• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 31: Trao đổi chất | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 31: Trao đổi chất | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 78-79 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 31 – 1 SGK, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời những câu sau:

1. Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

(2)

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như sau:

- Cơ thể lấy vào khí oxi (nhờ hệ hô hấp), lấy thức ăn, nước, muối khoáng (nhờ hệ tiêu hóa); thải nước tiểu, mồ hôi ra ngoài (nhờ hệ bài tiết), thải phân (nhờ hệ tiêu hóa).

2. Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất là:

- Lấy thức ăn, nước, muối khoáng từ bên ngoài vào cơ thể rồi biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đưa vào hệ tuần hoàn để đi nuôi cơ thể.

- Chất bã còn lại được thải ra ngoài ở dạng phân 3. Hệ hô hấp có vai trò gì?

Trả lời:

Hệ hô hấp có vai trò là:

- Lấy oxi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể - Thải cacbonic từ trong cơ thể ra ngoài

4. Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất là:

- Nhả oxi và cung cấp chất dinh dưỡng cho từng tế bào

- Đồng thời thu nhận cacbonic (đưa về hệ hô hấp để thở) và chất độc, chất không cần thiết (đưa về hệ bài tiết) để cho cơ thể thải ra ngoài.

5. Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

Hệ bài tiết có chức năng lọc chất độc, chất thải của tế bào để thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nước tiểu, mồ hôi.

Bài tập 2 (trang 79-80 VBT Sinh học 8):

1. Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?

Trả lời:

(3)

- Máu và nước mô cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho tế bào để thực hiện các hoạt động sống

2. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

Trả lời:

- Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra các sản phẩm là: cacbonic, các chất thải của tế bào

3. Những sản phẩm trao đổi của tế bào vào nước mô rồi vào máu được đưa tới đâu?

Trả lời:

- Những sản phẩm trao đổi của tế bào vào nước mô rồi vào máu được đưa tới hệ bài tiết.

- Khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

4. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như sau:

- Tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào

- Các sản phẩm thải, không cần thiết của tế bào được thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, CO2 của tế bào thải ra được đưa tới hệ hô hấp để thải ra môi trường ngoài.

Bài tập 3 (trang 80-81 VBT Sinh học 8): Qua sơ đồ hình 31-2 SGK, em hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

(4)

Trả lời:

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực hiện như sau: Cơ thể lấy vào từ môi trường ngoài thức ăn, nước, muối khoáng (nhờ hệ tiêu hóa) và oxi (nhờ hệ hô hấp). Thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản (chất dinh dưỡng). Oxi, chất dinh dưỡng được đưa vào máu. Chất bã được thải qua hệ tiêu hóa, CO2 được hệ hô hấp thải ra ngoài.

- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như sau: Tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào. Các sản phẩm thải, không cần thiết của tế bào được thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, CO2 của tế bào thải ra được đưa tới hệ hô hấp để thải ra môi trường ngoài.

 Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì cũng không có trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Ngược lại trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển. Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản 1. Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

Trả lời:

(5)

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

2. Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Trả lời:

Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào: các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 81 VBT Sinh học 8): Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Trả lời:

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể Trao đổi chất ở cấp độ tế bào - Là sự trao đổi vật chất giữa cơ thể với

môi trường ngoài.

- Nhờ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết

- Là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong.

- Nhờ hệ tuần hoàn.

 Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Bài tập 2 (trang 81 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp:

a) Chất dinh dưỡng, ôxi, nước, muối khoáng qua hệ tiêu hóa.

b) Thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.

(6)

c) Tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

d) Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.

Trả lời:

Đáp án: a,d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí, ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể

Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định. b) Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ (N), Khí clo được tạo nên từ nguyên tố

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit) là hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh đioxit. b) Thủy

Nếu hai chất khí ở cùng nhiệt độ và áp suất có thể tích bằng nhau thì chúng có cùng số mol hay có cùng số phân tử.

a) Con dế mèn dễ chết vì: trong quá trình hô hấp của chúng cần oxi cho quá trình trao đổi chất (quá trình này góp phần vào sự sinh tồn của người và động vật), khi ta

- Nếu đốt cháy dòng khí H 2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí O 2 hay không khí, sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh vì dòng khí hiđro là tinh khiết và tỉ lệ thể

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm: đường, axit béo và glixêrin,

+ Trao đổi ở cấp độ tế bào: tế bào thu nhận O 2 , chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào