• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ? A"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP MÔN GDCD 12 – TUẦN 6 Chọn 1 đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền tự do thân thể.

Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì

A.chỉ công an mới có quyền bắt. B. ai cũng có quyền bắt.

C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu 3. Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó A. đang có ý dịnh phạm tội.

B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ? A. Đánh người gây thương tích. B. Tự tiện bắt người.

C. Tự tiện giam giữ người. D. Đe dọa đánh người.

Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ? A. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó.

B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.

C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.

D. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.

Câu 6. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ? A. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.

B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.

C. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Câu 7. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ? A. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

B. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 8. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

Câu 9.Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp

A. được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép. B. do nghi ngờ có tội phạm.

C. được pháp luật cho phép. D. do cần tìm đồ vật bị mất.

Câu 10. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. có tin báo của nhân dân.

D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

(2)

A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.

B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu 12. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 13. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền tham gia ý kiến. B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tư tưởng. D. Quyền tự do báo chí.

Câu 14. K đã lập Facebook giả mạo tên của N và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về N.

Hành vi này của K xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.

B. Quyền bí mật đời tư.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện tín.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.

B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.

C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.

D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 16. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật ?

A. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ.

B. Chửi tên ăn trộm một hồi cho hả giận.

C. Lập biên bản rồi thả ra.

D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất.

Câu 17. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.

B. Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường.

C. Chị A tung tin bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

Câu 18. Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?

A. Viện Kiểm sát. B. Tòa án nhân dân.

C. Cơ quan báo chí. D. Cơ quan điều tra.

Câu 19. Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.

B. Bố anh H, phóng viên và anh P.

C. Bố anh H, anh K, anh p và phóng viên.

(3)

D. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.

Câu 20. Ý kiến nào sau đây là đúng khi khám chỗ ở của người khác?

A. Không được khám chỗ ở của người khác khi chủ nhà vắng mặt.

B. Không được khám chỗ ở của người khác vào ngày nghỉ cuối tuần.

C. Không được khám chỗ ở của người khác từ 11giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

D. Không được khám chỗ ở của người khác vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.. Câu 30: Hiến pháp quy định, công

Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức các bài đã học, trong đó trọng tâm: Tự chủ; Dân chủ và kỉ luật; Bảo vệ hòa bình; Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Câu 18: Công dân có quyền đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp, khi ấy công dân sử dụng đến quyền nào dưới

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó

Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dânA. Hai học sinh gây mất trật

Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi ngƣời xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây..