• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đạo đức lớp 3 Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trang 38, 39, 40, 41 | Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đạo đức lớp 3 Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trang 38, 39, 40, 41 | Chân trời sáng tạo"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Đạo đức lớp 3 Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hoạt động 1: Khởi động

Câu hỏi 1 (Trang 38 Đạo đức lớp 3):

Tham gia trò chơi Thám tử nhí và trả lời câu hỏi.

Làm thế nào mà các bạn đoán được đó là ai?

Trả lời:

- Học sinh tham gia trò chơi Thám tử nhí và trả lời câu hỏi.

- Dựa vào điểm mạnh và điểm yếu của từng bạn mà các bạn đoán được đó là ai.

Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới

Câu hỏi 1 (trang 38 SGK Đạo đức lớp 3):

Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào?

(2)

Trả lời:

Tranh 1: Điểm mạnh: kể chuyện hay.

Điểm yếu: còn nhút nhát, chưa biết cách làm quen các bạn.

Tranh 2: Điểm mạnh: cao, khỏe.

Điểm yếu: ghi nhớ không tốt.

(3)

Tranh 3: Điểm mạnh: đàn hay, nói tiếng Anh tốt.

Câu hỏi 2 (trang 40 SGK Đạo đức lớp 3):

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Trả lời:

Biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em tự tin hơn, phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để trở nên hoàn thiện hơn.

Câu hỏi 3 (trang 40 SGK Đạo đức lớp 3):

Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách nào?

Kể thêm các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Trả lời:

(4)

Tranh 1: Bin tự đánh giá được điểm yếu của mình là hấp tấp, không kiểm tra kĩ lại nên bài kiểm tra có nhiều lỗi sai.

Tranh 2: Na được cô giáo khen là có năng khiếu, vẽ tranh đẹp. Thông qua lời khen của cô giáo, Na nhận ra điểm mạnh của mình.

Tranh 3: Bin chơi đồ chơi mà không dọn dẹp ngăn nắp, việc này đã diễn ra rất nhiều lần nên bị mẹ nhắc nhở. Bin nhận ra điểm yếu của mình (không ngăn nắp) qua việc mẹ có thái độ không hài lòng và lời nói nhắc nhở.

Tranh 5: Trong tuần, Cốm đã đi học muộn 2 lần. Việc đi học muộn nhiều lần cho thấy Cốm chưa biết cách quản lí/kiểm soát thời gian. Đây là điểm yếu của Cốm nên Na đã góp ý với Cốm. Cốm nhận ra và hứa sẽ sửa đổi.

Các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: Tự viết ra giấy điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; nhờ mọi người xung quanh nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,..

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu hỏi 1 (trang 41 Đạo đức lớp 3):

Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa.

Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê.

Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân.

Trả lời:

- Em không đồng tình, vì không ai là hoàn hảo cả, dù có nhiều điểm mạnh rồi nhưng vẫn phải học hỏi và hoàn thiện bản thân hơn.

- Em không đồng tình, việc nói cho người khác biết điểm yếu của mình đôi khi mọi người sẽ đưa ra cho em lời khuyên, phương pháp để em khắc phục được những điểm yếu đó.

- Em đồng tình, lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì những lời góp ý của những người xung quanh sẽ

(5)

mang tính khách quan và chính xác cao hơn so với việc tự nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Em đồng tình, nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân, em sẽ cố gắng phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để bản thân hoàn thiện hơn nữa.

Câu hỏi 2 (trang 41 Đạo đức lớp 3):

Thực hiện tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo các bước sau:

Trả lời:

Điểm mạnh Điểm yếu

Viết chữ đẹp Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể

Chăm chỉ đọc sách Hay quên

Nói năng lưu loát Làm bài ẩu

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi 1 (trang 41 Đạo đức lớp 3):

Chia sẻ kết quả tự đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của em với bố mẹ, thầy cô và bạn bè.

Trả lời:

- Em thường nhờ mọi người xung quanh nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và sau đó ghi lại ra giấy những điểm mạnh và điểm yếu đó. Với những điểm

(6)

mạnh em sẽ cố gắng phát huy và khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân hơn.

Câu hỏi 2 (trang 41 Đạo đức lớp 3):

Ghi lại lời góp ý, lời khen, lời nhắc nhở của bố mẹ, thầy cô, bạn bè về em.

Trả lời:

Học sinh ghi lại lời góp ý, lời khen, lời nhắc nhở của bố mẹ, thầy cô, bạn bè về em.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta thực hiện phép tính nhân, chia trước phép tính cộng, trừ sau.. b) Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia. c) Quan sát hình vẽ trên, em thấy: Chiếc bánh

Bước 1: Tính độ dài 4 chú kiến nâu và so sánh theo yêu cầu của đề bài Bước 2: Đổi chiều dài của con sâu về cùng đơn vị đo (mi-li-mét) Bước 3: So sánh và trả lời

Học sinh tham khảo ý kiến của người thân để hoàn thiện bảng kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân và thực

Khám phá trang 78 Tin học 3: a) Các bạn trong nhóm của Huy đã sắp xếp sách, vở viết, truyện thiếu nhi, đồ dùng học tập vào thư viện của lớp. Huy được giao nhiệm vụ làm

(?) Qua đó, em rút ra được tác dụng gì của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu. Bài tập

Trình bày đợc đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm..

- Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên. - Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng. b - Tích của hai số

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Trung ương Thái