• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày | Giải bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày | Giải bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Câu hỏi trang 87 sgk Sinh học 8:

- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

Lời giải:

- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc.

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày:

+ Biến đổi cơ học: Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

+ Biến đổi hóa học: Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

Câu hỏi trang 88 sgk Sinh học 8:

- Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27.

Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

(2)

Biến đổi thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt

động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học Biến đổi hóa học

- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan bộ phận nào?

- Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?

- Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

Lời giải:

Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày Biến đổi thức

ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt

động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học - Tiết dịch vị - Dạ dày co bóp

- Tuyến vị

- Các lớp cơ của dạ dày

- Mềm thức ăn - Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Biến đổi hóa học

Hoạt động của enzim

pepsinogen

Enzim pepsinogen Phân giải protein thành axit amin

- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.

- Trong dạ dày:

+ Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ ở giai đoạn đầu, khi dịch vị chứa HCl là pH thấp (2 - 3) chưa được trộn đều thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường.

+ Thức ăn lipit không được tiêu hoá trong dạ dày, vì trong dịch vị không có men tiêu hoá lipit.

- Protêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày do tuyến vị tiết ra. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do vậy protein niêm mạc dạ dày được bảo vệ và không bị phân hủy.

(3)

Bài 1 trang 89 sgk Sinh học 8: Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?

Lời giải:

Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa:

- Tiết dịch vị.

- Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

- Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme pepsinogen - Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

Bài 2 trang 89 sgk Sinh học 8: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Lời giải:

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra:

- Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn.

- Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, lúc đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.

- Thức ăn được giữ ở dạ dày từ 3 – 6 giờ.

(4)

Bài 3 trang 89 sgk Sinh học 8: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Lời giải:

Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra:

- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường ở giai đoạn đầu.

- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsinogen trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).

Bài 4 trang 89 sgk Sinh học 8: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Lời giải:

Sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipit, gluxit, prôtêin.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic). a) Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế

Bài 27.3 trang 38 Hóa học lớp 8: Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước (có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hiđro..

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn và uống, vận chuyển

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm: đường, axit béo và glixêrin,

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống

- Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn, prôtêin được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 loại axit amin).. Với

a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO 2 , SO 2 và một số khí khác hòa tan. Những chất này đã