• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kế hoạch dạy học tuần 13

Thời gian thực hiện: thứ 2 ngày 29 tháng 11 năm 2021 Chào cờ

TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN, LỚP HỌC HẠNH PHÚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết thể hiện tình cảm với bạn bè và mọi người xung quanh.

- HS nêu được những hành động và việc làm thể hiện sự thân thiện trong lớp học - HS yêu trường yêu lớp, thích đi học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Sưu tầm các hình ảnh về trang trí lớp học 2.Học sinh: Văn nghệ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Sinh hoạt dưới cờ: (15’)

- HS thực hiện chào cờ toàn trường 2.Sinh hoạt theo chủ điểm: (20’)

* HĐ khởi động

- Cả lớp hát bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

- Trao đổi với HS nội dung bài hát nói về điều gì?

- GV nhận xét – giới thiệu vào bài

* Hoạt động trải nghiệm

* GVCN đưa ra khái niệm thế nào là lớp học thân thiên, lớp học hạnh phúc

- Các con hãy nêu một số việc làm hoặc hành động thể hiện sự thân thiện trong lớp học của mình ?

- Để có một lớp học thân thiện, lớp học hạnh phúc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có thể do con người tạo nên hoặc do môi trường xung quanh tác động

- Vậy để có một lớp học thân thiện và hạnh phúc chúng ta cần làm gì?

*HĐ thực hành

- GV hướng dẫn HS thực hành cắt dán, vẽ trang trí lớp học của mình sao cho thân thiện

3. Tổng kết, dặn dò

- Về nhà các con sẽ sưu tầm thêm một số những hình ảnh hay những đồ vật để trang trí lớp học của mình

-HS lắng nghe -HS lắng nghe

-HS trả lời theo ý hiểu

-HS trả lời theo ý hiểu

-HS thực hành làm trang trí lớp học

(2)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

...

...

Toán

GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BỎ TÚI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học,

*ĐC: Không yêu cầu: chuyển một số phân số thành số thập phân. Không làm bài tập 2, bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, ti vi, máy tính cầm tay.

- Học sinh: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.

- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 45 và 75.

- GV nhận xét, bổ sung.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.

- HS thực hiện bảng con, bảng lớp.

- HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi.

- Giáo viên cho học sinh quan sát máy tính.

- Trên mặt máy tính có những gì?

- Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím?

- Dựa vào nội dung các phím em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng để làm gì?

- GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi

- GV yêu cầu HS ấn phím ON/ C trên bàn phím và nêu: Phím này để làm gì?

- Yêu cầu HS ấn phím OFF và nêu tác dụng

- Học sinh quan sát máy tính rồi trả lời câu hỏi.

- Có màn hình, các phím.

- Học sinh kể tên như SGK.

- HS nêu - HS theo dõi

- Để khởi động cho máy làm việc - Để tắt máy

(3)

- Các phím số từ 0 đến 9 - Các phím +, - , x, : - Phím .

- Phím = - Phím CE

- Ngoài ra còn có các phím đặc biệt khác

Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính.

- Giáo viên ghi 1 phép cộng lên bảng.

- Giáo viên đọc cho học sinh ấn lần lượt các phím cần thiết (chú ý ấn  để ghi dấu phảy), đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.

- Tương tự với các phép tính: trừ, nhân, chia.

- Để nhập số

- Để cộng, trừ, nhân, chia.

- Để ghi dấu phẩy trong các số thập phân - Để hiện kết quả trên màn hình

- Để xoá số vừa nhập vào nếu nhập sai

25,3 + 7,09 =

- Để tính 25,3 + 7,09 ta lần lượt ấn các phím sau:

Trên màn hình xuất hiện: 32,39

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: Cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính -Yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi theo nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả.

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

Bài 3: Cá nhân

- Cho HS tự thực hiện sau đó nêu kết quả.

- Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi

- HS làm bài

- Học sinh kiểm tra theo nhóm.

- Các nhóm đọc kết quả

a) 126,45 + 796,892 = 923,342 b) 352,19 – 189,471 = 162,719 c) 75,54 x 39 = 2946,06

d) 308,85 : 14,5 = 21,3 - HS tự làm bài:

- Biểu thức đó là: 4,5 x 6 - 7 4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- Cho HS dùng máy tính để tính:

475,36 + 5,497 = 1207 - 63,84 = 54,75 x 7,6 = 14 : 1,25 =

- Về nhà sử dụng máy tính để tính toán cho thành thạo.

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện 475,36 + 5,497 =480,857 1207 - 63,84 = 1143,16 54,75 x 7,6 =416,1 14 : 1,25 = 11,2

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(4)

………

……….

Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

*QTE : Quyền được yêu thương chia sẻ, Quyền có sự riêng tư, Quyền được sự thông cảm yêu quy, Bổn phận phải yêu thương, tôn trọng con người.

* BS: Kĩ năng đọc hiểu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Tổ chức cho 3 học sinh thi đọc đoạn trong bài Trồng rừng ngập măn.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Chuỗi ngọc lam

- 3 học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (12 phút) - Cho HS đọc toàn bài.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu...người anh yêu quý ?

+ Đoạn 2: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + 2 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ 2 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- 2 HS đọc cho nhau nghe

(5)

- HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

- 1 HS đọc - HS theo dõi.

* HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) Phần 1

- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?

+ Chi tiết nào cho biết điều đó?

+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?

- GV kết luận nội dung phần 1.

- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai.

- Tổ chức HS thi đọc.

- GV nhận xét.

Phần 2

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2.

- Yêu cầu HS đọc thầm trong nhóm và trả lời câu hỏi

+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?

+ Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?

+ Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e?

+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?

- Nhóm trưởng cho các bạn đọc, TLCH và chia sẻ trước lớp:

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.

+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.

+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.

+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS nghe.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm TLCH:

+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?

+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.

+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.

+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan.

Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi

(6)

- GV kết luận nội dung phần

+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV ghi nội dung bài lên bảng.

- Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2.

- HS thi đọc.

- GV nhận xét.

nấng cô bé từ khi mẹ mất.

- HS nêu nội dung của bài:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác

- HS đọc.

- HS đọc cho nhau nghe.

- 2 HS thi đọc.

3. HĐ ứng dụng, củng cố:(2 phút)

- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ ?

- Học sinh trả lời.

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- Về nhà tìm đọc thêm những câu chuyện có nội dung ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: thứ 3 ngày 30 tháng 11 năm 2021 Toán

SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

* Điều chỉnh yêu cầu: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. Không làm bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, ti vi, máy tính bỏ túi...

- HS : SGK, vở, máy tính bỏ túi...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS chơi trò chơi: Tính nhanh, tính đúng.

- HS chơi trò chơi

(7)

- Cách chơi:Mỗi đội gồm có 4 HS, sử dụng máy tính bỏ túi để tính nhanh kết quả phép tính:

125,96 + 47,56 ; 985,06 15;

352,45 - 147,56 và 109,98 : 42,3 - Đội nào có kết quả nhanh và chính xác hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán về tỉ số phần trăm.

Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40

- GV nêu yêu cầu : Chúng ta cùng tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện bước tìm thương

7 : 40

- Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm?

- Chúng ta có thể thực hịên cả hai bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 bằng máy tính bỏ túi. Ta lần lượt bấm các phím sau:

- GV yêu cầu HS đọc kết quả trên màn hình.

- Đó chính là 17,5%.

Tính 34% của 56

- GV nêu vấn đề : Chúng ta cùng tìm 34% của 56.

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm 34% của 56.

- HS nghe và nhớ nhiệm vụ.

- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét :

+ Tìm thương 7 : 40

+ Nhân thương đó với 100 rồi viết ký hiệu

% vào bên phải thương.

- HS thao tác với máy tính và nêu:

7 : 40 = 0,175

- HS nêu : Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5%

- HS lần lượt bấm các phím theo lời đọc của GV :

7 40 %

- Kết quả trên màn hình là 17,5.

- 1 HS nêu trước lớp các bước tìm 34% của 56.

+ Tìm thương 56 : 100.

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 34 . - HS tính và nêu :

(8)

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính 56 34 : 100

- GV nêu : Thay vì bấm 10 phím.

5 6 3 4 1 0 0

=

khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56 ta chỉ việc bấm các phím :

5 6 3 4 %

- GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54.

56 34 : 100 = 19,4

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: Cá nhân

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì?

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở.

Bài 2: Cá nhân - HS đọc đề bài

- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như bài tập 1.

- HS thao tác với máy tính.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS của một số trường.

Trường Số HS

Số HS nữ

Tỉ số phần trăm của số HS nữ và tổng số HS

An Hà 612 311 50,81 %

An Hải 578 294 50,86 %

An Dương

714 356 49,85 %

An Sơn 807 400 49,56 %

- HS đọc

- HS làm bài vào vở bài tập, dùng máy tính bỏ túi để tính, sau đó 1 HS đọc kết quả bài làm của mình cho HS cả lớp kiểm tra.

Thóc (kg) Gạo (kg)

100 69

150 103,5

125 86,25

- HS đọc bài và nhận thấy đây là bài toán

(9)

Bài 3: Cá nhân

- Cho HS đọc bài, tự tìm cách làm - GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm.

yêu cầu tìm một số khi biết 0,6% của nó là 30 000 đông, 60 000 đồng, 90 000 đồng.

- Kết quả:

a) 5000 000 đồng b) 10 000 000 đồng c) 15 000 000 đồng 4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (2 phút)

- Cho HS dùng máy tính để tính:

Số học sinh tiểu học ở một xã là 324 em và chiếm 16% tổng số dân của xã đó. Tính số dân của xã đó.

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- Về nhà tìm thêm các bài toán tương tự như trên để tính toán cho thành thạo.

- HS tính:

324 : 16 x 100 = 2025(người) - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ đẻ tìm được quan hệ từ trong câu, hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể.

- Biết sử dụng những quan hệ từ cụ thể thường gặp.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

* GDBVMT: Các BT đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao về nhận thức bảo vệ môi trường cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở bài tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài: “Luyện tập quan hệ từ”.

- HS trả lời - HS nghe

- HS ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động thực hành: (25 phút)

(10)

Bài 1: HĐ Cặp đôi

+ GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề

+ Yêu cầu HS làm bài + Trình bày kết quả + GV nhận xét chữa bài Bài 2: Cá nhân

+ HS đọc yêu cầu và nội dung của bài + Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?

+ Cho HS làm việc các nhân, một số em báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung:

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng

Bài 3: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK - Gọi HS phát biểu ý kiến

+ Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?

+ Đoạn nào hay hơn? Vì sao?

+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý

điều gì?

+ HS đọc yêu cầu

+ HS thảo luận nhóm đôi

+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả:

Đáp án:

- nhờ ... mà.

- không những .... mà còn - HS đọc yêu cầu

+ Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu.

- HS làm bài cá nhân Đáp án:

a. Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

b. Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển...

- 2 HS nối tiếp nhau đọc

- HS trao đổi, thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng,báo cáo kết quả trước lớp

+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau:

Câu 6: vì vậy...

Câu 7: cũng vì vây ...

Câu 8: vì (chẳng kịp)... nên (cô bé).

+ Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.

+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý

cho đúng chỗ, đúng mục đích.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (5 phút)

(11)

- Chuyển câu sau thành câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ:

+ Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh.

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

- HS nêu

+Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Kể chuyện

TIẾT 23: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết trao đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

- Kể lại được câu chuyện

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

*ĐC: Ghép 3 tiết kể chuyện: tuần 22,23,24. Lựa chọn bài kể chuyện đã nghe, đã đọc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. HĐ khởi động .(5')

- Em hãy kể một câu chuyện đã được chứng kiến tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử...

- Nhận xét, tuyên dương

2. HĐ hình thành kiến thức mới.(28')

* HĐ1: Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học

* HĐ 2: GV kể chuyện ( 2, 3 lần ) - Lần 1: Kể chậm.

- Lần 2: Kể và kết hợp g/thích các từ khó.

- Lần 3: kể kết hợp tranh.

* HĐ 3: Hd HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa.

- Đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung:

+ Ông Nguyễn Khoa Đănglà người ntn?

+ Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình?

+ Ông làm cách nào để bắtđược bọn cướp?

- 2 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- Lắng nghe.

- HS dưới lớp chú ý lắng nghe.

.

+ Ông là 1 vị quan án có tài xét xử + Ông cho bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm....

+ Ông cho quân sĩ cải trang thành

(12)

+ Ông đã làm gì để phát triển làng xóm?

- Tổ chức cho HS kể theo nhóm.

- GV nhắc HS kể tự nhiên, có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động...

3. HĐ thực hành .

- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể .( mỗi nhóm 4 em

- GV đề ra tiêu trí đánh giá, bình chọn.

- GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất.

- Mời 1, 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện.

4. HĐ vận dụng .(3') - Nêu ý nghĩa câu chuyện?

- Liên hệ: HS học tập tấm gương ông Khoa, thông minh, giỏi xét xử các vụ án, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.

* Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau:Tìm đọc truyện: Danh nhân đất Việt.

dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong....

+ Ông đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng....

- HS kể theo nhóm 4 cho nhau nghe ( mỗi em kể 1 đoạn)

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

- Tự liên hệ .

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Đạo đức

KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc…) của người khác.

– Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

* Giáo dục kĩ năng sống - Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ con.

(13)

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

*TTHCM:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: VBT

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

- Vì sao chúng ta cần phải biết kính trọng và giúp đỡ người già?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động thực hành: (25 phút)

Hoạt động 1: Đóng vai (BT2, SGK) - GV chia nhóm và phân công đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 2.

*GV kết luận:

+ Tình huống a: Em dừng lại, dỗ em bé

và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của em. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.

+ Tình huống b: Hướng dẫn các em chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.

+ Tình huống c: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết em trả lời cụ một cách lễ phép.

Hoạt động 2: Làm BT3- 4, SGK

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập 3- 4.

* GV kết luận:

- Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm.

- Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.

- Tổ chức dành cho người cao tuổi là

- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai các tình huống.

- Hai nhóm đại diện lên thể hiện.

- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

(14)

Hội Người cao tuổi.

- Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống

"Kính già, yêu trẻ" của địa phương, của dân tộc ta.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.

- Gv kết luận:

+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.

+ Các cháu luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho cho ông bà, cha mẹ.

+ Tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ.

+ Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà vào những dịp lễ tết.

- Từng nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (5 phút) - Thực hiện những việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.

- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Khoa học THUỶ TINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh.

- Nêu được công dụng của thủy tinh. Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(15)

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho Hs thi trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu tính chất và cách bảo quản của xi măng ?

+ Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

Hoạt động 1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh

- Cho HS thảo luận nhóm TLCH:

+ Trong số đồ dùng trong gia đình có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng mà bạn biết ? + Dựa vào thực tế bạn thấy thuỷ tinh có tính chất gì ?

+ Nếu thả chiếc cốc thuỷ tinh xuống sản nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?

- GV kết luận

Hoạt động 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng

- Tổ chức hoạt động nhóm

- Yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, sau đó xác định

- Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thông thường?

- Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao?

- GV kết luận

- Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?

- Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, chúng ta phải bảo quản như thế nào ?

- Mắt kinh, bóng điện, chai, lọ, li, cốc, chén, cửa sổ, lọ đựng thuốc thí nghiệm, lọ hoa, màn hình ti vi, vật lưu niệm...

- Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu rất dễ vỡ, không bị gỉ

- Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ

- HS lắng nghe

- Các nhóm nhận đồ dùng và trao đổi, làm bài

Thuỷ tinh thường Thuỷ tinh cao cấp - Bóng đèn

- Trong suốt, không gỉ cứng dễ vỡ - Không cháy, không hút ẩm, không bị axít ăn mòn

- lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm

- Rất cứng

- Chịu được nóng, lạnh

- Bền khó vỡ

- Cốc chén, mắt kính, chai, lọ, kính máy ảnh, ống nhòm, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng...

- HS nghe

- Chế tạo bằng cách đun nóng chảy cát trắng và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn

- Để nơi chắc chắn

- Không va đạp vào các vật cứng

- Dùng xong phải rửa sạch để nơi chắc chắn tránh rơi vỡ

(16)

- GV kết luận: Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.

- Cẩn thận khi sử dụng

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

?BVMT: Hãy nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản thuỷ tinh?

- Em đã bảo quản và sử dụng đồ bằng thủy tinh trong gia đình mình như thế nào ?

- HS nghe và thực hiện

- Tìm hiểu ích lợi của thủy tinh trong cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện *Củng cố, dặn dò

- GV n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Chính tả

CHUỖI NGỌC LAM + BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS phân biệt được những tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ ch hoặc có thanh hỏi, thanh ngã.

- Rèn kĩ năng trình bày đúng bài chính tả . - Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

*ĐC: Ghép 2 bài chính tả. Hs tự viết chính tả ở nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ , từ điển HS, máy tính, ti vi.

- Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: (5phút)

- Cho HS tổ chức thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi

- HS chơi trò chơi

(17)

đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- HS nghe - Mở vở 2. HĐ luyện tập . (5 phút)

*Chính tả:

Gv nêu yêu cầu: Các con viết chính tả bài chuỗi ngọc lam và bài buôn chư lênh đón cô giáo.

GVhd HS viết bài ở nhà: Các con sẽ tự viết bài ở nhà hoặc các con nhờ bố mẹ đọc bài cho để viết.

* Luyện tập:

- HS nắm y/c về nhà viết bài

Bài 2a: HĐ cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV tổ chức cho HS "Thi tiếp sức"

- Học sinh nêu yêu cầu của bài - 2 học sinh đại diện lên làm thi đua.

Bài 3: HĐ cá nhân - cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS tự làm bài vào vở bài tập - GV nhận xét kêt luận:

- HS đọc

- HS làm vào vở một HS lên bảng làm Đáp án:

+ ô số 1: đảo, hào, tàu, vào, vào

+ ô số 2: trọng, trước, trường, chỗ, trả Bài 2a: HĐ Nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Cho các nhóm lên bảng làm - GV nhận xét bổ sung

Bài 3a: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét từ đúng.

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận và làm bài tập - Đại diện các nhóm lên làm bài Đáp án:

+ tra (tra lúa) - cha (mẹ) + trà (uống trà) - chà (chà sát)

+ tròng (tròng dây) - chòng (chòng ghẹo)

+ trồi (trồi lên) - chồi (chồi cây) + trõ (trõ xôi) - chõ (nói chõ vào)...

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - Lớp nhận xét bài của bạn

- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng Đáp án:

(18)

a. Thứ tự các từ cần điền vào ô trống là: truyện, chẳng, chê, trả, trở.

b. tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.

3. HĐ ứng dụng củng cố: (3 phút)

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Lắng nghe

- Quan sát, học tập.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- Về nhà viết lại bài viết trên cho đẹp hơn - Xem trước bài chính tả sau.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Thời gian thực hiện: thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2021 Toán

HÌNH TAM GIÁC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Biết Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, NL sử dụng công cụ phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính; Êke.

- HS : SGK, bảng con, vở, ê ke

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Chia HS thành các đội, thi nhau xếp nhanh 6 que tính để được: 1 hình tam giác, 2 hình tam giác, 4 hình tam giác.. theo yêu cầu của quản trò.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Giới thiệu đặc điểm của hình tam

giác

- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ :

- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý

(19)

+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.

+ Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác.

+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.

- Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.

Giới thiệu ba dạng hình tam giác.

- GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên các góc, dạng góc của từng hình tam giác.

+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.

A

B C Hình tam giác có 3 góc nhọn

+ Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn. K

E G Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.

+ Hình tam giác MNP có 1 góc vuông.

N

M P

Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn(tam giác vuông)

- GV giới thiệu : Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia

kiến.

+ Hình tam giác ABC có 3 cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.

+ Hình tam giác ABC có ba đỉnh là:

đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.

+ Hình tam giác ABC có ba góc là : Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A) Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (góc B) Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C)

- HS quan sát các hình tam giác và nêu :

+ Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn.

+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn.

+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn.

(20)

các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là :

+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.

+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.

+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.

- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình.

Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác.

A

B C H

- GV giới thiệu: Trong hình tam giác ABC có: + BC là đáy.

+ AH là đường cao tương ứng với đáy BC.

+ Độ dài AH là chiều cao.

- GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH.

- HS nghe.

- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác.

- HS quan sát hình.

- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: Cá nhân

- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm.

- GV gọi HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét

(21)

Tam giác ABC có Trong tam giác DEG Tam giác MNK có:

3 góc A, B, C 3 góc là góc D, E, G 3 góc là góc M, N, K 3 cạnh: AB, BC, CA 3 cạnh: DE, EG, DG 3 cạnh: MN, NK, KM Bài 2: Cá nhân

- GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.

- GV nhận xét

Tam giác ABC có đường Tam giác DEG có đường Tam giác MPQ có đường cao CH cao DK cao MN Bài 3: Cá nhân

- Cho HS đọc bài, quan sát tự làm bài - GV quan sát giúp đỡ HS

- HS chia sẻ trước lớp kết quả

a) Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông.

Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau.

b) Tương tự : Hai hình tam giác EBC và EHC có diện tích bằng nhau.

c) Từ a và b suy ra diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Hình tam giác có đặc điểm gì ?

- Tập vẽ các loại hình tam giác và 3 đường cao tương ứng của chúng

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập đọc

(22)

HẠT GẠO LÀNG TA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.

-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

-Yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.

* BS: KTTV giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ. KTVH II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: tranh ảnh minh họa - Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Học sinh tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Chuỗi ngọc lam.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Hạt gạo làng ta.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2.HĐ hình thành kiến thức mới : (12 phút - Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Đọc nối tiếp từng đoạn thơ trong nhóm

- Đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài

- Giáo viên đọc diễn cảm

- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Một em đọc cả bài.

- HS nghe

*HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

- Cho HS thảo luận nhóm TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp

1. Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH sau đó chia sẻ trước lớp:

- Làm nên từ tính tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ.

- Giọt mồ hôi sa/ Những chưa tháng sáu? Nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy.

- Thay cha anh ở chiến trường gắng sức

(23)

để làm ra hạt gạo?

4. Vì sao tác giả lại gọi “hạt gạo là hát vàng”?

- Giáo viên tóm tắt ND chính.

- Nội dung bài thơ: Giáo viên ghi bảng.

lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.

- Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất đã có gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.

- Vì hạt gạo rất đáng quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.

- HS đọc.

3 HĐ thực hành : (8 phút) - Đọc nối tiếp từng đoạn

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu nhất.

- Luyện học thuộc lòng

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

- Học sinh đọc lại.

- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.

- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

- Cả lớp hát bài “Hạt gạo làng ta”

4. HĐ ứng dụng, củng cố:(2 phút)

- Bài thơ cho ta thấy điều gì? + Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.

- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn?

- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò -GV n/x tiết học

- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn.

- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật đoạn văn BT1

(24)

- HS biết lập dàn ý một bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS : SGK, vở viết

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

- GV kiểm tra kết quả quan sát một người của 5 HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS chuẩn bị

- HS nghe và thực hiện 2. Hoạt động thực hành: (25 phút)

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Chia thành nhóm, yêu cầu nhóm trao đổi và cùng làm bài

- Gọi nhóm làm vào bảng nhóm gắn lên bảng và đọc kết quả .

- GV kết luận về lời giải đúng

+ Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu?

+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?

+ Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

+ Các đặc điểm đó quan hệ với nhau

- 2 HS đọc

- Mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và làm bài

- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn

- Theo dõi bài chữa của GV và chữa lại bài của nhóm mình

a. Bà tôi

+ Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé.

+ Câu 1: mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu.

Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.

Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu và từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày).

+ Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.

+ Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.

+ Các đặc điểm về ngoại hình có quan

(25)

thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?

Giáo viên chốt lại:

+ Mái tóc: đen dày kì lạ, người nâng mớ tóc – ướm trên tay – đưa khó khăn chiếc lược – xỏa xuống ngực, đầu gối.

+ Giọng nói trầm bổng – ngân nga – tâm hồn khắc sâu vào trí nhớ – rực rỡ, đầy nhựa sống.

+ Đôi mắt: đen sẫm – nở ra – long lanh – dịu hiền – khó tả – ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt.

+ Khuôn mặt: hình như vẫn tươi trẻ, dịu hiền – yêu đời, lạc quan.

Bài 2: HĐ Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Treo bảng phụ có viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người.

+ Hãy giới thiệu về người em định tả:

Người đó là ai? Em quan sát trong dịp nào?

- Yêu cầu HS tự lập dàn ý

- GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1 dàn ý tốt.

hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không chỉ khắc hoạ rõ nét về hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời , lạc quan.

b) Bài “Chú bé vùng biển”

- Gồm 7 câu

+ Câu 1: giới thiệu về Thắng – + Câu 2: tả chiều cao của Thắng + Câu 3: tả nước da

+ Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) – Câu 5: tả cặp mắt to và sáng + Câu 6:

tả cái miệng tươi cười

+ Câu 7: tả cái trán dô bướng bỉnh.

- Học sinh nhận xét quan hệ ý chặt chẽ – bơi lội giỏi – thân hình dẻo dai – thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc cấu tạo của bài văn tả người.

- 3 đến 5 HS giới thiệu

- HS tự lập dàn ý, chia sẻ trước lớp a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật định tả.

b) Thân bài:

+ Tả khuôn mặt: mái tóc – cặp mắt.

+ Tả thân hình: vai – ngực – bụng – cánh tay – làn da.

+ Tả giọng nói, tiếng cười.

• Vừa tả ngoại hình, vừa bộc lộ tính cách của nhân vật.

c) Kết luận: tình cảm của em đối với nhân vật vừa tả.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố : (5 phút)

- HS nêu cấu tạo của bài văn tả người. - HS nghe

(26)

- Nhận xét tiết học

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- Hoàn thiện dàn ý bài văn tả người.

- HS nghe và thực hiện

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Địa lí

CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù địa lí, năng lực giải quyết vấn đề.

* BVMT: có hình thức sử lý nước thải công nghiệp hợp lý

* SDNL: Sd tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.

* Biển đảo: - Vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất: Sự hình thành những trung tâm công nghiệp ở vùng ven biển với những thế mạnh khai thác nguồn lợi từ biển (dầu khí, đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cảng biển...).

- Những khu công nghiệp này cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, Quả địa cầu.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng":

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi ,1HS nêu tên một ngành công nghiệp của nước ta gọi 1 bạn khác nêu sản phẩm của các ngành đó.Cứ như vậy các đội đổi vị trí hỏi và trả lời cho nhau.Đội nào trả lời đúng nhiều hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)

*Hoạt động 1: Phân bố các ngành công nghiệp

- HS làm việc cá nhân

(27)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ - GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a- pa- tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến

*Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập

- Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của các ngành công nghiệp đó.

- 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

+ Công nghiệp khai thác than : Quảng Ninh.

+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông.

+ Công nghiệp khai thác A- pa- tít:

Cam Đường (Lào Cai).

- HS làm việc theo nhóm

PHIẾU HỌC TẬP Bài: Công nghiệp (Tiếp theo)

Các em hãy cùng xem lược đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:

1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:

Các trung tâm công nghiệp của nước ta

Trung tâm rất lớn Trung tâm lớn Trung tâm vừa 2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

- GV gọi 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm

- GV sửa chữa câu trả lời cho HS

- GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

- 1 nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý

kiến.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (5 phút) - Ở địa phương em có những ngành công nghiệp nào ?

- Tìm hiểu sự phát triển các ngành công nghiệp ở địa phương em ?

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(28)

...

...

Thời gian thực hiện: thứ 5 ngày 2 tháng 12 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Củng cố cách tính diện tích hình tam giác. Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS thi nêu các tính diện tích hình tam giác.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Bài 1: Cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác.

- GV chốt lại kiến thức.

Bài 2: Cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề - GV vẽ hình lên bảng

- Yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác ABC và DEG.

- HS đọc đề bài

- HS làm vở sau đó chia sẻ trước lớp a) S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2) b) 16dm = 1,6m

S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24(m2)

- HS đọc đề - HS quan sát

- HS trao đổi với nhau và nêu

+ Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA + Đường cao tương ứng với đáy ED của tam giác DEG là GD.

+ Đường cao tương ứng với đáy GD của tam giác DEG là ED

(29)

- Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì ?

- KL: Trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác

Bài 3: Cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề

- Yêu cầu HS làm bài và chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận

Bài 4: Cá nhân

- Cho HS tự làm bài vào vở - GV hướng dẫn nếu cần thiết.

- Là hình tam giác vuông

- HS đọc đề

- HS tự làm bài vào vở sau đó chia sẻ cách làm.

Bài giải

a) Diện tích của hình tam giác vuông ABC là:

3 x 4 : 2 = 6(cm2)

b) Diện tích của hình tam giác vuông DEG là:

5 x 3 : 2 = 7,5(cm2) Đáp số: a. 6cm2 b. 7,5cm2

- Cho HS tự đọc bài và làm bài vào vở.

Báo cáo kết quả cho GV

a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD:

AB = DC = 4cm AD = BC = 3cm

Diện tích hình tam giác ABC là:

4 x 3 : 2 = 6(cm2)

b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME:

MN = QP = 4cm MQ = NP = 3cm ME = 1cm

EN = 3cm Tính:

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

4 x 3 = 12(cm2)

Diện tích hình tam giác MQE là:

3 x 1 : 2 = 1,5(cm2) Diện tích hình tam giác NPE là:

3 x 3 : 2 = 4,5(cm2)

Tổng diện tích 2 hình tam giác MQE

(30)

và NPE là :

1,5 + 4,5 = 6(cm2)

Diện tích hình tam giác EQP là:

12 - 6 = 6(cm2) 3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- Cho HS tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy là 18dm, chiều cao 3,5m.

- Về nhà tìm cách tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy tương ứng.

*Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS tính:

S = 18 x 35 = 630(dm2) Hay: S = 1,8 x 3,5 = 6,3(m2) - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Khoa học CAO SU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết một số tính chất của cao su.

- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, hình và thông tin trang 62; 63 SGK, một số hình ảnh về các ứng dụng của cao su như: Một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây chun , mảnh săm , lốp ,...

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "truyền điện" với các câu hỏi:

+Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.

+Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông?

+Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép?

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

(31)

Hoạt động 1: Tính chất của cao su.

*Tiến trình đề xuất

1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

-Em hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su?

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng cao su -Kết luận:

- Theo em cao su có tính chất gì?

2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về những tính chất của cao su.

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên.

3. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi.

- Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên

- Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của cao su.

- GV tổng hợp, chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của cao su và ghi lên bảng.

+ Tính đàn hồi của cao su như thế nào?

+ Khi gặp nóng, lạnh hình dạng của cao su thay đổi như thế nào?

+ Cao su có thể cách nhiệt, cách điện được không?

+ Cao su tan và không tan trong những

- HS tham gia chơi

- HS làm việc cá nhân: ghi vào vở những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về những tính chất của cao su

- HS làm việc theo nhóm 4: tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm

- Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày

- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.

-Ví dụ HS có thể nêu:

+ Cao su có tan trong nước không?

+ Cao su có cách nhiệt được không?

+ Khi gặp lửa, cao su có cháy không?...

- Theo dõi

(32)

chất nào?

4. Thực hiện phương án tìm tòi:

- GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu.

- GV gợi ý để các em làm thí nghiệm:

* Với nội dung tìm hiểu cao su có tính đàn hồi tốt HS làm thí nghiệm: Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc kéo căng 1 sợi dây cao su. Quan sát, nhận xét và kết luận.

* Với nội dung tìm hiểu cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, HS làm thí nghiệm: đổ nước sôi vào 1 li thủy tinh, li kia đổ đá lạnh đập nhỏ, sau đó bỏ vài sợi dây cao su vào cả hai li.

* Để biết được cao su cháy khi gặp lửa, GV sử dụng thí nghiệm: đốt nến, đưa sợi dây cao su vào ngọn lửa.

* Với nội dung cao su có thể cách nhiệt, HS làm thí nghiệm: Đổ nước sôi vào li thủy tinh, sau đó lấy miếng cao su bọc bên ngoài li thủy tinh. Yêu cầu HS sờ tay vào miếng cao su bọc bên ngoài li thủy tinh.

* Với nội dung cao su có thể cách điện GV làm thí nghiệm: dùng mạch điện đã chuẩn bị thắp sáng bóng đèn, sau đó thay dây dẫn điện bằng đoạn dây cao su.

* Với nội dung: Cao su tan và không tan trong những chất nào, HS làm thí nghiệm:

Bỏ miếng cao su lót ở mặt trong nắp ken vào nước. Bỏ miếng cao su ấy vào xăng - Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm

5. Kết luận, kiến thức:

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của

- HS viết câu hỏi dự đoán vào vở

Câu hỏi

Dự đoán

Cách tiến hành

Kết luận

- HS thực hành và ghi thông tin vào bảng trong vở Ghi chép khoa học.

* Quả bóng nảy lên

+ Kéo căng 1 sợi dây cao su, sợi dây giãn ra, buông tay ra, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ

* Sợi dây cao su không bị biến đổi nhiều, các sợi dây cao su bỏ trong li nước nóng hơi mềm hơn

* Sợi dây cao su sẽ nóng chảy

* Miếng cao su không nóng

* Bóng đèn sẽ không sáng, điều đó chứng tỏ cao su không dẫn điện.

* Cao su không tan trong nước, tan trong xăng

- HS các nhóm báo cáo kết quả:

- Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách

(33)

mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức và đói chiếu với mục Bạn cần biết ở SGK - GV kết luận về tính chất của cao su:

Hoạt động2: Công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

GDBVMT:

+ Có mấy loại cao su ? + Đó là những loại nào ? + Cao su được dùng để làm gì?

+ Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su - KL: Cao su có hai loại cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.

nhiệt tốt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác; cháy khi gặp lửa.

- Có 2 loại cao su.

+ Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.

+ Cao su được sử dụng làm săm lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện....

+ Không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Gọi 4 HS lần lượt nêu lại: nguồn gốc, tính chất, công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

*

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa