• Không có kết quả nào được tìm thấy

VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ LỚN CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TỐT TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ LỚN CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TỐT TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 1 (117), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

131

Đọc sách:

VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ LỚN CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TỐT TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Từ đầu những năm 1980 đến nay bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và khoa học-công nghệ trong nước và trên thế giới liên tục có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp đến sự phát triển tiếp theo của nước ta cũng như của các nước khác trên khắp thế giới. Đổi mới và liên tục đổi mới để phát triển trong điều kiện tình hình thay đổi nhanh chóng là yêu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia. Để đảm bảo thành công, sự nghiệp đổi mới không thể được tiến hành tùy tiện, mà cần dựa vào cơ sở lý luận khoa học. Thành công của Đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay là minh chứng thuyết phục cho điều này.

Cuốn sách "Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình Đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta" (Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia-Sự thật) của của tập thể các tác giả Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Văn Đặng, Phạm Bình Minh, Nguyễn Viết Thảo, Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông, Nguyễn Minh Thuyết, và Lê Minh Vụ đúc kết những tư tưởng lý luận quan trọng về các mối quan hệ lớn trong xã hội, trong nền kinh tế và quan hệ quốc tế của Đảng trong sự nghiệp Đổi mới, đưa đất nước ta tiếp tục phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng là kết tinh của lý luận về Đổi mới trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, và khoa học-công nghệ vào lúc đó. Các luận điểm cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về vai trò lãnh đạo của Đảng; về đại đoàn kết toàn dân; về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về chủ động hội nhập quốc tế trong sự phát triển của một nước có cơ sở kinh tế nghèo nàn nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện bổ sung sau đó là sự phát triển về lý luận quan trọng của Đảng.

Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 với những thành công to lớn, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống mọi mặt của người dân được nâng cao, đoàn kết dân tộc được củng cố, nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, địa vị của Việt Nam trên thế giới được nâng cao, đầu năm 2011 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước

(2)

Xã hội học số 1 (117), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

132

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Văn kiện này là sự phát triển tiếp theo về lý luận của Đảng dựa trên kinh nghiệp 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và phân tích tình hình thực tế của Việt Nam và thế giới. Cương lĩnh nêu rõ:

... phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn:

quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;....

Làm rõ các mối quan hệ lớn này cũng là nội dung của cuốn sách "Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình Đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

Cuốn sách có 279 trang gồm Lời nhà xuất bản và 8 bài viết lý luận về các vấn đề:

 Mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển;

 Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;

 Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa;

 Mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp;

 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;

 Mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

 Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; và

 Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách có tính lý luận về phát triển quan trọng này.

VML

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy

Để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi,

Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á NĂM 2017... - Sau chiến tranh

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,… phát triển mạnh ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,... - Công nghiệp sản xuất

Sử dụng mức độ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) như là một đại diện cho hội nhập kinh tế, Bende‐Nabende, Ford, and Slater (2001) đã nghiên cứu vấn đề liệu FDI có

Với mục tiêu đó, bước đầu tác giả đã đưa ra định nghĩa về quản lý phát triển xã hội, những nhiệm vụ cơ bản mà quản lý phát triển xã hội hướng vào như: Phát triển hài hòa

- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời kỳ thực hiện đổi mới đất nước.. B-

Có thể nói, Đảng chưa chỉ ra một cách toàn diện, có hệ thống về công tác phát triển đảng viên, song đã nêu lên những vấn đề cơ bản nhất, cấp thiết nhất công tác