• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày: ...

TÊN BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU (Mục 1 bài 18 + mục 2 bài 22+ mục 1,4,5 bài 21)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.

- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới.

- Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó

- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vẽ tranh tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Năng lực địa lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân biệt được thời tiết và khí hậu, trình bày được đặc điểm của các đới khí hậu. Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó với BĐKH.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích được đặc điểm phân bố ánh sáng và nhiệt độ ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tế bản thân và gia đình trong việc ứng phó với BĐKH, vẽ tranh tuyên truyền ứng phó với BDDKH và bảo vệ môi trường.

3. Về phẩm chất

(2)

- Chăm chỉ: Tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường, cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài giảng trình chiếu

- Hình ảnh, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

- Tranh vẽ khẩu hiệu bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1

1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút) a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới bằng một tính huống có vấn đề.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV đưa ra tình huống của bài học

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

(3)

- Bước 3: HS trình bày suy nghĩ của mình.

- Bước 4: GV dẫn dắt vào chủ đề, giới thiệu nội dung chủ đề.

TIẾT 1

1. Thời tiết và khí hậu

2. Sự phân chia bề mặt TĐ thành các đới khí hậu theo vĩ độ TIẾT 2

3. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa - Luyện tập

- Vận dụng

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thời tiết và khí hậu (15 phút) a) Mục đích:

- Trình bày được khái niệm thời tiết và khí hậu - Phân biệt thời tiết và khí hậu.

b) Nội dung:

1. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian nhất định.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.

Dấu hiệu Thời tiết Khí hậu

Thời gian Ngắn Dài

Phạm vi Địa phương Địa phương

Nhịp độ thay đổi

Thường xuyên Không thường xuyên

Dự báo Khoảng thời gian ngắn

Khoảng thời gian dài

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ

(4)

+ Dựa vào thông tin đoạn video bản tin dự báo thời tiết và các hình ảnh về hiện tượng khí tượng trình bày khái niệm thời tiết và khí hậu.

+ Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 và hoàn thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 3 phút.

Phiếu học tập số 1

Dấu hiệu Thời tiết Khí hậu

Thời gian Phạm vi

Nhịp độ thay đổi

Dự báo

+ Nêu ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

+ Giải quyến vấn đề trong phần khởi động của bài đặt ra.

- Bước 2: Tiến hành hoạt động.

+ HS trả lời cá nhân.

+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi cặp đôi để thống nhất nội dung trả lời

- Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc

+ GV chiếu bài tập, gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trình bày đáp án

+ GV chiếu đáp án, HS chấm chéo/tự chấm sản phẩm cặp đôi của mình.

- Gợi ý ví dụ:

+ Thời tiết ngày hôm nay buổi sáng có mưa, buổi trưa trời nắng...

+ Khí hậu nước ta cứ vào khoảng tháng 10 đến tháng 4 là gió mùa Đông Bắc thổi và miền Bắc là mùa đông.

- Bước 4: GV chuẩn kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ (25 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

b) Nội dung:

2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

- Có 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

(5)

c) Sản phẩm:

- HS hoàn thiện bài tập sắp xếp thẻ kiến thức và ô phù hợp

- Dựa vào H58 cho biết có mấy vành đai nhiệt trên Trái Đất? (Có 5 vành đai nhiệt) - Phiếu học tập số 2

(6)

- Câu trả lời của cá nhân học sinh d) Cách thực hiện:

- Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Dựa vào H58 cho biết có mấy vành đai nhiệt trên Trái Đất? (Có 5 vành đai nhiệt) + Dựa vào hình 58 và thông tin SGK, các em hãy hoàn thiện bài tập sau

(7)

+ Xác định vị trí của đới khí hậu trên hình.

+ Giải thích tại sao lại có sự phân chia bề mặt TĐ thành các đới khí hậu theo vĩ độ.

* Hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút Nhóm 1,2: Đới nóng

Nhóm 3,4: Đới ôn hòa Nhóm 5.6: Đới lạnh

- Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?

- Quan sát clip vui về biến đổi khí hậu

+ Cho biết hiện tượng nào xuất hiện trong clip?

+ Nguyên nhân và hậu quả của BĐKH? ( Liên hệ với Việt Nam) + Một số giải pháp ứng phó với BĐKH?

+ Cho biết một số hành động em và gia đình có thể làm để ứng phó với BĐKH?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân

- Nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4 GV chuẩn kiến thức, mở rộng.

Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết sau:

(8)

TIẾT 2

2.3. Hoạt động 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (35 phút) a) Mục đích:

- Nhận biết và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa b) Nội dung:

3. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa a. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

- Thể hiện 2 yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của 1 địa phương trong thời gian là 12 tháng.

- Nhiệt độ: dạng đường (đơn vị: 0C) - Lượng mưa: dạng cột (đơn vị: mm)

b. Bài tập 4,5: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A và B

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời cá nhân của học sinh

- Bài tập xác định nhiệt độ và lượng mưa vào tháng 8 và tháng 12 của trạm Hà Nội (hình 55)

(9)

- Thông tin phản hồi phiếu học tập số 3: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A và B (hình 56,57)

d ) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Quan sát hình 55 cho biết

+ Các yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?

+ Yếu tố nhiệt độ được biểu thị dưới dạng nào? Đơn vị?

+ Yếu tố lượng mưa được biểu thị dưới dạng nào? Đơn vị?

- GV hướng dẫn học sinh các bước đo tính nhiệt độ và lượng mưa trên lược đồ và hoàn thiện bài tập: Xác định lượng mưa và nhiệt độ vào tháng 8 và 12 của trạm Hà Nội trên hình 55.

- Hoạt động nhóm 5 phút

(10)

- Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao biểu đồ A thuộc nửa cầu Bắc, biểu đồ B thuộc nửa cầu Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trao đổi kết quả làm việc, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích:

- Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi “HỘP QUÀ BÍ MẬT”

(11)

GV phổ biến luật chơi

Bước 2: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay.

Bước 3: HS trả lời các câu hỏi trong trò chơi

Bước 3: GV nhận xét và khích lệ tinh thần học tập của các em.

4. Hoạt động: Vận dụng (5 phút) a) Mục đích:

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để kêu gọi mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐkH toàn cầu.

b) Nội dung:

- Triển lãm tranh tuyên truyền “HÀNH ĐỘNG VÌ THIÊN NHIÊN”

- HS treo tranh trên bảng và tường quanh lớp học, các em di chuyển để quan sát và bình chọn cho bức tranh mình yêu thích nhất.

c) Sản phẩm:

(12)

- Tranh vẽ tuyên truyền của học sinh.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- HS chuẩn bị tranh trước ở nhà

Bước 2: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS treo tác phẩm của mình để tổ chức triển lãm tranh

Bước 4: GV nhận xét, đưa ra thông điệp và khích lệ tinh thần học tập của học sinh.

(13)

Trường: ...

Tổ: ...

Ngày: ...

Họ và tên giáo viên:

………...

TÊN BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG (Bài 24+bài 25)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

- Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.

- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.

- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Biết được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển.

- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Biết được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đến cuộc sống của con người.

* Năng lực địa lí

(14)

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben- ghê-la.

+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của thủy triều đối với cuộc sống. Phân tích được ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi chúng chảy qua.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ với đặc đểm vùng biển VN, vấn đề bảo vệ môi trường vfa chủ quyền biển đảo.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo quê hương.

- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của bão, sóng thần.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài giảng trình chiếu

- Tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu độ muối các biển trên thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

- Vẽ tranh với chủ đề “BIỂN QUÊ HƯƠNG”

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1

1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút) a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới bằng một tính huống có vấn đề.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d) Cách thực hiện:

(15)

Bước 1: GV đưa ra tình huống của bài học Cho HS nghe bài hát “ BÉ YÊU BIỂN LẮM”

Các em hãy mô tả những điều em biết về biển?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: HS trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: GV dẫn dắt vào chủ đề, giới thiệu nội dung chủ đề.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ở những khu vực phía bắc vùng bờ biển đông Liên Xô, chế độ gió mùa ít biểu hiện hay không tồn tại do hoạt động của xoáy thuận vào mùa đông mạnh, khí hậu ôn hoà hơn và sự

Không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây trồng, khí hậu thời tiết còn ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học

Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự

Là một vùng đất phù sa trù phú được bồi đắp bởi những con sông lớn, Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vùng phát triển bậc nhất của Việt Nam hiện nay thế nhưng

Câu hỏi trang 155 sgk Địa Lí 6: Nhiệt độ, độ ẩm và mưa là những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sản xuất, đời sống của con người.. Hằng ngày,

Trong những năm gần đây, trên địa bàn khu vực miền núi phía Bắc, khí hậu đã có những biểu hiện biến đổi ngày càng rõ nét và có tác động đến nhiều mặt của đời