• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 26: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT

I. Bài tập lí thuyết

Bài tập 1 (trang 68 VBT Sinh học 8): Enzim trong nước bọt có tên là gì? Enzim trong nước bọt có tác dụng như thế nào với tinh bột?

Trả lời:

- Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.

- Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantôzơ.

Bài tập 2 (trang 68 VBT Sinh học 8): Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH và nhiệt độ nào?

Trả lời:

- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ tº = 37ºC.

II. Bài tập kĩ năng

Bài tập 1 (trang 68 VBT Sinh học 8): Trình bày lại các bước thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.

Trả lời:

- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:

+ Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã + Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt

+ Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi

+ Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%) - Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

+ Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm + Đặt thí nghiệm theo hình 26 SGK trang 85

(2)

- Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm

+ Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:

Ống A: thành Ống A1 và Ống A2 Ống B: thành Ống B1 và Ống B2 Ống C: thành Ống C1 và Ống C2 Ống D: thành Ống D1 và Ống D2

+ Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot (1%).

Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.

Bài tập 2 (trang 69 VBT Sinh học 8): So sánh kết quả giữa những ống thí nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?

Trả lời:

- So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.

Bài tập 3 (trang 69 VBT Sinh học 8): So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?

Trả lời:

- So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:

+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37ºC.

+ Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100ºC.

- So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:

(3)

+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.

+ Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ PH axit.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tá tràng có ống chung dẫn dịch mật mà dịch tụy đổ vào; ở lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruoojt và các tế bào tiết dịch nhày trong dịch

Bài tập (trang 115-116 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ: dẫn truyền, cúc xináp,

Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện và chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau

Bài 1 trang 46 VBT Hóa học 9: Kim loại có những tính chất hoá học nào? Lấy thí dụ và viết các phương trinh hoá học minh hoạ với kim loại magie.. b) Cho một đinh sắt

- Cho nhận xét về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng..

Dễ nuôi, sức sống cao, mắn đẻ, tỉ lệ trứng nở cao nhưng kích thước nhỏ và không thể bị vỗ béo.. Vịt Bầu bến Lấy trứng Mắn đẻ, trứng nở tỉ lệ cao, sức sống

- Hoạt động của con người làm biến đổi hệ sinh thái: sử dụng chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng nhà cửa, canh tác, xả nước thải sinh hoạt ra môi

- Với thí nghiệm nhận biết protein và glucose trong thực phẩm người ta sử dụng các chất để nhận biết và quan sát hiện tượng đổi màu của dung dịch. + Nhận biết