• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KT HK2 môn Hóa học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KT HK2 môn Hóa học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Liên Châu KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Hóa học 8- thời gian 45 phút

Năm học 2015-2016

--- ***** ---

Nội dung kiểm tra

Mức độ kiến thức cần đạt Điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Hidro Nước

Tính chất hóa học của Hidro

1 TN (0,5đ)

Tính chất hóa học của nước

1 TN (0,5đ)

Biết được tính chất vật lí của Hidro.

Tính thể tích và khối lượng tạo thành theo phương trình điều chế Hidro.

1 TN (0,5đ) 1 TL (2,5đ)

3 TN 1,5đ 1 TL

2,5đ

Axit Bazơ Muối

Nhận biết chất thuộc loại axit, bazơ, muối.

1 TN (0,5đ)

Gọi tên một số hợp chất là axit, bazơ,

muối cụ thể khi biết CTHH.

1 TL (2đ)

Bằng PP hóa học nhận biết dung dịch axit, bazơ, muối cụ thể.

1 TL (1.5đ)

1TN 0,5đ 2 TL

3,5đ Nồng độ

dung dịch

Tính toán các đại lượng mct, mdd, V,

C%, CM...

1 TL (2đ)

1TL(2đ)

Tổng 2 TN (1,0đ) 1 TN (0,5đ) 1 TL (4đ)

1 TN (0,5đ) 2 TL (4đ)

4 TN(2đ) 3 TL(8đ)

(2)

Trường THCS Liên Châu KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Hóa học 8- thời gian 45 phút

Năm học 2015-2016

--- ***** ---

ĐỀ BÀI

I/ Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án A, B, C và D đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Trong các nhóm chất sau. Nhóm chất nào gồm các chất là axit

A. KMnO4, H2CO3, NaOH B. KClO3, HCl, NaCl C. HCl , CaCO3, H2SO4 D. H2SO4 , HCl, HNO3

Câu 2: Để thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách đẩy nước người ta dựa vào tính chất nào của Hiđro:

A. Nhẹ hơn không khí B. Không tác dụng với nước

C. Không tác dụng với không khí D. Nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước

Câu 3: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát đúng là:

A.Có tạo thành chất rắn màu đen vàng và có hơi nước

B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.

C.Có tạo thành chất rắn màu đỏ và có hơi nước bám vào thành ống nghiệm.

D.Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám vào thành ống nghiệm Câu 4: Cho các chất sau chất nào không tác dụng được với nước:

A. Al B. CaO C. K D.SO3

II/ Tự luận:

Câu 5: (1,5đ) Hãy nêu phương pháp nhận biết 3 dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn sau:

Ba(OH)2, HCl, Na2SO4.

Câu 6: (2đ) Hãy cho biết các chất sau thuộc loại hợp chất nào và gọi tên chúng:

H2SO4 , NaHCO3, Ca(OH)2, ZnCl2, HNO3, Al2(SO4)3

Câu 7: (2,5đ) Cho 3,5 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.

a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

b. Tính thể tích khí (đktc) thu được sau phản ứng và khối lượng muối tạo thành.

c. Cho lượng H2 thu được ở trên đi qua 8 gam bột CuO nung nóng. Tính khối lượng đồng sinh ra.

Câu 8 (2đ): Hoàn thành các ô còn thiếu trong bảng sau đây:

Đại lượng Dung dịch NaCl Dung dịch Ca(OH)2

mct 30g 0,148g

mdd

mH2O 170g

Vdd 200ml

Ddd (g/ml) 1,1 1

C%

CM

Cho biết Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5 ; O = 16, Cu = 64

(3)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HÓA 8

*Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng 0,5đ x 4 = 2 điểm

Câu 1 2 3 4

Đáp án D D C A

*. Tự luận:

Câu Nội dung Điểm

5 1,5đ

- Trích mẫu thử và đánh dấu ống nghiệm

- Nhúng giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử trong 3 ống nghiệm.

Dung dịch trong ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh thì dung dịch đó là Ba(OH)2.

Dung dịch trong ống nghiệm nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì dung dịch đó là HCl.

Còn lại là Na2SO4.

0,25 0,5 0,5 0,25 6

- H2SO4: thuộc loại axit – Axit sunfuric - HNO3 : Thuộc loại axit – Axit nitric

- Ca(OH)2 : Thuộc loại bazơ – Canxi hidroxit - NaHCO3: Thuộc loại muối – Natri hidrocacbonat - ZnCl2 : Thuộc loại muối – Kẽm clorua

- Al2(SO4)3 : Thuộc loại muối – Nhôm sunfat

0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 7

2,5đ

a. Phương trình phản ứng Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

b.Tính thể tích khí (đktc) thu được sau phản ứng.

nZn =

65 5 ,

3 = 0,05 mol

Theo PTHH số mol của Zn bằng số mol của H2 = 0,05 mol Suy ra thể tích khí H2 thu được là: 22,4 x 0,05 = 1,12 lít H2

Theo PTHH thì số mol ZnCl2 bằng số mol Zn = 0, 05 mol Vậy khối lượng của ZnCl2 thu được là: 0,05 x 136 = 6,8 gam c. nCuO =

80

8 = 0,1 mol

PTHH: H2 + CuO → Cu + H2O Mol: 0,05 0,1

=> H2 hết, CuO dư => Tính theo H2. Ta có nCu = nH2 = 0,05 mol mCu = 0,05.64 = 3,2g

0,25 1

0,5 0,25 0,5 Câu 8

(4)

Đại lượng Dung dịch NaCl Dung dịch Ca(OH)2

mct 30g 0,148g

mdd 200g 200g

mH2O 170g 199,852g

Vdd 181,81ml 200ml

Ddd (g/ml) 1,1 1

C% 15% 0,074%

CM 2,8M 0,01M

Mỗi ý điền đúng được 0,25đ=>Tối đa 2đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 26: Cho các chất sau: glucozơ; tinh bột; axit axetic; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ.. Số chất hòa tan được Cu(OH) 2 trong điều

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.. Chúng có

Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m

từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dƣơng của nguồn điện.. từ cực dƣơng qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm

Câu 42.Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.. Bàn

Ancol no đơn chức mạch hở X tác dụng với CuO, đun nóng tạo thành xeton.. Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao

Câu 17: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:A. Quỳ

Thủy phân hoàn toàn chất béo bằng cách đun nóng với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp gồm muối của axit béo và glyxerol tan trong nước.. Tất cả các amin đơn chức, mạch