• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN BIỆT MỘT số TỘI PHẠM có HÀNH VI CHÉM BOẠT TÀI SẢN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN BIỆT MỘT số TỘI PHẠM có HÀNH VI CHÉM BOẠT TÀI SẢN"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN cứu - TRAO BỔI

PHÂN BIỆT MỘT số TỘI PHẠM HÀNH VI CHÉM BOẠT TÀI SẢN

ĐINH VẢN QUẾ*

* ...

Nguyên Chánh tòa hình sự Tòa án nhãn dân tối cao.

Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn trong việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng, như Tội cướp tài sản với Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Việc phân biệt loại tội phạm này cần căn cứ vào chủ thể tội phạm; động cơ, mục đích của người phạm tội và điều kiện thực tế để đánh giá.

Từ khóa: Chiếm đoạt tài sản; Cướp tài sản; cưỡng đoạt tài sản; tham ô tài sản; Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nhận bài: 30/12/2020; biên tập xong: 15/01/2021; duyệt bài: 18/01/2021.

1. Phân biệt Tội tham ô tài sản với một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản khác

Đối với Tội tham ô tài sản tại Điều 353 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015), chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 352 BLHS năm 2015. Đây là dấu hiệu quan trọng và cũng là vấn đề mới, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa nhà nước, tổ chức xã hội với

các tổ chức kinh tế tư nhân hoặc có yếu tố nước ngoài đan xen lẫn nhau.

Theo khoản 2 Điều 352 BLHS năm 2015 thì “người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.

Tạp chí số 03/2021 \_KIỀM

S

át

17

(2)

Xuân lộán $ửu 2021

Theo khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, do hợp đồng hoặc một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Như vậy, đối với những người tuy có chức vụ, quyền hạn nhưng không thuộc khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì chỉ có thể phạm tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt Tội tham ô tài sản với các tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản khác.

Như vậy, người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của Tội tham ô tài sản khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc công vụ, nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi này thì không thuộc trường hợp phạm tội tham ô tài sản.

Người có chức vụ nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu là vụ án có đồng phạm thì họ phải là người thực hành, còn những người khác không có chức vụ có thể là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức.

Đối với Tội tham ô tài sản, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan cũng rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

Thứ nhất, người phạm tội tham ô tài sản phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là tham ô tài sản. Ví dụ: Trần Thị H là thủ quỹ của công ty X. Do chơi hụi nên H nợ nhiều người và mất khả năng thanh toán.

H đã bàn với chồng là Đào Văn T dùng giấy tờ nhà thế chấp cho công ty để vay 800.000.000 đồng với mục đích đầu tư nuôi tôm. Sau khi vay được tiền, vợ chồng H đã trả cho các chủ nợ. Đến hạn không

Tạp chí

KIỀM SÁT-7 Sô O3Z2O21

18

(3)

NGHIÊNCỬU- TRAOĐỔI

thấy vợ chồng H trả tiền, công ty mới phát hiện bộ hồ sơ do vợ chồng H thế chấp cho công ty là giả. Mặc dù H là người có chức vụ, quyền hạn và cũng có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng H đã không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý mà chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giám đốc công ty tin và cho vợ chồng H vay tiền. Chức vụ, quyền hạn của H chỉ là phương tiện để thực hiện thủ đoạn gian dối khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty.

Thứ hai, tài sản chiếm đoạt là tài sản do mình có trách nhiệm quản lý.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản trong Tội tham ô tài sản chính là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của mình hoặc của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Hành vi chuyển dịch bất họp pháp tài sản có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, có trường hợp người phạm tội tự chuyển dịch tài sản như: Thủ quỹ tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán...

Cũng có trường hợp việc chuyển dịch lại do người khác thực hiện theo lệnh của người phạm tội như: Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình; kế toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội.

Hiện nay, việc xác định hành vi chiếm đoạt tài sản nói chung và chiếm đoạt tài sản trong Tội tham ô tài sản nói riêng trong nhiều trường hợp đã khác so với quan niệm truyền thống. Ví dụ: Nếu trước đây một thủ quỹ lấy tiền trong két của cơ

quan đem gửi tiết kiệm mang tên mình hoặc tên người khác sẽ bị coi là chiếm đoạt tài sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản, thì hiện nay hành vi này chỉ bị coi là sử dụng trái phép tài sản.

2. Phân biệt Tội cướp tài sản với Tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS năm 2015) thường chỉ bị nhầm lẫn với Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS năm 2015) trong trường họp người phạm tội có hành vi “đe dọa dùng vũ lực”.

Vậy đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản, trường họp nào thì cấu thành Tội cướp tài sản, còn trường hợp nào chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản?

Trước hết, cần khẳng định cả hai tội này đều có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, đối với Tội cướp tài sản, phạm tội chưa đạt chỉ xảy ra trong trường hợp người phạm tội đã có hành vi khác làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể tấn công được nhằm chiếm đoạt tài sản. Còn “dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” thì không có trường hợp phạm tội chưa đạt mà đều là tội phạm đã hoàn thành.

Vậy “hành vi khác” trong Tội cướp tài sản là hành vi nào? Đây cũng là vấn đề do yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này đặt ra. Trước đây về lý luận, đều khẳng định Tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức, tức là chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là tội phạm đã hoàn thành, không có trường hợp phạm tội

Tạp chí số 03/2021

V

k

IỂM

SÁT

19

(4)

Qjuan ^ộâĩi ($ửu 2021

chưa đạt. Tuy nhiên, sau khi Điều 133 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung và nay BLHS năm 2015 cũng quy định dấu hiệu “hoặc có hành vi khác”, thi Tội cướp tài sản vừa là tội cấu thành hình thức, vừa là tội cấu thành vật chất, tức là có trường họp tội phạm chưa đạt.

Mặc dù trường họp dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc không có giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng vẫn có giai đoạn chuẩn bị phạm tội như: Trường hợp người phạm tội “định” dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, nhưng vì khách quan trở ngại nên không thực hiện được hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Ví dụ: A, B, c, D bàn bạc chuẩn bị súng, dao để ra đường chặn người đi xe máy cướp tài sản. Nhưng trước khi đi thì D sợ nên đã báo với Công an đến “bắt nóng” A, B, c. Tuy A, B, c chưa thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhưng A, B, c đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Đối với Tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội chỉ có hành vi đe dọa dùng vũ lực chứ không có ý định nếu người bị hại không giao tài sản thì dùng vũ lực. Đây là vấn đề khó xác định, vì khi đã đe dọa dùng vũ lực nhung người bị đe dọa không giao tài sản mà vụ việc bị phát hiện, thì hầu hết người phạm tội đều khai là chỉ dọa cho sợ để lấy tài sản, nếu người bị hại không giao tài sản thì cũng không dùng bạo lực.

Để phân biệt trường hợp đe dọa dùng bạo lực ngay tức khắc với chỉ dọa mà

không đe dọa dùng bạo lực ngay tức khắc, phải căn cứ vào không gian, thời gian xảy ra vụ án. Neu trong không gian, thời gian đó mà người bị đe dọa quá sợ phải giao tài sản cho người phạm tội thì phải định tội là cưóp tài sản, bởi dù hành vi đe dọa không quyết liệt nhưng cũng làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Ví dụ: Trong đêm tối, trên đoạn đường vắng vẻ, A đã chặn xe của mẹ con chị H để chiếm đoạt tài sản, nhưng ngay lúc đó có tổ tuần tra đi qua nên A bị bắt. Trường hợp này, dù A không dùng vũ lực cũng không de dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì cũng phải coi hành vi của A là cướp tài sản vì trong đêm tối, lại ở nơi vắng vẻ, nên mẹ con chị H đã lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Tuy nhiên, nếu A lại gặp chị H là trinh sát chuyên bắt cướp thì A phạm tội cưởng đoạt tài sản, vì chị H không bị lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Như vậy, dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt hai tội này khi người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực là người bị đe dọa có lâm vào tình trạng không thể chống cự được hay không. Dấu hiệu này hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình thực tế để đánh giá.

3. Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài săn vói Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS năm 2015) và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS năm 2015) thì dấu hiệu dễ bị

Tạp chí

KIẾM SÁT__/ Số 03/2021

20

(5)

NGHIÊN cró - TRAO BỔI

nhầm lẫn là thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối đối với người bị hại để giãn nợ hoặc có hành vi gian dối để vay được tiền, tài sản hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy trường hợp nào thì coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, còn trường hợp nào thì coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Cả hai tội này đều có dấu hiệu chung là người phạm tội phải có hành vi “chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là chiếm đoạt thi rất phức tạp. Hiện nay có tình trạng vay, mượn trong nhân dân hoặc có những hợp đồng vay của ngân hàng với số tiền rất lớn lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng, nhưng mồi nơi xử lý một cách khác nhau.

Có nơi coi đó chỉ là quan hệ dân sự hoặc quan hệ kinh tế, có nơi truy tố về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có nơi truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

về lý luận, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu về tài sản từ của người khác sang của mình.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cứ chiếm giữ tài sản của người khác, bất kể vì

mục đích gì cũng là chiếm đoạt như: Lén lút lấy xe ô tô của cơ quan đi chơi rồi lại mang về trả; nói dối người khác là mượn xe đưa mẹ đi cấp cứu nhưng lại dùng xe để chở hàng lậu bị Công an bắt hoặc sau khi đánh nhau, một bên phải bỏ lại xe để chạy thoát thân, dần đến bên “thắng cuộc” phải mang xe về vì sợ để lại ở hiện trường thì người khác sẽ lấy mất. Quan niệm này cũng đang tồn tại ở một số cơ quan tiến hành tố tụng.

Nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự, thì quyền sở hữu tài sản bao gồm 03 quyền:

Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Chỉ người nào có đủ 03 quyền đó thì tài sản mới thực sự là của họ. Nếu một người chỉ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản thì họ không phải là chủ sở hữu vì không có quyền định đoạt tài sản.

Nói dễ hiểu thì mới có hành vi “chiếm” mà chưa “đoạt” thì không phải là chiếm đoạt.

Vì vậy, chiếm đoạt là biến của người khác thành của mình.

Chỉ khi nào xác định có chiếm đoạt thì lúc đó mới là tội phạm. Nếu đã xác định có chiếm đoạt tài sản thì việc phân biệt giữa hai tội phạm này chính là thủ đoạn gian dối có trước hay sau khi người phạm tội đã nhận được tài sản của người khác.

Nếu hành vi gian dối xảy ra trước khi vay, mượn rồi sau đó chiếm đoạt tài sản của người cho vay thì phải coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu hành vi gian dối xảy ra sau khi người phạm tội đã có tài sản một cách hợp pháp thì chỉ coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tạp chí số 03/2021 V.KIỂM sát

21

(6)

dõuãĩi Tữãn cỆửư 2021

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ có hành vi gian dối trước khi có tài sản thì đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà phải xác định họ có mục đích chiếm đoạt tài sản hay không. Ví dụ: A dùng giấy tờ nhà (bản photo có công chứng) để thế chấp cho B vay 500 triệu đồng. Sau đó B phát hiện trước đó A đã dùng giấy tờ nhà thế chấp cho một ngân hàng vay 1 tỉ đồng nên đã tố cáo hành vi của A với Cơ quan điều tra. Trường hợp này, người vay chỉ gian dối để vay được tiền chứ không phải để chiếm đoạt. Do đó, không thể định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với A.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, thì hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là việc “người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”. Vậy thế nào là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản? Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng rất lúng túng, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn.

Đa số các chuyên gia cho rằng, “bỏ trốn” quy định tại Điều 140 BLHS năm 2015 không nhất thiết phải là trốn khỏi địa phương, cũng không cần Cơ quan điều tra phải truy nã, mà chỉ trốn tránh chủ nợ như:

Bỏ ra khỏi nhà, không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, thay số điện thoại, thay đổi chỗ ở mà không thông báo cho chủ nợ biết... miễn sao tránh mặt được chủ nợ.

Đối với trường hợp vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản

của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. vấn đề sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp cũng có ý kiến khác nhau.

Có ý kiến cho rằng, chỉ cần xác định sử dụng tài sản đó vào mục đích không được pháp luật cho phép là bất họp pháp như: Khi vay nói là để đầu tư nuôi tôm, nhưng lại đem trả nợ ngân hàng để không bị chịu lãi quá hạn hoặc đem tiền vay được sử dụng vào mục đích không đúng như lời hứa với chủ nợ là bất họp pháp. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng, cách hiểu bất họp pháp như ý kiến trên là quá rộng và cũng không phù hợp với dấu hiệu “chiếm đoạt”, vì người phạm tội không có ý định chiếm đoạt, mà muốn dùng số tiền vay được trả nợ hoặc đầu tư, sản xuất rồi sẽ hả người cho vay. Nhưng nếu dùng số tiền vay được sử dụng vào mục đích phạm tội thì phải coi là bất hợp pháp như: Đánh bạc, buôn lậu, đưa hối lộ... dẫn đến không còn khả năng trả nợ.

Điều 175 BLHS năm 2015 còn quy định: “Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Tuy nhiên, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật đến nay chưa thấy trường họp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về dấu hiệu trên. Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: Nếu các khoản vay, mượn trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mới hết hạn, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, thì vẫn là quan hệ dân sự.n

Tạp chí

KIÉM SÁT_/ Sô 03/2021

22

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

This grammar book is _______ both for classroom use and for independent

Tội phạm

EXERCISE - Học thuộc lòng công thức để làm

3/ Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện

4. Mạng lưới tội phạm.. - của các cá nhân thể hiện trong một cơ cấu bền vững hoặc linh hoạt nhằm tiến hành những hoạt động phạm tội để đạt được mục đích của

NGUYỄN TRUNG HÒA * Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm nhân thân của 8163 đối tượng phạm tội cướp tài sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam trong khoảng thời

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:. -Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công