• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 8 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

(Thời gian thực hiện: 4 tuân.

Tên chủ đề nhánh: Mẹ yêu bé . Thời gian thực hiện Từ ngày 26/10

TỔ CHỨC CÁC

Hoạt

động NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤ C SÁNG

1.Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2.Trò chuyện chủ đề - Trò chuyện với trẻ về chủ đề “mẹ của bé”.

.

3.Thể dục buổi sáng

4.Điểm danh

- Trẻ yêu thích đến lớp, biết sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Trẻ biết trò chuyện về mẹ của mình.

- Phát triển sự phối hợp vận động của cơ thể.

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục.

- Trẻ biết tập đúng các động tác.

- Trẻ nhận biết được đầy đủ họ tên của mình,biết quan tâm đến các bạn trong lớp

- Trường lớp sạch sẽ.

- Trang phục của cô gọn gàng

- Tủ đựng đồ dùng cá nhân.

- Tranh ảnh về mẹ

+ Sân tập bằng phẳng, xắc xô.

- Nhạc “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.

- Bút, sổ điểm danh

(2)

MẸ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BÉ từ ngày 26/10 đến ngày 13/11 năm 2020)

Số tuần thực hiện 1 tuần đến ngày 30/10/2020

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Đón trẻ: - Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng

phòng học, lau nhà lấy nước uống.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng đẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trẻ chơi đồ chơi cô bao quát trẻ 2. Trò chuyện

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Yêu mẹ”

- Cô hướng dẫn gợi ý cho trẻ + Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Các con có yêu quý mẹ của mình không?

+ Mẹ con tên gì?

+ Mẹ con làm gì?

- Giáo dục trẻ biết yêu quý mẹ của mình 3. Thể dục

+ Khởi động: - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ

- Cho trẻ đi vận động theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động: BTPTC

- Cho trẻ tập theo cô các động tác + Hô hấp: Hít vào thở ra

+ Tay: Giấu tay

+ Lưng, bụng: Nghiêng người sang hai bên + Chân: Ngồi co duỗi chân

- Cô hướng dẩn trẻ tập mỗi động tác 2 lần 4 nhịp + Hồi tĩnh:

- Cô cho trẻ đi lại một hai vòng nhẹ nhàng

4. Điểm danh: - Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp.

- Khuyến khích trẻ đi học đều đúng giờ

- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.

- Trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trẻ nghe, và đọc thơ cùng cô

- Trẻ đi vòng tròn.

- Trẻ xếp hàng.

- Trẻ tập.

- Cô cho trẻ tập 2L*8N - Trẻ thực hiện.

- Trẻ đi nhẹ nhàng..

- Trẻ dạ cô

(3)

A. T CH C CÁC

Hoạt

động NỘI DUNG MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG

CHƠI – TẬP

1. Quan sát thời tiết, quan sát đồ chơi ngoài trời.

2.Trò chơi vận động:

Bóng tròn to, Nu na nu nống

3. Chơi tự do

- Chơi với đồ chơi ngoài trời (xích đu, cầu trượt, đu quay...)

- Trẻ biết quan sát các hiện tượng tự nhiên và đồ chơi ngoài trời

- Biết cách chơi trò chơi - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn bè.

Trẻ chơi vui vẻ, chơi đoàn kết với bạn

- Trang phục của cô gọn gàng

+ Sân chơi

- Đồ chơi ngoài trời

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ lấy mũ, đeo dép

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra ngoài trời quan sát

2. Trò chuyện với trẻ thời tiết

+ Các con nhìn xem mình đang đứng ở đâu?

+ Thời tiết như thế nào?

+ Trời nắng các con có được ra ngoài không?

- Ngoài trời nắng còn có trời mưa nữa các con ạ nên khi ra ngoài các con nhớ phải đội nón mũ để không bị ốm nhé.

- Cho trẻ quan sát đồ chơi ngoài trời và hỏi trẻ xem có những đồ chơi gì?

- Cho trẻ gọi tên đồ chơi đó 2. Trò chơi vận động

*Bóng tròn to:

Bây giờ cô cho chúng mình chơi trò chơi nhé.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô giới thiệu cách chơi: Cô và trẻ vận động theo bài

“Bóng tròn to”

+ “Bóng tròn to…tròn to” Trẻ cầm tay đi thành vòng rộng ra ngoài.

+ “Bóng xì hơi…xì hơi” Trẻ cầm tay đi vào trong.

+ “Nào bạn ơi…to tròn nào” Trẻ đi thành vòng tròn rộng.

* Nu na nu nống:

- Cô giới thiêu tên trò chơi, cách chơi: Cho trẻ tìm bạn chơi hai trẻ một đôi cầm tay nhau và đọc theo lời bài

“Nu na nu nống ...được vào đánh trống ” - Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Động viên khuyến khích trẻ 3. Chơi tự do

- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô quan sát trẻ chơi

- Trẻ đeo giầy dép, mũ nón.

- Trẻ đứng ở sân trường ạ - Trời nắng ạ

- Không ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Dụng cụ âm nhạc

(5)

A. T CH C CÁC

Hoạt

động NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(6)

HOẠT ĐỘNG CHƠI –TẬP

1.Góc HĐVĐV

- Chơi xếp đường về nhà, xếp hình ngôi nhà

2. Góc phân vai.

-Chơi mẹ con, chơi với búp bê

3. Góc sách

- Xem tranh, ảnh về gia đình

4. Góc nghệ thuật - Hát, múa, nghe hát các bài về chủ đề

- Rèn sự khéo léo cho đôi bàn tay trẻ.

- Trẻ biết xếp các hình khối lại với nhau.

- Trẻ biết nhập vai chơi. biết thể hiện vai chơi, hành động chơi.

- Trẻ được cùng nhau xem tranh ảnh hiểu hơn về gia đình của mình.

- Rèn sự tự tin cho trẻ.

- Trẻ biết hát các bài hát về chủ điểm.

- Hình khối, lắp ghép.

- Búp bê, đồ chơi nấu ăn

- Tranh ảnh gia đình

- Dụng cụ âm nhạc

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ

(7)

- Cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”

- Các con có biết bây giờ là giờ gì không?

- Đúng rồi, bây giờ các con hãy lắng nghe cô giới thiệu về các góc chơi nhé.

2. Giới thiệu góc chơi + Góc HĐVĐV

- Các con hãy đóng vai là các bác thợ xếp chồng các hình khối nên nhau và tháo lắp vòng nhé.

+ Góc phân vai

+ Các con hãy đóng vai làm mẹ chăm sóc các em bé nhé.

-Ai sẽ đóng vai làm mẹ?

- Ai sẽ đóng vai em bé búp bê?

- Mẹ sẽ có nhiệm vụ gì?

+ Góc sách

- Các con cùng xem tranh ảnh về gia đình của mình nhé

+ Góc nghệ thuật

- Các con có muốn làm ca sĩ không nhỉ?

- Hôm nay chúng mình cùng làm ca sĩ hát các bài hát về chủ đề gia đình của chúng mình nhé.

- Cô đã giới thiệu hết các góc chơi rồi bây giờ các con cùng chơi nhé.

3. Quá trình chơi

- Cô cho trẻ chơi, bao quát trẻ chơi - Cô tới chơi cùng trẻ.

- trong khi chơi cô nhắc trẻ chơi đoàn kết bạn bè, không trang giành đồ chơi với bạn.

4. Kết thúc

- Cô cho trẻ đi tham quan góc chơi - Nhận xét góc chơi

- Cho trẻ thu dọn đồ chơi

- Trẻ hát

- Trẻ nghe.

- Cho em bé ăn ạ

- Trẻ xem tranh ảnh gia đình

- Trẻ Chơi

- Trẻ đi tham quan các góc

A.TỔ CHỨC CÁC

Hoạt NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

(8)

động

HOẠT ĐỘNG

ĂN

- Trước khi ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết lấy nước uống, đi vệ sinh sau khi ăn

- Nước sạch chậu, khăn mặt,

bàn ăn,

-Bàn ăn, các món ăn,

- Khăn lau tay,nước uống

HOẠT ĐỘNG NGỦ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ

- Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy

- Phản, chiếu, gối

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(9)

* Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 5 bước sau:

- Tổ chức cho trẻ rửa tay.

( Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ thực hiện)

* Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt - Tổ chức cho trẻ rửa mặt

( Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ thực hiện)

* Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn - Động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất

* Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh

Trẻ rửa tay theo các bước

- Trẻ ăn

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”.- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ ngủ

- Trẻ vận động

T CH C CÁC OẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(10)

Hoạt động chơi tập

* Ôn bài học buổi sáng

* Chơi theo ý thích của bé.

* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần

- Trẻ nhớ lại được các bài hát, bài thơ, câu chuyện

- Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

-Biết nhận xét mình, nhận xét bạn.

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Các bài hát,bài thơ, câu chuyện

- Câu hỏi đàm thoại

- Đồ chơi ở các góc.

- Cờ, bảng bé ngoan

Vệ sinh trả trẻ

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ

- Trẻ ra về

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ

- Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về

-Đồ dùng cá nhân của trẻ

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(11)

* Ôn lại các bài hát, bài thơ, tập kể chuyện theo tranh - Hỏi trẻ:

+ Các con được học những bài hát, bài thơ nào?

+ Được kể câu chuyện gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên, khuyến khích trẻ * Chơi theo ý thích của bé.

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+ Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi

* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần

* Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần.

- Trả lời

-Trẻ chơi

- Nhận xét -Trẻ cắm cờ

- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi về

-Trẻ chào

B. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH

Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020

(12)

TÊN HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC: VĐCB: Tung bóng bằng 2 tay TCVĐ: Gieo hạt

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Trò chuyện về chủ đề

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết thực hiện được vận động “ Tung bóng bằng 2 tay”

- Trẻ biết cách chơi trò chơi - Trẻ tập được bài tập PTC 2. Kỹ năng:

- Phát triển vận động cho trẻ.

- Rèn kỹ năng phản xạ cho trẻ, và sự chú ý cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục.

- yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi cho giáo viên và trẻ:

- Xắc xô, 3 quả bóng, nhạc 2. Địa điểm tổ chức:

- Ngoài trời

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức- trò chuyện chủ điểm - Cô lắc xăc xô cho trẻ xếp hàng

- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung chủ đề

- Muốn cơ thể khỏe hàng ngày các con phải làm gì?

2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô và các con cùng tập bài vận động

“Tung bóng bằng 2 tay” nhé - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1:Khởi động

Cô và trẻ vận động theo bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” đi kết hợp các kiểu đi chạy ra sân.

* Hoạt động 2: Trọng động - Bài tập phát triển chung:

+ Tay: Hai tay đưa lên cao, hạ xuống (3lần x 4nhịp)

+ Lưng, bụng: Hai tay chống hông quay sang phải

-Tập thể dục ạ!

- Vâng ạ

- Trẻ khởi động.

- Tập theo cô các động tác

(13)

sang trái (2lần x 4nhịp)

+ Chân: Ngồi co duỗi chân (2lần x 4nhịp) - Động viên khuyến khích trẻ tập.

- Vận động cơ bản: Tung bóng bằng 2 tay

+ Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau.

+ Cô giới thiệu vận động: Tung bóng bằng 2 tay + Cô thực hiện mẫu lần 1: Chậm

+ Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích động tác : 2 chân cô đứng rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng đưa thẳng ra phía trước, khi có hiệu lệnh 2 tay cô tung bóng lên cao mắt nhìn theo bóng đến khi bóng rơi xuống đất.

- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu.

- Cô lần lượt cho trẻ thực hiện 2- 3 lần - Cô quan sát sửa sai cho trẻ.

- Động viên khuyến khích trẻ tập.

.- Trò chơi vận động: “Gieo hạt”.

+ Giới thiệu tên trò chơi

+ Cách chơi: Cô và trẻ xếp thành vòng tròn và cho trẻ làm các động tác theo cô và đọc lời bài “Gieo hạt, nảy mầm,...lá rụng nhiều, nhiều quá”

- Cô chơi cùng trẻ 2- 3 lần.

+ Động viên khuyến khích trẻ chơi.

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 4. Củng cố:

- Hỏi trẻ hôm nay các con được tập bài vận động gì?

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục 5. Kết thúc: - Nhận xét - Tuyên dương.

- Chú ý quan sát - Lắng nghe - Quan sát

-Trẻ thực hiện.

- Chơi trò chơi

- Tung bóng bằng 2 tay

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2020

TÊN HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC

Thơ: “ Yêu mẹ”

(14)

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát “ Lời chào buổi sáng”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ cảm nhận được bài thơ - Trẻ biết đọc theo cô từng câu của bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc, phát triển ngôn ngữ khả năng ghi nhớ.

3.Thái độ :

- Trẻ yêu quý người thân trong gia đình

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh minh hoạ thơ.

- Que chỉ.

- Băng đĩa 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. T CH C HO T Đ NG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức- trò chuyện chủ điểm - Cho trẻ hát bài theo cô bài: Lời chào buổi sáng - Cô và các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nhắc đến ai?

- Các con có yêu quý bố mẹ của nình không?

- Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ 2. Giới thiệu bài:

- Có một bài thơ nói về sự vất vả của mẹ và tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Bây giơ cô và các con cùng học bài thơ “Yêu mẹ” nhé.

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Cô đọc thơ trẻ nghe

- Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ. “Yêu mẹ” của tác giả Nguyễn Hào”

- Cô giảng nội dung : Bài thơ nói về sự vất vả của người mẹ phải dậy sớm thổi cơm, mua thịt cá cho bữa ăn sau đó mới đi làm. Tuy mẹ vất vả nhưng vẫn luôn dành tinh yêu thương cho các con, bạn nhỏ cũng yêu thương mẹ nên được mẹ yêu.

- Trẻ hát theo cô - Lời chào buổi sáng - Bố mẹ

- Có ạ

- Trẻ lắng nghe

(15)

- Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh họa.

+ Cho cả lớp đọc to tên bài thơ (2 - 3 lần)

* Hoạt động 2: Đàm thoại

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Bài thơ nói về ai?

- Mỗi sáng thức dậy mẹ thường làm những công việc gì?

- Mẹ đi làm từ lúc nào?

- Em bé được mẹ làm gì?

- Các con có yêu mẹ của mình không?

- Yêu mẹ các con phải làm gì?

=> Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc từng câu đến hết bài 2-3 lần.

- Cô mời từng tổ , cá nhân, nhóm đọc.

( Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ đọc).

- Cho cả lớp đọc lại 4. Củng cố:

- Các con vừa được học bài thơ gì?

- Giáo dục : Các con phải biết chăm ngoan học giỏi vâng lời bố mẹ

5. Kết thúc: - Tuyên dương cho trẻ ra chơi

- Trẻ đọc - Yêu mẹ - Về mẹ

- Đi chợ, thổi cơm,...

- Từ sáng sớm - Mẹ thơm - Có ạ

- Phải ngoan

- Trẻ đọc

- Tổ, nhóm đọc

- Yêu mẹ

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2020

TÊN HOẠT ĐỘNG : Nhận biết

Trò chuyện về mẹ của bé

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Bài hát “ Cả nhà thương nhau”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi tên bố, mẹ và công việc hàng ngày của bố mẹ trong gia đình.

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ, luyện âm.

- Rèn khả năng chú ý, quan sát cho trẻ.

(16)

- Phát triển vốn từ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm ngoan nghe lời bố mẹ

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Đĩa nhạc hát bài “Cả nhà thương nhau”

- Bức tranh về gia đình 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. T CH C HO T Đ NG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức- trò chuyên:

- Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Các con có yêu quý gia đình mình không?

=>Giáo dục trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết vâng lời bố mẹ, ông bà

- Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về mẹ nhé 2. Hướng dẫn

a.Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát bức tranh về mẹ Hỏi trẻ: - Cô có gì đây?

- Bức tranh vẽ về ai?

- Mẹ đang làm gì?

- Mẹ đang làm gì đây nữa?

- Mẹ con tên là gì?

+ Hàng ngày mẹ con làm gì?

+ Con có biết mẹ con làm nghề gì không?

-(Cô cho cá nhân trẻ nhận biết tên mẹ và công việc của mẹ mình)

+ Cô động viên khuyến khích trẻ trả lời

b.Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát tranh về những người trong gia đình

- Các con biết về tranh có những ai?

- Trong gia đình con có những ai?

- Con có yêu quý những người trong gia đình mình không?

- Cô giới thiệu thêm về các thành viên trong gia đình trẻ

- Trẻ hát

- Cả nhà thương nhau - Tình cảm gia đình - Có ạ

- Bức tranh - Vẽ mẹ - Cắm hoa - Đang nấu cơm - Trẻ trả lời

- Nấu cơm, chở con đi học - Không ạ

- Trẻ nghe

- Ông, bà, bố, mẹ và bé - Trẻ kể

- Có ạ

(17)

và công việc

- Giáo dục trẻ: Các con ạ! Ai cũng có một gia đình, trong gia đình có bố mẹ và các con, mỗi người đều có một công việc khác nhau, các con còn nhỏ phải đi học không được khóc nhè, biết vâng lời để ông bà bố mẹ vui lòng 3. Củng cố:

- Các con cùng cô vừa trò chuyện về ai?

- Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà bố mẹ 4. Kết thúc : Cho trẻ ra chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trò chuyên về mẹ

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):.

...

...

...

Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2020

TÊN HOẠT ĐỘNG : KỸ NĂNG

Dạy trẻ kỹ năng xin lỗi ,cảm ơn .

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ :

Video nhà bạn Minh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với cảm xúc.

- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.

- Biết bộc lộ cảm xúc bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt .

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng từ chào hỏi lễ phép phù hợp.

- Rèn khả năngchú ý có chủ định

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ biết yêu quý lễ phép với người lớn chia sẻ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng- đồ chơi của cô và trẻ:

- Video “bé học lễ phép”.

- Một số hình ảnh chào hỏi

- Tranh bé chào hỏi, bé xin lỗi, bé cảm ơn, bút màu - Que chỉ

2. Địa điểm: - Trong lớp

(18)

III. T CH C HO T Đ NG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ hát bài Chúng mình vừa được quan sát gia đình bạn nào?

- Bạn Minh đã có những hành vi lễ phép nào

- Đúng rồi biết chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi khi có lỗi là những hành vi có lễ phép

.Nhưng để chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi nhưthế nào cho phù hợp hôm nay chúng mìnhcùng tìm hiểu nhé

2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô và chúng mình cùng học cách xin lỗi và cảm ơn nhé

3. Hướng dẫn tổ chức::

* Hoạt động 1: - Cô cho trẻ xem video gia đình bạn Minh.

Bé nói lời xin lỗi

- Cô cho trẻ xem ảnh bé làm đổ sữa + Các con nhìn thấy điều gì?

+ Theo con khi làm đổ sữa bạn phải làm gì?

+ Xin lỗi thì như thế nào cho đúng?

- Cô làm mẫu: khoanh tay lại đầu hơi cúi, mặt biểu cảm buồn và nói lời xịn lỗi

- Cô gọi cá nhân trẻ thực hành xin lỗi

- Cô giáo dục: Trong mỗi chúng ta ai cũng có lúc mắc lỗi lầm, ngay cả bản thâncô, mắc lỗi không xấu quan trọng là các con phải biết nhận lỗi, mạnh dạn nói lời xin lỗi người khác, không được đổ lỗi chongười khác, và cố gắng không mắc lỗi

- NDKH: vận động “ Chim vành khuyên”

* Hoạt động 2: * Biết cảm ơn

- Cô cho trẻ xem hình ảnh bé nhận quà

+ Bạn nào nhận xét về hành vi nhận quà của bạn?

+ Các con đoán xem bạn nói thế nào?

- Cô làm mẫu khi nhận quà, nhận bằng hai tay và phải biết nói lời cảm ơn

GD trẻ: Chúng ta không chỉ cảm ơn khi nhận quà, phải biết cảm ơn khi nhận đượcsự giúp đỡ của người khác nữa

* Thực hành- Cô chia trẻ thành 3 nhóm, trẻ đóng vai và thực

- Quan sát

- Chào hỏi ,xin lỗi .

- Vâng ạ.

- Vâng ạ.

- Be làm đổ sữa . - Xin lỗi ạ .

- Mặt buồn ,khoanh tay ạ

- Lắng nghe.

-Trẻ vận động . - Quan sát .

(19)

hành xin lỗi, cảm ơn

* Trò chơi- Trò chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, thực hiện 2 bài tập

+ Đội 1: Nói cảm ơn theo tình huống bức tranh, tô màu hộp quà các bạn nhỏ đã biếtnói lời cảm ơn nhé

+ Đội 2: Nối tranh vẽ bạn làm vỡ lọ hoa với tình huống bé nên làm, vẽ mặt cười vào bức tranh bé biết xin lỗi và nhận lỗi, mặt mếu vào bức tranh bé chưa biết nhận lỗi

- Luật chơi: thời gian là một bản nhạc, độinào hoàn thành bức tranh sớm và đúng nhất đó là đội thắng cuộc

- Cô cho trẻ chơi, dán tranh kiểm tra trẻ 4. Củng cố:

- Các con vừa được học kỹ năng gì?

- Giáo dục : Các con phải chăm ngoan đi học đều, chơi đoàn kết với bạn lễ phép với người lớn

5. Kết thúc:

- Cho trẻ ra chơi

- Lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Kỹ năng xin lỗi và cảm ơn ạ.

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2020

TÊN HOẠT ĐỘNG : Dạy hát “Mẹ yêu không nào Nghe hát: Cho con

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ :

Hát : “ Lời chào buổi sáng”

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ biết hát cùng cô lời bài hát “Mẹ yêu không nào”

- Trẻ biết lắng nghe hiểu giai điệu bài hát 2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghe và hát cho trẻ

- Phát triển kỹ năng, tình cảm xã hội và khả năng yêu âm nhạc cho trẻ 3- Thái độ :

- Giáo dục trẻ biết biết yêu thương những người thân trong gia đình

II- CHUẨN BỊ:

(20)

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Nhạc bài hát: Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào, Cho con 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. T CH C HO T Đ NG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức:

- Cô cùng trẻ hát bài “ Lời chào buổi sáng”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nhắc tới ai?

2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô cùng các sẽ học hát bài “Mẹ yêu không nào”

nhé

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1: Dạy hát “Mẹ yêu không nào”

- Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc

- Các con thấy bài hát có hay không ?

- Cô giới thiệu tên bài hát “Mẹ yêu không nào” của tác giả Lê Xuân Thọ

- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc - Cô vừa hát bài gì?

- Cô hát lần 3 + Dạy trẻ hát:

- Cô dạy trẻ hát từng câu 2-3 lần - Cô cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm - Mời cá nhân trẻ hát

- Động viên khuyến khích trẻ hát và sửa sai cho trẻ - Cho cả lớp hát 1 lần

* Hoạt động 2: Nghe hát “ Cho con”

- Cô mở nhạc cho trẻ nghe lần 1 - Các con thấy bài hát này thế nào ?

- Các con biết không gia đình là cái nôi tình cảm chắp cánh cho chúng ta đến trọn cuộc đời, đó là tình cảm thiêng liêng của cha, của mẹ dành cho các con, là những lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của các con.

- Lần 2 cô và trẻ cùng hưởng ứng vận động theo nhạc 4. Củng cố - giáo dục:

- Hôm nay các con được học gì?

- Trẻ hát

- Lời chào buổi sáng - Bố, mẹ

- Trẻ nghe - Có ạ

- Trẻ nghe hát

- Mẹ yêu không nào

- Trẻ hát theo cô

- Nghe hát

- Mẹ yêu không nào

(21)

- Giáo dục trẻ biết lễ phép nghe lời bố mẹ, ông bà 5. Kết thúc:

- Cô cho trẻ ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cần thể hiện thái độ lịch sự, vui vẻ, biết thông cảm và tha thứ ..... Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn:?.

huống dưới đây có lỗi không? Em sẽ làm gì nếu gặp phải các tình huống đó?.. a) Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ, lại ngồi bàn cuối lớp Vân muốn viết

Không sao.. Bài 3 Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn : a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.. b) Một

Bé Nam đã học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở lung tung... Ngọc được giao nhiệm vụ xếp gọn chiếu gối sau giờ nghỉ trưa

huống dưới đây có lỗi không? Em sẽ làm gì nếu gặp phải các tình huống đó?.. a) Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ, lại ngồi bàn cuối lớp Vân muốn viết

Bố đã có thái độ gì khi nghe lại câu chuyện của En-ri-cô với bạn.

Moät laàn, En-ri-coâ ñang vieát thì bò Coâ-reùt-ti chaïm vaøo khuyûu tay, laøm cho caây buùt ngueäch ra moät ñöôøng raát xaáu… Cô –rét – ti nổi giận còn En-ri –cô

Khi đáp lời cảm ơn, chúng ta cần nói với thái độ như thế nào?.. Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây :.. Bức tranh minh họa