của thú.

4. Phân tích được những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.

5. Hiểu được nguyên nhân của sự mỏi cơ.

6. Xương dài có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng?

*Vận dụng thấp:

1.Giải thích vì sao khi té thì người già dễ bị gãy xương?

2. Khi chạy một đoạn đường dài, chân của em như thế nào? Hãy giải thích vì sao?

3. Em hãy đề ra một số biện pháp của bản thân để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh?

4. Các em cần chú ý những điều gì để chống cong vẹo cột sống?

(4)

5. Hằng ngày, khi đi học em cầm cặp nặng 3kg với quãng đường 500m. Như vậy tay của em sinh ra 01 công là bao nhiêu?

*Vận dụng cao

1. Bạn H lớp 7A cùng mẹ chế biến món canh xương lợn hầm đu đủ. Khi xương lợn được hầm thì bở. H không biết tại sao như thế. Theo em, tại sao xương lợn được hầm thì bở?

2. Khi em gặp một người bị gãy xương ở cẳng tay thì em sẽ sơ cứu như thế nào. Hãy trình bày lại phương pháp mà em đã sơ cứu.

Chương III: TUẦN HOÀN

* Mức độ nhận biết:

Câu1.13 Máu gồm các tế bào máu và………

a. huyết tương b. huyết thanh c. chất sinh tơ máu d. tơ máu Câu 2.13 Môi trường trong của cơ thể gồm:

a. máu, nước mô, hồng cầu b. máu, nước mô, tiểu cầu c. máu, nước mô, bạch cầu d. máu, nước mô, bạch huyết

Câu 3.15 Thành phần của khối máu đông là

a. huyết tương và các tế bào máu b. tơ máu và các tế bào máu c. tơ máu và hồng cầu d. bạch cầu và các tơ máu

Câu 4.15 Loại tế bào máu có vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu là a. tiểu cầu b. hồng cầu c. bạch cầu d. huyết tương

Câu 5.15 Huyết thanh là:

a. Huyết tương vẫn còn chất sinh tơ máu b. huyết tương đã mất chất sinh tơ máu c. Huyết tương vẫn còn chứa ion caxi d. các tế bào máu và huyết tương

Câu 6.17 Tim được cấu tạo bởi:

a. Cơ tim b. Cơ vân c. Mô sụn d. Mô liên kết Câu 7.15 Trình bày cơ chế của quá trình đông máu?

Câu8 .14 Bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn bằng cách nào? Cơ chế tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể là gì?

Câu 9.14 Thế nào là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo? Cho ví dụ

Câu 10.15 Thế nào là sự đông máu? Ý nghĩa của sự đông máu đối với đời sống con người?

Câu 11.16 Hệ tuần hoàn gồm những bộ phận chủ yếu nào? Nêu cấu tạo và vai trò của chúng?

Câu 12.16 Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng cảu hệ bạch huyết?

Câu 13.18 Thế nào là huyết áp? Khi nào thì huyết áp tối đa, khi nào huyết áp tối thiểu?

* Mức độ Thông hiểu

Câu 14.13 Loại tế bào máu không có nhân khi trưởng thành là:

a. Tiểu cầu b. Hồng cầu c. Bạch cầu d. Tiểu cầu và hồng cầu Câu 15.13 Khi cơ thể mất nhiều nước thì máu lưu thông:

a. Dễ dàng b. Khó lưu thông c. Mạch máu co lại d. Số lượng hồng cầu tăng Câu 16.13 Loại tế bào máu có số lượng lớn nhất là:

a. Tiểu cầu b. Hồng cầu c. Bạch cầu d. Tiểu cầu và hồng cầu

Câu 17.15 Nhóm máu chỉ truyền cho chính nó mà không truyền được cho những người có nhóm máu khác là:

a. Nhóm máu O b. Nhóm máu A c. Nhóm máu AB d. Nhóm máu B

(5)

Câu 18.15 Nhóm máu AB truyền được cho người có nhóm máu

a. Nhóm máu O b. Nhóm máu A c. Nhóm máu AB d. Nhóm máu B

Câu 19.16 Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ:

a. Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu b. Nhiều hồng cầu, không có tiểu cầu c. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít d. Không có bạch cầu, có hồng cầu.

Câu 20.16 Mạch đổ máu trực tiếp vào tâm nhĩ phải của tim là:

a. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi b. Động mạch chủ

c. Động mạch phổi d. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới Câu 21. 16 Khi tâm nhĩ trái co máu được đổ vào:

a. Tâm nhĩ phải b. Tâm nhĩ trái c. Tâm thất phải d. Tâm thất trái Câu 22.15 Người có nhóm máu O có thể nhận được máu của những nhóm máu nào? Vì sao ? Câu 23.15 Người có nhóm máu AB có thể nhận được máu của những nhóm máu nào? Vì sao ?

Câu 25.15 Vì sao người có nhóm máu AB không thể cho máu người có nhóm máu khác (O, A, B)?

Câu 26.14 Nếu virut, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu, thì bạch cầu còn có khả năng ngăn cản và tiêu diệt chúng nữa không?

Câu 27.15 Trình bày các nguyên tắc truyền máu ở người? Trong quá trình truyền máu cần phải chú ý những vấn đề gì?

Câu 28.18 Muốn bảo vệ tim mạch cần tránh những tác nhân có hại nào?

Câu 2.16 Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn?

Câu 30.17 So sánh thành phần cấu tạo và chức năng các loại mạch máu?

* Mức độ Vận dụng thấp

Câu 31.15 Bản thân em thuộc nhóm máu nào? Như vậy, em có thể cho và nhận những nhóm máu nào?

Câu 32.15 Cơ thể của bạn nam tên N lớp 8a nặng 48 kg. Hỏi trong cơ thể Nam có khoảng bao nhiêu ml máu?

Câu 33.15 Cơ thể của bạn nữ tên L lớp 8a nặng 48 kg. Hỏi trong cơ thể Lan có khoảng bao nhiêu ml máu?

Câu 34.14 Bản thân em đã miễn dịch với những bệnh nào trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)

Câu 35.14 Người ta thường tiêm phòng những bệnh nào cho trẻ?

Câu 36.15 Em C lớp 6a hỏi bạn của mình như sau: “Tại sao khi bị đứt tay, máu chảy ra mình dùng tay bịt chặt miệng vết lại một lúc thì có cục máu đông. Vậy máu chảy trong cơ thể có bị đông không?”. Theo em, tại sao có cục máu đông đó? Máu chảy trong cơ thể có bị đông không? Tại sao?.

Câu 38.17 Mỗi chu kỳ co dãn của tim là bao nhiêu giây? Trong một phút trung bình có bao nhiêu chu kỳ co dãn của tim?

Câu 39.19 Khi gọt xoài em vô tình làm dao cắt đứt lòng bàn tay của mình em sẽ xử lí như thế nào?

* Mức độ Vận dụng cao :

Câu 40.13 Một số người cho rằng: Khi bị nôn (ói) nhiều, tiêu chảy,… ta không nên uống nước. Điều này có đúng không? Tại sao?

(6)

Câu 41.14 Em có biết tiêm thuốc ngừa lao là được tiêm gì vào cơ thể hay không? Tại sao tiêm thuốc ngừa lao thì phòng được bệnh lao?

Câu 42.14 Tại sao những người bệnh AIDS thường bị chết bởi những bệnh cơ hội do các virut, vi khuẩn gây ra như lao, sởi,..?

Câu 43.15 Bạn H lớp 8a thuộc nhóm máu B trên đường đi đến trường bị tai mất nhiều máu.

Khi vào viện bác sĩ nói cần truyền máu nhưng trong bệnh viện đã hết nhóm máu O, B. Nếu em là bạn chung lớp có nhóm máu B và sức khỏe tốt em sẽ là gì để giúp đỡ bạn? Vì sao bác sĩ phải thử máu khi truyền máu?

Câu 44.15 Ông Nguyễn Văn Tí là công nhân làm việc ở xí nghiệp đá thuộc nhóm máu A trên đường về nhà bị tai nạn mất rất nhiều máu. Khi chuyển vào bệnh viện bác sĩ cho biết cần truyền máu ngay cho ông nhưng trong bệnh viện chỉ còn nhóm máu O, B, AB. Hỏi

a) Bác sĩ đã lựa chọn nhóm máu nào truyền cho ông Tí?

b) Em hãy giải thích vì sao bác sĩ chọn nhóm máu đó?

Câu 45.18 Tại sao ở người lớn tuổi nếu chế độ ăn có quá nhiều colesteron thì dễ bị bệnh xơ vữa động mạch? Em sẽ làm gì để rèn luyện cho hệ tim mạch luôn được khỏe mạnh?

Câu 46.17 Vì sao tim làm việc liên tục từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ đến lúc già và chết mà không mệt?

Câu 47.18 Một người có chỉ số huyết áp như sau: 120/80mmHg. Chỉ số này có ý nghĩa gì?

Câu 48.19 Trong lần tham quan thiên nhiên leo núi cùng với lớp. Nếu có bạn trong lớp bất cẩn té bị đá cắt đứt cổ tay bạn em sẽ làm thế nào?.

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

*Biết

Câu 1.20: Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là:

A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi B. Quá trình hít vào và thở ra

C. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào D. Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào

Câu 2.21: Hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ sự phối hợp của:

A. Cơ hoành và cơ liên sườn. B. Cơ hoành và cơ bụng.

C. Cơ liên sườn và cơ bụng. D. Cơ liên sườn và cơ họng.

Câu 3.21: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra dựa vào cơ chế:

A. Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp B. Khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao C. Nhờ lực hút và áp suất khi hít vào hay thở ra

D. Thẩm thấu từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp Câu 4.22: Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá:

A. Gây ung thư phổi B. Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi

C. Gây nghiện D. Diệt khuẩn

*Vận dụng cao:

Câu 1.22: Bản thân em cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh?

Câu 2.22: Bản thân em là học sinh thì em có nên hút thuốc lá hay không? Vì sao CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

(7)

Câu 1.24.1: Quan sát hình bên cho biết vị trí số 5 và 10 ? A. Dạ dày, ruột non B. Ruột non, trực tràng

C. Dạ dày, trực tràng D. dạ dày, ruột thừa.

Câu 2.28.2: Cơ quan nào dưới đây không thuộc ống tiêu hóa:

A. Thực quản B. Dạ dày

C. Gan D. Ruột thừa

Câu 3.25.2: Trong khoang miệng, ezim amilaza biến đổi:

A. Protein thành axit amin

B. Gluxit(tinh bột) thành đường mantozo C. Lipit thành các hạt nhỏ

D. Axit Nucleic thành các thành phần cấu tạo nhỏ.

Câu 4.27.2: Trong dạ dày, enzim pesin biến đổi:

A. Chuỗi dài nhiều axit amin thành chuỗi ngắn 3- 10 axit amin B. Gluxit(tinh bột) thành đường mantozo

C. Lipit thành các hạt nhỏ

D. Axit Nucleic thành các thành phần cấu tạo nhỏ.

* Vận dụng cao:

Câu 6: Hiện nay có nhiều người muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn sáng? Theo em thì quan niệm đó có đúng không? Vì sao?

Câu 7: Hiện nay giới trẻ rất thích ăn đồ ăn vặt, thậm chí ăn bánh khỏi cần ăn cơm. Em có suy nghĩ gì về sở thích này.

Câu 8.29: Táo bón trong 1 thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ, để tránh tình trạng này, em cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi nở, cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.Hương sen ngan ngát, thanh khiết.. Đài sen khi già thì dẹt lại,

+ Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu , có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh?. * Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu

Nghiên cứu đã được thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa lâm sàng và phòng xét nghiệm: những kết quả xét nghiệm thu được (phát hiện bệnh nhân có.. kháng thể

Câu hỏi trang 44 sgk Sinh học lớp 8: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ mạng lưới tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu?. - Tiểu cầu có

Nghiên cứu thu được những kết quả cụ thể, có độ tin cậy về tác dụng của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm và trên bệnh nhân có rối loạn lipid máu, làm cơ

Trong trường hợp mất bù nặng các biện pháp điều trị trên không hiệu quả, phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch là biện pháp hiệu quả đợt cấp mất

At beginning of depression, 82.9% of depressed patients are anxious; these symptoms are fast subsided within 3 first months under treatment. Line chart 3.11: Progress