• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới Bài tập 1 (trang 63 VBT Sinh học 8):

1. Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

Trả lời:

Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa:

vitamin, muối khoáng, nước.

2. Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

Trả lời:

Các chất trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

(2)

3. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

Trả lời:

Quá trình tiêu hóa thức ăn gồm các hoạt động: ăn và uống, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.

Bài tập 2 (trang 63 VBT Sinh học 8): Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở hình 24 – 3 SGK vào các cột tương ứng ở bảng sau:

Trả lời:

Các cơ quan tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa Khoang miệng (răng, lưỡi)

Thực quản, họng Dạ dày

Tá tràng Ruột non

Ruột già, ruột thừa Ruột thẳng

Hậu môn

Tuyến nước bọt Tuyến mật Tuyến tụy Tuyến ruột

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản 1. Thực chất của hoạt động tiêu hóa thức ăn là gì?

(3)

Trả lời:

Hoạt động tiêu hóa thức ăn thực chất là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã không thể hấp thụ được ra ngoài cơ thể.

2. Hoạt động tiêu hóa thức ăn do các bộ phận nào đảm nhiệm?

Trả lời:

Quá trình tiêu hóa thức ăn nhờ hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 64 VBT Sinh học 8): Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?

Trả lời:

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như sau:

- Dựa vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:

+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo hóa học:

+ Các chất hữu cơ gồm: gluxit, lipit, protein, vitamin.

+ Các chất vô cơ: muối khoáng, nước

Bài tập 2 (trang 64 VBT Sinh học 8): Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

Trả lời:

Vai trò của tiêu hóa là: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã không thể hấp thụ được.

Bài tập 3 (trang 64 VBT Sinh học 8): Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hóa thì cần phải trải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác không?

(4)

Trả lời:

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

- Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu

Bài tập 4 (trang 65 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Các cơ quan trong ống tiêu hóa gồm:

a) Miệng, thực quản, gan, ruột già, hậu môn.

b) Thực quản, gan, ruột non, ruột già, hậu môn.

c) Gan, miệng, thực quản, ruột non, ruột già.

d) Ruột non, ruột già, miệng, hậu môn.

e) Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Trả lời:

Đáp án: e

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là prôtêin vì cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển; người trưởng thành nhu cầu dinh dưỡng

Sự trao đổi của tế bào trong cơ thể người với môi trường bên ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết được gọi là môi trường trong cơ thể. Bài tập

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Vì: tinh bột trong cơm đã chịu tác động của enzim amilaza có trong nước bọt làm biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo, đường này tác động vào các gai vị giác

- Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn, prôtêin được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 loại axit amin).. Với

- Tá tràng có ống chung dẫn dịch mật mà dịch tụy đổ vào; ở lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruoojt và các tế bào tiết dịch nhày trong dịch

- Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, sau khi ăn cần nghỉ ngơi để tiêu hóa có hiệu quả, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn.

Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ