• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng | Giải bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng | Giải bài tập Sinh học 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Câu hỏi trang 81 sgk Sinh học 8:

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

- Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25.

Bảng 25. Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng Biến đổi thức ăn

ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt

động

Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học

Biến đổi hóa học Lời giải:

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm dưới tác động của enzim amilaza trong nước bọt sẽ được biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, cho nên ta cảm thấy vị ngọt của cơm.

- Bảng 25:

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt

động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học - Tiết nước bọt - Nhai

- Tuyến nước bọt

- Răng

- Làm ướt và mềm thức ăn

- Làm mềm thức ăn

(2)

- Đảo trộn thức ăn

- Tạo viên thức ăn

- Răng, lưỡi

- Răng, lưỡi

- Làm thức ăn thấm nước bọt

- Dễ dàng nuốt xuống Biến đổi hóa học Hoạt động của

enzim amilaza trong nước bọt

Enzim amilaza Biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozo

Câu hỏi trang 82 sgk Sinh học 8:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

- Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hoá học không?

Lời giải:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng làm thức ăn thấm nước bọt, đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

- Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

(3)

Bài 1 trang 83 sgk Sinh học 8: Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

Lời giải:

Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm và đảo trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt.

Bài 2 trang 83 sgk Sinh học 8: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ "Nhai kĩ no lâu".

Lời giải:

Khi nhai càng kĩ thì thức ăn được nghiền nhỏ, mềm, trộn đều dịch tiêu hóa  hiệu suất tiêu hóa cao hơn  cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.

(4)

Bài 3 trang 83 sgk Sinh học 8: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Lời giải:

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là: gluxit, lipit, prôtêin.

Bài 4 trang 83 sgk Sinh học 8: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Lời giải:

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này trong khoang miệng được biến đổi:

- Cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

(5)

- Sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn và uống, vận chuyển

Hoạt động chủ yếu của ruột non là sự biến đổi hóa học: các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn như gluxit, lipit, protein thành các chất dinh dưỡng

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm: đường, axit béo và glixêrin,

+ Trao đổi ở cấp độ tế bào: tế bào thu nhận O 2 , chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị

- Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, sau khi ăn cần nghỉ ngơi để tiêu hóa có hiệu quả, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn.

Thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản (chất dinh dưỡng). Oxi, chất dinh dưỡng được đưa vào máu. Chất bã được thải qua hệ tiêu hóa, CO 2 được hệ hô hấp thải

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.