• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI CHÍNH VĨ MÔ"

Copied!
80
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MUÏC LUÏC

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

3.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Lợi thế, thách thức khi áp dụng tại Việt Nam Bùi Thị Trang - CQ51/05.03

6.

Luật có lỗ hổng, Sabeco có bị truy thu 408 tỷ đồng tiền thuế?

Trần Kiều Anh - CQ50/02.03

10.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa Nguyễn Diệu Linh CQ51/11.08

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

14.

Các giải pháp kiểm soát lạm phát trong dài hạn

Nguyễn Thị Lan Hương - CQ51/11.02

17.

Thực trạng và giải pháp phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Mai Anh - CQ51/08.03

21.

Cú sảy chân của nền kinh tế Trung Quốc - Bài học gì cho Việt Nam?

Nguyễn Thị Hoài Thu - CQ50/22.09

25.

Nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Hà Thị Ngọc Ánh - CQ51/08.04

29.

Bàn thêm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Phạm Thanh Mai - CQ50/15.01

32.

Bảo hiểm xã hội - Có cần đa dạng hóa các giải pháp?

Tạ Thị Hồng Hoa - CQ50/21.14

35.

Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

Hà Quỳnh Anh - CQ51/01.01

39.

Rủi ro tín dụng bán lẻ, nguyễn nhân từ phía ngân hang thương mại và biện pháp giảm thiểu

Trần Doãn Hường - CQ52/15.02

41.

Giải pháp tăng cường hỗ trợ người nộp thuế qua ngân hàng

Phạm Vân Giang - CQ50.02.04

41.

Những tín hiệu khả quan trong tăng trưởng tín dụng

Đỗ Hoàng Thu - CQ50/15.02

CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ

45.

Công nghiệp lọc hóa dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đỗ Thị Thảo - CQ51/22.04; Vũ Tuấn Anh - CQ51/22.05

(2)

56.

Phục hồi thị trường bất động sản Việt Nam - Cơ hội và thỏch thức

Vũ Đinh Minh Thắng - CQ51/11.06; Nguyễn Đoàn Thảo Linh - CQ51/11.06

60.

Thị trường lao động Việt Nam với hội nhập AEC 2015

Nguyễn Minh Phương - CQ51/21.08

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

67.

Giải phỏp thỳc đẩy hợp tỏc kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN

Phạm Lõm Tựng - CQ50/11.17

71. K

inh nghiệm phỏt triển dịch vụ bỏn lẻ của Ngõn hàng Bỡnh An Trung Quốc

Hoàng Duy Mạnh - CQ52/15.05

74.

Tự do hoỏ dũng vốn đầu tư giỏn tiếp nước ngoài - Tỏc động đến thị trường chứng khoỏn Việt Nam

Hoàng Phương Anh - CQ50.11.01

74.

Xuất khẩu gạo ở Việt Nam và nguy cơ lộp vế trước Campuchia

Nguyễn Văn Minh - CQ51/21.09

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

77. B

ảo hiểm nụng nghiệp - Phao cứu sinh của nụng dõn

Vũ Thị Thanh Hằng - CQ51/11.07

thể lệ Gửi bài

Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, đánh máy trên một mặt giấy A4 (độ dài không quá 5 trang, lề trái bằng 3,5cm, lề phải bằng 2cm, lề trên + dưới 3,0cm, cỡ chữ 14, khoảng cách dòng tối thiểu là 1,3cm), đánh số trang; các ký hiệu, công thức và hình vẽ phải chính xác, đúng quy định,

đánh số và ghi rõ vị trí đặt hình, tiêu đề bài báo viết bằng chữ in hoa, họ và tên tác giả, số điện thoại... được đặt ngay dưới dòng tiêu đề sát với lề phải của trang 1.

Tư liệu nước ngoài và dẫn liệu cần ghi rõ xuất xứ (tên tác giả, tên ấn phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản; báo chí phải ghi rõ số ra ngày, tháng, năm; tên trang web và tên chuyên mục của trang web. v.v...).

Không nhận những bài viết đã đăng trên các ấn phẩm khác ở trong và ngoài Học viện.

Bài viết và ý kiến trao đổi xin gửi về:

Ban Quản lý Khoa học - Học viện Tài chính

Điện thoại: 04. 3933 6122; Fax: 04.3933 1865; Email: noisansvnckh@gmail.com

(3)

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá:

Lợi thế, thách thức khi áp dụng tại Việt Nam

Bùi Thị Trang - CQ51/05.03

ự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (TCNXXHH) là một xu thế tất yếu, bắt buộc không chỉ trong các quy định chung của ASEAN mà trong các đàm phán của một số hiệp định FTA, TTP, EU… bởi cơ chế TCNXXHH góp phần làm giảm đáng kể các thủ tục hành chính hiện đang được áp dụng đối với quá trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực, tiết kiệm chi phí và nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Theo lộ trình của ASEAN, cơ chế TCNXXHH dự kiến sẽ được áp dụng song song với hệ thống thông thường như hiện nay. Hiện nhóm nước ASEAN đang triển khai 02 dự án thí điểm gồm:

* Dự án thí điểm số 1 (SC1 - Self-Certificate 1) đã thực hiện từ năm 2010 với sự tham gia của Singapore, Malaysia và Brunei.

* Dự án thí điểm số 2 (SC2 - Self-Certificate 2) đã thực hiện từ năm 2014 với sự tham gia của Philippines, Indonesia và Lào. Đầu tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị quyết tuyên bố Việt Nam chính thức tham gia dự án thí điểm TCNXXHH hóa số 2 trong khuôn khổ ASEAN. Với mục tiêu đó, ngày 20/8/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT Quy định việc thực hiện thí điểm TCNXXHH trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Theo đó, từ ngày 5/10/2015, doanh nghiệp có thể TCNXXHH mà không cần phải đi xin cấp C/O từ cơ quan chức năng.

TCNXXHH là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Cụ thể, việc TCNXXHH được áp dụng cho doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.

Hai là, C/O được thay thế bởi chứng từ xuất xứ cụ thể (self certified ROO documents).

T

(4)

Đối tượng được TCNXXHH:

Theo quy định của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xuất khẩu muốn được TCNXXHH phải đáp ứng các tiêu chí là:

1. Là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất.

2. Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 (hai) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

3. Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 (mười) triệu đô la Mỹ.

4. Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Lợi thế của cơ chế TCNXXHH:

 Đối với doanh nghiệp:

Với việc phải xin C/O cho từng đơn hàng như trước, doanh nghiệp phải tốn chi phí, thời gian và dễ bị phạt vì giao hàng chậm. Đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc xin C/O để hưởng ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã mất công đàm phán và tham gia ký kết. Còn đối với cơ chế mới đó là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế hơn, cụ thể:

Thứ nhất, cơ chế TCNXXHH sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa và phát hành chứng nhận xuất xứ cho chính hàng hóa của mình. Cụ thể, doanh nghiệp hiểu về nguồn nguyên liệu mình sử dụng, hiểu về quy trình sản xuất thì doanh nghiệp sẽ chủ động đứng ra tự chứng nhận cho lô hàng của họ khi đủ điều kiện xuất sang nước khác.

Thứ hai, nhà sản xuất có thể cung cấp chứng từ về xuất xứ hàng hóa ngay cho nhà nhập khẩu mà không phải mất thời gian chờ đợi cơ quan thẩm quyền xét duyệt như thông thường.

Thứ ba, nếu làm chủ được vấn đề xuất xứ, các nhà sản xuất Việt Nam có thể tận dụng được các Hiệp định thương mại tự do hiện có và sắp ra đời, đồng thời khi DN nỗ lực giải quyết các vấn đề về xuất xứ thì sẽ tiếp cận được các chính sách ưu đãi và mở rộng được hoạt động xuất khẩu.

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí giao dịch, chi phí đi lại khi phải đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xuất xứ.

Thứ năm, do không phải tuân theo biểu mẫu nhất định nên sẽ tránh được những lỗi nhỏ thường gặp khi nhập khẩu (lỗi chính tả, hình thức trên C/O không phù hợp với mẫu quy định…).

(5)

 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

Thứ nhất, với cơ chế này, Nhà nước không cần phải duy trì một hệ thống các tổ chức cấp C/O tốn kém như hiện nay, sẽ tiết kiệm nhân, vật lực, tiết kiệm được chi phí quản lý vận hành…

Thứ hai, việc áp dụng cơ chế TCNXXHH sẽ đem lại nhiều thuận lợi để phát hiện ra gian lận về xuất xứ, khi phát hiện gian lận trong xuất xứ hàng hóa thì chỉ việc truy cứu trách nhiệm (có thể quy vào hình sự) hoặc rút giấy phép hoạt động của nhà xuất nhập khẩu và truy thu theo quy định.

Thứ ba, việc áp dụng cơ chế TCNXXHH hàng hóa sẽ được thông quan nhanh và thời gian làm thủ tục tại các cửa khẩu giảm xuống mức tối thiểu vì toàn bộ công việc cũng như trách nhiệm được chuyển giao cho doanh nghiệp.

Thách thức khi áp dụng cơ chế TCNXXHH:

 Đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, nhận thức của doanh nghiệp về cơ chế TCNXXHH tại thời điểm này còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không có kiến thức đầy đủ về các quy tắc xuất xứ, lúng túng trong việc thực hiện cũng như tận dụng triệt để các quy định về quy tắc xuất xứ của các nước để tận hưởng ưu đãi.

Thứ hai, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro khi bị trả lại hàng, từ chối nhập khẩu hoặc bị phạt nặng từ cơ quan hải quan các nước nhập khẩu vì thông tin chưa chính xác, chưa đúng sự thật, chưa đúng quy trình, quy tắc…

Thứ ba, việc có một bộ phận chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa là vấn đề không hề dễ dàng đối với doanh nghiệp.

Thứ tư, theo quy định khi được trao quyền TCNXXHH mọi sai phạm đều coi như doanh nghiệp cố tình gian lận, trong khi đó nếu phát hiện một doanh nghiệp gian lận nước nhập khẩu thường sẽ không chấp nhận việc TCNXXHH của cả một ngành nên mức độ rủi ro của doanh nghiệp khá cao.

 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

Thứ nhất, thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, do lô hàng chưa được cơ quan chức năng nào kiểm tra và xác định xuất xứ nên cơ quan Hải quan nước NK sẽ phải tập trung kiểm tra để xác định lô hàng có đủ điều kiện đáp ứng về quy tắc xuất xứ hay không, đòi hỏi cán bộ Hải quan phải có kiến thức chuyên sâu về quy tắc xuất xứ.

Thứ hai, cơ chế này vẫn có những rủi ro vì vẫn có khả năng gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam, mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi cũng như gian lận thương mại hàng nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam. Gây áp lực lớn lên cơ quan hải quan rất lớn vì hải quan vừa phải đảm bảo rút ngắn thời gian thông quan vừa phải chống lại việc gian lận xuất xứ hàng hóa.

(6)

Nói chung, mặc dù cơ chế TCNXXHH đã trở nên khá phổ biến trên thế giới nhưng vẫn là mới ở Việt Nam. Bởi vậy, hiện doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lúng túng và chưa thực sự sẵn sàng đối với cơ chế này. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể là:

Thứ nhất, do các quy định đưa ra quá chặt do đó có những doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để “trao quyền” tự chứng nhận xuất xứ.

Thứ hai, khi áp dụng vào quy định của quy tắc xuất xứ thì có nhiều vấn đề rất phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp hoặc người đứng ra tự chứng nhận xuất xứ phải có hiểu biết sâu rộng quy định về quy tắc xuất xứ mới có thể vận dụng được tất cả những quy tắc xuất xứ đó.

Để cải thiện tình hình “Chưa sẵn sàng” của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo việc triển khai có hiệu quả, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:

- Nhận thức đầy đủ và sâu rộng hơn về quy tắc xuất xứ hàng hoá nắm vững quy trình sản xuất và quy định về quy tắc xuất xứ.

- Có hệ thống lưu trữ chứng từ đáp ứng yêu cầu xác minh thường xuyên và đột xuất.

- Lưu trữ giấy tờ chứng minh xuất xứ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

- Xây dựng bộ phận chuyên trách về xuất xứ hàng hóa để phục vụ các yêu cầu xác minh khi cần thiết.

- Doanh nghiệp chỉ được tự khai báo xuất xứ đối với hàng hóa do mình sản xuất đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và có đầy đủ các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ tại thời điểm tự khai báo xuất xứ.

Đi kèm với việc TCNXXHH thì thách thức trong công tác quản lý đối với các cơ quan chức năng sẽ tăng lên. Để làm tốt cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm tốt vai trò tham mưu, chuẩn bị các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, quy chuẩn để doanh nghiệp làm cơ sở tham khảo và đưa ra quyết định cuối cùng khi tham gia cơ chế này. Cơ quan Hải quan phải nắm vững những quy định về xuất xứ hàng hóa, cũng như tăng cường kĩ năng kiểm tra xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận… đồng thời phải tuyên truyền phổ biến đào tạo cho các doanh nghiệp để họ có nhận thức đầy đủ và sâu rộng hơn về quy tắc xuất xứ hàng hoá và cơ chế TCNXXHH.

Tài liệu tham khảo:

Thông tư số 28/2015/TT-BCT Quy định việc thực hiện thí điểm TCNXXHH trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=6140 http://baocongthuong.com.vn/doanh-nghiep-tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa.html

(7)

Luật có lỗ hổng, Sabeco có bị truy thu 408 tỷ đồng tiền thuế?

Trần Kiều Anh - CQ50/02.03

gày 10/7/2015, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức họp báo công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2014 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2013. Trong buổi họp, đại diện các cơ quan báo chí chỉ tập trung trao đổi về việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt là 408 tỉ đồng của Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Quan điểm của KTNN

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào khâu sản xuất và xác định giá bán ra cuối cùng của nhà sản xuất. Sabeco thành lập Công ty TNHH MTV Sài Gòn để tiêu thụ các sản phẩm của bia Sài Gòn với 100% vốn công ty mẹ. Sau đó, Công ty TNHH MTV thương mại Bia Sài Gòn thành lập nên các công ty liên kết, các công ty con có vốn nhà nước của Công ty thương mại Sài Gòn tới 90 - 95%. Và 10 công ty thương mại khu vực bán các sản phẩm bia Sài Gòn cho đại lý cấp 1. Đồng thời, bán các sản phẩm qua hệ thống đại lý.

Với mô hình sản xuất kinh doanh khép kín, không những chi phối vốn mà theo điều tra, xác định Sabeco quyết định từ khâu nguyên liệu đầu vào, giá bán ra và kể cả phần bán cho đại lý cấp 1, nên công ty mẹ cũng quyết định về giá bán ra. Và lợi nhuận cuối cùng của các công ty là chuyển về cho Sabeco. Nếu xét từng đơn vị thì có thể nói là hình thức chuyển giá nhưng xem kết quả quá trình của Sabeco thì lợi nhuận sau khi xác định giá tính thuế, thu được từ các công ty con lại chuyển về cho công ty mẹ nên cũng không xác định đây là chuyển giá. Với mô hình nhiều cấp này, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt mà Nhà nước thu được sẽ không đáng kể nếu doanh nghiệp hạ giá bán tại nơi sản xuất, nhưng tăng dần trong khâu thương mại.

Chính vì vậy, KTNN xác định khâu cuối cùng là ở các công ty thương mại khu vực trước khi bán ra cho đại lý nên ra quyết định truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013 là 408 tỉ đồng.

Luật hở, DN lách “Không sai”

Đến từ cơ quan quản lý Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco), theo ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương): KTNN kết luận Sabeco tạo ra hệ thống phân phối để lách thuế, trốn thuế là không hợp lý. Bởi lẽ, các tập đoàn, tổng công ty hiện nay đều lập các công ty thương mại, dịch vụ để phân phối hàng hóa của mình, nhất là với các doanh nghiệp (DN) hoạt động trên phạm vi rộng, toàn quốc.

Về giá tính thuế, theo Luật quy định thuế TTĐB là thuế đánh vào nhà sản xuất chứ không

N

(8)

phải khâu thương mại. Căn cứ tính thuế của Sabeco nói riêng và các tổng công ty sản xuất không sai so với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định: Trường hợp Sabeco bị đề nghị truy thu 408 tỷ thuế TTĐB là trường hợp điển hình, trong kinh tế thị trường, một DN thành lập công ty con, công ty cháu là chuyện bình thường, pháp luật không cấm. Lập các công ty này DN sẽ tận dụng được tiềm năng lợi thế, đồng thời giảm rủi ro trong kinh doanh. Nhưng cũng đồng nghĩa DN sẽ tận dụng cả lợi thế và kẽ hở của chính sách pháp luật. Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, ngay cả khi DN lách luật thì họ cũng không sai, thậm chí đó còn là “hành động của người thông minh khi tìm được kẽ hở để tạo ra lợi ích cho mình. Hệ thống pháp luật dù “kín” tới đâu cũng có kẽ hở. Nhưng không phải cứ phát hiện được kẽ hở của pháp luật thì bắt người dân, DN gánh chịu rủi ro được. Sabeco là DNNN lớn, có thị phần lớn khi bị đề xuất truy thu thuế như thế này mới dám lên tiếng, chứ nếu là DN nhỏ, người dân thì biết kêu ai? Đồng ý, luật có kẽ hở nhưng không bao giờ được đẩy rủi ro đó về phía DN, người dân vì họ là những người yếu thế hơn trong thực thi chính sách. Chính vì điều này, theo ông, khi tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hầu hết trong số họ đều bày tỏ sự “bất an” trong chính sách pháp luật của Việt Nam và ngần ngại khi “quyết” mở hầu bao hay không.

Đồng tình với quan điểm không thể “bắt” DN, người dân chịu rủi ro khi có kẽ hở chính sách, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương với hơn 20 năm nghiên cứu luật chia sẻ, lỗ hổng pháp lý thì nước nào cũng có, chỉ là nhiều hay ít. “Không nên dùng từ “lách thuế” vì đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Khi hệ thống pháp luật có lỗ hổng quá lớn, người ta lách luật được thì không phải hành vi xấu”- ông Cương lập luận. “Theo Luật thuế TTĐB 2008 và cả Luật TTĐB sửa đổi 2014 thì đều quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán ra, mà không hề đề cập giá bán này “áp” ở khâu sản xuất bán ra cho các công ty phân phối (bán buôn) hay ở khâu công ty phân phối bán tới tay người tiêu dùng (bán lẻ)”. DN nói chung, Sabeco nói riêng không thể tự kê khai thuế, muốn nộp bao nhiêu thì nộp, mà phải nhận được sự chấp thuận từ cơ quan thuế. Chưa kể thường xuyên có các đợt thanh tra của ngành thuế tại DN. Nếu nói DN sai, kết luận về truy thu thuế của Kiểm toán Nhà nước là đúng thì trách nhiệm của cơ quan thuế, thanh tra thuế… tới đâu?

Ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Sabeco tỏ ra lo lắng, sau khi thông tin Sabeco bị đề xuất truy thu 408 tỷ đồng thuế TTĐB được đăng tải, DN đã thiệt hại không ít. Theo tính toán của các tổ chức nghiên cứu thị trường độc lập, chỉ trong thời gian ngắn Sabeco đã

“rớt” tới 5% thị phần. Liên quan tới việc Sabeco thành lập các công ty phân phối thương mại, ông Tuất lý giải, nhằm 2 mục đích: tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm soát được giá cả trong trường hợp cần thiết. Chủ tịch Sabeco nhấn mạnh: “Sabeco là DNNN, chúng tôi thượng tôn pháp luật. Nếu có phán quyết cuối cùng thì DN sẽ thực hiện theo phán quyết đó. Trong trường hợp nếu phải nộp khoản thuế truy thu này thì DN phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương. Nguồn tiền để trả thực chất là của Nhà nước, lấy từ 2 nguồn: quỹ dự phòng, lợi nhuận chưa chia. Điểm vướng nhất là trong cổ phần của Sabeco có khoảng hơn 10% cổ phần tư nhân, lấy quỹ dự phòng và lợi nhuận chưa chia thì

(9)

phải tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để xin ý kiến cổ đông, vì cổ tức năm 2013 đã chia hết cho cổ đông rồi và cổ đông có đồng ý hay không thì chưa thể khẳng định….”

Kiến nghị của KTNN với Bộ Tài chính

Cơ sở tính thuế cũng tương đối rõ trong Thông tư 05 của Bộ Tài chính. Theo đó, Thông tư 05 quy định giá tính thuế là các cơ sở thương mại nói chung chứ không quy định rõ cơ sở thương mại độc lập hay không độc lập. Do đó, KTNN đã kiến nghị Bộ Tài chính và bộ này cũng đang soạn thảo để sửa đổi, thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó, quy định mới cần xác định rõ giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp các công ty thương mại là công ty con của công ty sản xuất và các công ty thương mại là công ty độc lập với công ty sản xuất để cách tính thuế phù hợp nhất.

Phản hồi của cơ quan chức năng

Đại diện KTNN, bà Trương Thị Việt Hương - kiểm toán trưởng KTNN khu vực 4 - đã trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí: Nếu Sabeco không tổ chức thực hiện kiến nghị này của KTNN thì trách nhiệm đầu tiên phải là thuộc về Sabeco, sau đó mới là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc hướng dẫn và yêu cầu thực hiện các kiến nghị của KTNN. Đây là quy định của Luật KTNN. Cũng theo quy định Luật KTNN, các đơn vị có quyền được ý kiến khiếu nại, giải trình nhưng trước hết phải thực hiện kiến nghị KTNN. Trong giải trình của mình, Sabeco cũng kiến nghị cơ quan quản lý xem xét việc Sabeco chưa thực hiện, nếu thực hiện thì phải thêm công ty này, công ty kia cho đồng bộ theo thị trường. Họ không từ chối trách nhiệm thực hiện của mình.

Ông Cao Tấn Khổng, phó tổng KTNN, nhấn mạnh: “Chắc chắn Sabeco sẽ thực hiện (nộp thêm 408 tỉ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt - PV). Tôi được biết lãnh đạo Bộ Tài chính thống nhất rất cao ý kiến, quan điểm và phương pháp giải quyết của KTNN”.

Trao đổi với VnExpress sau sự kiện, một quan chức của Bộ Tài chính khẳng định cơ quan này có trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước điều đó cũng có nghĩa Sabeco chắc chắn phải nộp bổ sung số thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 408 tỷ đồng bất kể những phản ứng gần đây của doanh nghiệp và ý kiến giúp sức của các chuyên gia. Đồng thời nhận định doanh nghiệp như Sabeco không thể và không có động cơ "lách" để gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Hầu hết các đơn vị này đều do Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nếu số thuế phải nộp tăng thì lợi nhuận giảm, điều đó cũng có nghĩa phần lợi nhuận trả cho ngân sách nhà nước giảm xuống, và ngược lại. Vì thế, về bản chất tổng thu ngân sách không đổi.

Tài liệu tham khảo:

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/sabeco-keu-oan-vi-bi-truy-thu-408-ty- dong-thue-tieu-thu-dac-biet-3249713.html.

http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vu-truy-thu-thue-sabeco-lai-keu-oan- 20150716075850257.htm.

http://vneconomy.vn/doanh-nhan/truy-thu-cua-sabeco-408-ty-dong-tien-thue-la-dung- 2015071003036834.htm.

(10)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước

trong bối cảnh toàn cầu hóa

Nguyễn Diệu Linh - CQ51/11.08

rong điều kiện này, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp Nhà nước cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.Tóm lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.

Vậy nên chúng ta có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: chiến lược kinh doanh; năng lực tài chính; nguồn nhân lực; trình độ công nghệ của doanh nghiệp; uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp; các nhân tố quốc tế; các nhân tố trong nước như: kinh tế; chính trị - pháp luật; khoa học - công nghệ; văn hoá - xã hội trong nước.

T

(11)

Quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng là quá trình sắp xếp và xây dựng chiến lược cho các DNNN, do đó cùng với những thành tựu chung của nền kinh tế, DNNN cũng có những thành công nhất định, nhất là sự giảm mạnh về số lượng các doanh nghiệp và sự tăng mạnh về quy mô của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua các báo cáo thống kê.

Các DNNN đã giảm đáng kể về số lượng, nếu năm 1990 có hơn 12.000 DNNN, thì đến năm 2000 còn khoảng 6.000 DNNN và năm 2011 chỉ còn 1.309 DNNN. So với năm 2000, tổng số DNNN giảm tới 77%, trong đó tính riêng các DNNN hoạt động kinh doanh giảm tới 83%. Một số DNNN đã khẳng định được vị trí trên thị trường, thậm chí chiến thắng trong cạnh tranh, phát huy được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Với những hành lang pháp lý được hoàn thiện theo yêu cầu thực tiễn cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, tái cơ cấu DNNN bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Trong các năm từ 2011-2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó cổ phần hóa 99 DN với số cổ phần chào bán trị giá gần 19.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2014 - 2015, cả nước thực hiện tái cơ cấu 432 DN, tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước đã tái thực hiện cơ cấu được 119 DNNN, trong đó cổ phần hóa 100 DN; đã thoái vốn được trên 3,5 nghìn tỷ đồng, cao gấp hơn 3,6 lần so với năm 2013. Đến cuối năm 2014, có khoảng 200 DN thực hiện cổ phần hóa và đến cuối quý III/2015, toàn bộ DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu và sẽ có 81 DN được sắp xếp theo các hình thức khác.

Nhìn chung, vốn của DNNN cơ bản tiếp tục được bảo toàn, năng lực tài chính được bảo đảm: Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2013 là 959.796 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2012; Giá trị tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013 đạt 2.387.150 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2010; Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 218.915 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012 (trong khi năm 2011 giảm 8% và năm 2012 giảm 6%); Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối DNNN đạt mức 34,72% (năm 2009) và đạt 32,4% (năm 2013); Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đối ổn định, doanh thu năm 2013 đạt 1.471.018 tỷ đồng; Tạo việc làm cho khoảng trên 1,2 triệu lao động.

Tuy nhiên, nếu so sánh nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với các công ty, tập đoàn quốc tế như: Tập đoàn Tài chính HSBC; Công ty JPMorgan Chase;

Tập đoàn General Electric; Berkshire Hathaway; Tập đoàn Dầu khí Exxon Mobil... thì thực sự chúng ta còn một khoảng cách rất lớn để có thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn nhận một sự thật về sự chưa tương xứng giữa vốn đầu tư và kết quả thu được.

Thực trạng sử dụng “tiền chùa” cùng với sự yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước đã và đang trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với các tấm gương như: Vinashin lỗ 5.000 tỷ đồng;

(12)

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỷ đồng, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lỗ 205 tỷ đồng, Tổng công ty Cơ khí xây dựng lỗ 316 tỷ đồng…

Xét về nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung thì vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số giám đốc doanh nghiệp giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, quản lý vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.

Về phía người lao động thì năng suất lao động thấp, thời gian tập trung cho công việc ngắn dẫn đến chi phí nhân công tăng cao so với các quốc gia trong khu vực. Vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.

So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.

Các nguyên nhân đó là:

Một là, chiến lược phát triển chưa đúng đắn, thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc dẫn đến bị chồng chéo trong kế hoạch phát triển và vướng mắc trong các cơ chế chung.

Hiện nay các DNNN vẫn còn tư duy kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, trong đó DNNN là một bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế này. Để đảm nhiệm được vai trò chủ đạo thì khu vực DNNN sẽ vẫn còn phải đủ lớn và các DNNN sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị và xã hội, ngoài các nhiệm vụ kinh doanh chính. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu thu hẹp khu vực DNNN vào các lĩnh vực thuần túy công ích, phục vụ an sinh xã hội.

Cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đối với DNNN hiện nay vẫn tồn tại. Việc vận hành DNNN được thực hiện không chỉ qua hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc mà còn chịu sự chỉ đạo của Đảng ủy và các cơ quan chủ quản cấp trên. Do DNNN chịu nhiều đầu mối quản lý nên rất khó xác định được người phải trách nhiệm trong việc vận hành DNNN.

Đây là lý do khiến cho các hoạt động tái cơ cấu như cổ phần hóa hoặc thoái vốn ngoài ngành tại các DNNN diễn ra chậm chạp.

Hai là, năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách. Suy nghĩ “tiền chùa” vẫn còn tồn tại trong bộ máy quản lý dẫn đến

(13)

tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Các quy định liên quan đến thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa linh hoạt. Các quy định về thực hiện bảo toàn và phát triển vốn tại DNNN chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Khi nền kinh tế suy thoái, rất khó có thể tìm được nhà đầu tư mua lại phần vốn nhà nước như giá trị sổ sách. Các quy định về định giá vốn tại DNNN cũng rườm rà không theo nguyên tắc thị trường, cản trở quá trình thoái vốn của các DNNN. Hiện nay, DNNN kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn những vẫn không bị phá sản. Nhà nước về cơ bản vẫn đứng ra gánh chịu các khoản nợ cho DN dưới hình thức giãn nợ, giảm nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo lãnh nợ…

Một nguyên nhân nữa khiến chất lượng nguồn lực chưa đảm bảo là hệ thống giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại những người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này.

Một số đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN

Thứ nhất, nâng cao sự chủ động trong quản lý và điều hành năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước.

Xóa bỏ những định kiến về “tiền chùa”, “của công” trong công tác quản lý vốn.

Xác định trách nhiệm rõ ràng của cá nhân và tập thể trong quá trình điều hành và sử dụng vốn. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược huy động vốn bảo đảm có đủ vốn kinh doanh. Bên cạnh nguồn vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể huy động vốn từ các nguồn khác để tăng nguồn vốn cho mình và cố gắng tạo thế ổn định về nguồn vốn. Mặt khác, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tăng cường nguồn lực cho các ngân hàng và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, bảo lãnh tín dụng và năng lực xây dựng phương án kinh doanh....

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tăng khả năng cạnh tranh của các DN bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành chất lượng nguồn nhân lực là tố chất nghiệp vụ và năng lực quản lý. Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp,

(14)

có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao.

Thứ ba, chủ động học hỏi và nhanh chóng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh.

Kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ sẽ giúp chúng ta đi tắt đón đầu trong kinh doanh. Hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp chúng ta giảm chi phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp cần có phương án xin hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNNN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Xây dựng và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.

Thứ tư, tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNNN.

So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.

Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNNN nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

Trần Thọ Khải (2015), Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập, Tạp chí Tài chính.

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính (2010), Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty.

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2012), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Đinh Quang Ty (2015), Toàn cầu hoá và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Minh Khue law firm.

(15)

Các giải pháp kiểm soát lạm phát trong dài hạn

Nguyễn Thị Lan Hương - CQ51/11.02

ừ năm 2011 đến nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nói riêng và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam nói chung đã đạt được nhiều thành tích như: kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, an sinh xã hội được đảm bảo.

Trên cơ sở kiểm soát được lạm phát, NHNN thực hiện việc chống vàng hóa, đô la hóa, từ đó ổn định tỷ giá, giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Không chỉ vậy, việc kiểm soát lạm phát còn góp phần vào những thành công trong tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Song, để có thể tiếp tục duy trì ổn định, đảm bảo an sinh xã hội trong dài hạn thì cần tiếp tục có những giải pháp kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, từ đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục có những diễn biến tích cực và sáng hơn năm 2013: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục được duy trì, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều ở hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể là, cả năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 5,98% và lạm phát chỉ tăng 1,84%; CPI tháng 6/2015 tăng 0,35% so với tháng trước, tăng 1% so với cùng kì năm 2014 và tăng 0,55% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,86%; tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2015 cũng hết sức ấn tượng, đạt 6,28% cao nhất trong 5 năm qua... Có thể thấy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng.

Sau nhiều năm Việt Nam đứng trong nhóm các nước có lạm phát cao nhất thế giới thì trong năm 2014 và quý II/2015, việc kiểm soát được lạm phát đã giúp Việt Nam đứng thứ 58 trong bảng xếp hạng lạm phát toàn thế giới từ nước có lạm phát thấp nhất, đây là mức xếp hạng tích cực nhất của Việt Nam trong vòng 13 năm qua. Rõ ràng, lạm phát thấp đã tạo những lợi ích cho nền kinh tế như:

Thứ nhất, kiểm soát lạm phát là chỉ báo quan trọng nhất phản ánh tính ổn định của kinh tế vĩ mô, chỉ báo này còn được sử dụng như một công cụ để giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội.

Thứ hai, lạm phát thấp làm tăng niềm tin cho người tiêu dùng, nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, điều hành vĩ

T

(16)

mô yên tâm hơn trong việc đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường. Hơn nữa, lạm phát thấp còn tạo điều kiện cho NHNN giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thực tiễn và kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, nếu giữ lạm phát thấp ở mức từ 4% - 6% sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã dự báo lạm phát của Việt Nam ở mức 5% trong năm 2015. Trong ngắn hạn, lạm phát có thể sẽ không tăng cao trở lại, giá lương thực sẽ tiếp tục có xu hướng giảm và những nỗ lực của Chính phủ là vẫn duy trì ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mới đây, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức 2,5% trong năm 2015 và tăng nhanh hơn lên 4% trong năm 2016 khi cầu trong nước và giá dầu thế giới tăng lên. Dự báo này được đưa ra với giả định Chính phủ sẽ duy trì chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng và tiếp tục thúc đẩy nhanh tiến độ cải cách tái cơ cấu nền kinh tế, còn theo dự báo của Chính phủ, lạm phát trong năm 2015 sẽ được kiểm soát ở mức 4% - 5% và tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 6%.

Như vậy, để tiếp tục kiểm soát được lạm phát, tạo điều kiện cho NHNN thực thi được chính sách tiền tệ một cách hiệu quả và cho Chính phủ điều hành vĩ mô ổn định, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội trong trung và dài hạn thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá ổn định, chống đô la hóa, vàng hóa một cách hiệu quả nhằm củng cố, gia tăng sức mạnh và sức mua của đồng tiền Việt Nam. Những năm qua, việc chống đô la hóa đặt nặng lên vai chính sách tiền tệ của NHNN. Trong khi đó, sự dàn trải, không hiệu quả trong đầu tư công, thâm hụt ngân sách ở mức cao và triền miên khiến cho đầu tư luôn lớn hơn tiết kiệm trong tổng thể nền kinh tế, làm mất cân đối vĩ mô dẫn đến nguy cơ lạm phát cao, theo đó, VNĐ bị mất giá, người dân sẽ có xu hướng bảo toàn giá trị tài sản bằng cách chuyển sang nắm giữ ngoại tệ, vàng dẫn tới tình trạng đô la hóa, vàng hóa cao hơn trong nền kinh tế. Chính vì thế, ổn định tỷ giá, chống đô la hóa, vàng hóa không chỉ là nhiệm vụ hàng đầu của NHNN mà cần có sự chỉ đạo của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành trong tái cơ cấu đầu tư công.

Hai là, hiện nay, lãi suất Ngân hàng đã thấp ngang bằng lãi suất của 10 năm về trước và không còn là rào cản đối với các doanh nghiệp nữa. Vấn đề chính àm các doanh nghiệp gặp khó khăn bây giờ là đầu ra của sản phẩm và sức tiêu dùng của thị trường.

Do vậy, Chính phủ và các Bộ, ngành cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho khu vực này.

Ba là, trong dài hạn, Chính phủ cần tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên khoáng sản, sử dụng lao động giá rẻ, sang phát triển theo chiều sâu dựa trên trình độ công nghệ,

(17)

năng suất lao động cao, nhân lực trình độ cao, quản trị hiện đại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tiếp tục cải cách thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật; cần có những chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu nhằm giảm nhập khẩu nguyên vật liệu như hiện nay, từ đó sẽ giúp cho thặng dư thương mại được cải thiện, bổ sung cho dự trữ ngoại hối và đóng góp đáng kể vào việc duy trì tỷ giá ổn định.

Bốn là, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt hiệu quả; tăng cường quản lý thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), quản lý đầu tư từ NSNN, đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm chi, giám sát chặt chẽ và tái cơ cấu nợ công.

Hi vọng rằng, với những nỗ lực của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa thì khả năng Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát ở mức thấp trong dài hạn là hiện hữu.

Tài liệu tham khảo:

http://www.vietnamplus.vn/tiep-tuc-chinh-sach-tai-khoa-that-chat-kiem-soat-lam- phat/240785.vnp.

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/on-dinh-kinh-te-vi-mo- kiem-soat-lam-phat-va-co-hoi-cho-nen-kinh-te-53246.html.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/ty-gia-lai-suat-va-thu-thach-kiem-soat-lam-phat- 2015060511199365.htm.

Thư giãn:

Hậu quả khi coi khách hàng là thượng đế

Ngày đầu vào làm ở một cửa hiệu, cô nhân viên trẻ được ông chủ dặn dò:

- Cô đừng có quên, khách hàng bao giờ cũng đúng.

- Dạ! Em biết rồi sếp.

Chẳng bao lâu, ông chủ nhận thấy, khách hàng vào cửa hiệu lập tức ra ngay không mua gì cả. Ông bèn hỏi nhân viên:

- Có trục trặc gì à? Sao họ đến mà chẳng mua gì cả?

- Thưa ông, họ đều nói giá hàng ở đây quá cao. Và theo lời ông dặn, tôi nói rằng họ đã đúng!

- !?

(18)

Thực trạng và giải pháp phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Mai Anh - CQ51/08.03

rước bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu cầu của xã hội trong việc thẩm định giá ngày càng gia tăng đặc biệt trong các lĩnh vực như bất động sản hay chứng khoán, định giá doanh nghiệp,... Chính vì vậy nghề Thẩm định giá đã hình thành và ra đời tại Việt Nam và đang dần khẳng định được tầm quan trọng và sức hút của mình đối với nhiều người trong lĩnh vực Tài chính nói chung. Song do là một nghề mới nên nghề “Thẩm định giá” tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như vấn đề năng lực của các chuyên viên thẩm định giá, hành lang pháp lý hay vốn,... cần phải khắc phục bằng những giải pháp triệt để và toàn diện để nghề Thẩm định giá (TĐG) ở nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển.

* Khái niệm Thẩm định giá:

Căn cứ theo Điều 4. Pháp lệnh giá số 40 quy định:

“Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.”

Như vậy có thể thấy thực chất của thẩm định giá là xác định thu nhập mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó trong một thời điểm nhất định.

* Thực trạng hoạt động nghề TĐG:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý

Trong vài năm trở lại đây, việc xây dựng khung hành lang pháp lý cho ngành Thẩm định giá ở Việt Nam ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

Ngày 31/12/2008 Bộ Tài chính ban hành Quyết định 129/2008/QĐ- BTC về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá đợt 3. Quyết định này nối tiếp 2 quyết định đã được ban hành năm 2005 về các tiêu chuẩn thẩm định giá. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đưa ra các phương pháp sử dụng trong lĩnh vực Thẩm định giá.

Năm 2014 là thời điểm mà việc bổ sung cơ sở pháp lý được thực hiện nhiều nhất khi Bộ Tài chính ban hành 5 Thông tư trong lĩnh vực Thẩm định giá. Điển hình như Thông tư 06/2014/TT- BTC, 158/2014/TT- BTC ban hành các Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, 01, 02, 03, 04. Tính đến nay hệ thống Tiêu chuẩn TĐG tại nước ta bao gồm 13 tiêu chuẩn và là cơ sở quan trọng cho công tác TĐG. Ngoài ra, Thông tư 204/2014/TT- BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá qua đó nhằm nâng cao trình độ

T

(19)

chuyên môn, năng lực, đồng thời bảo đảm chất lượng đội ngũ thẩm định viên về giá của nước ta.

Mới đây nhất vào tháng 03/2015 Thông tư 28/2015/TT- BTC ra đời ban hành các tiêu chuẩn thẩm định mới thay thế cho một số tiêu chuẩn đã ban hành trước đó. Có thể nói hành lang pháp lý cho ngành Thẩm định giá tại Việt Nam ngày càng được chú trọng để hoàn thiện, thúc đẩy cho ngành hoạt động theo khuôn khổ thống nhất và ngày càng phát triển.

Thứ hai, đào tạo nghiệp vụ TĐG

- Đào tạo dài hạn: Hiện nay trên cả nước có 5 trường Đại học, Học viện và Cao đẳng có đào tạo sinh viên Chuyên ngành Thẩm định giá, bao gồm: Trường Đại học Tài chính- Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh.

- Đào tạo ngắn hạn: Bên cạnh việc đào tạo dài hạn cho sinh viên chuyên ngành Thẩm định giá thì các trường như trên cũng được Bộ Tài chính cho phép mở lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

Trong công tác đào tạo ngắn hạn nhân lực cho ngành thẩm định giá còn phải kể đến vai trò của các Trung tâm Thẩm định giá, Các Trung tâm tồn tại dưới hai hình thức, một là các Trung tâm trực thuộc Bộ Tài chính và các Trung tâm thuộc sự quản lý của Sở Tài chính các địa phương ngoài ra còn có Hội Thẩm định giá Việt Nam cũng đã tiến hành tổ chức các lớp học ngắn hạn với thời lượng 120 tiết.

Thứ ba, các doanh nghiệp, thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề TĐG

Vào đầu mỗi năm Bộ Tài chính có công bố danh sách các doanh nghiệp, danh sách các thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá và có nhiều sự điều chỉnh trong mỗi năm như bổ sung thêm, xóa tên các doanh nghiệp, thẩm định viên khỏi danh sách đã nêu, tên hoạt động của doanh nghiệp,...

Năm 2012 có 79 doanh nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dựa trên cơ sở việc thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định tại Luật giá. Đến tháng 01/2013, con số này là 83 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá được công nhận. Số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề Thẩm định giá tăng lên đáng kể đạt mức 132 doanh nghiệp vào năm 2014 (tăng 60% so với năm 2013), tuy nhiên chỉ một năm sau, tức là vào 01/2015 số doanh nghiệp như trên còn lại 105 doanh nghiệp.

Hiện nay thay vì ra thông báo hàng năm Bộ Tài chính sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và sẽ xem xét cấp lại Giấy chứng nhận khi doanh nghiệp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận hoặc do Giấy chứng nhận bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng. Sự thay đổi thủ tục hành chính này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

(20)

Thứ tư, các tổ chức quốc tế về Thẩm định giá mà Việt Nam đã tham gia

Năm 1997 Việt Nam gia nhập Hiệp hội Thẩm định giá ASEAN (gọi tắt là AVA).

Năm 1998, Việt Nam là Hội viên thông tấn và đến năm 2009 là Hội viên chính thức của Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế, nay là Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Việc tham gia vào các Tổ chức quốc tế về TĐG là dịp để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực, quốc gia và các tổ chức khác nhằm thúc đẩy hoạt động TĐG trong nước đồng thời tăng cường trao đổi, học hỏi, phối hợp giữa các nước trên thế giới.

* Hạn chế trong lĩnh vực TĐG Thứ nhất, về cơ sở pháp lý

Về cơ bản những văn bản pháp luật chủ yếu cho ngành thẩm định giá đã được ban hành, làm cơ sở cho hoạt động của lĩnh vực Thẩm định giá tại nước ta. Tuy nhiên những văn bản này còn thiếu sự nhất quán, đôi khi có sự mâu thuẫn với nhau gây bất cập trong quá trình thực thi. Việc hướng dẫn các tiêu chuẩn Thẩm định giá còn chậm được ban hành gây khó khăn cho quá trình thẩm định giá. Ví dụ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá, nhưng phải đến một năm sau mới có quy định hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu trên.

Quy định cấp thẻ Thẩm định viên về giá còn nhiều bó hẹp và chưa đúng với quy định của Pháp lệnh giá, làm cho số lượng đội ngũ thẩm định viên về giá còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, về nhân lực ngành TĐG

Trong vài năm trở lại đây, khi ngành thẩm định giá ngày càng phát triển thì vấn đề đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này mới được chú ý cho nên chất lượng lao động trong ngành thẩm định giá còn chưa cao. Với đặc thù là liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau nên đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn sâu rộng cũng như khả năng áp dụng vào thực tế cao trong khi đây là ngành nghề mới ở nước ta nên sinh viên đào tạo dài hạn chỉ được giảng dạy chuyên về lý luận chung làm cho khả năng đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định giá đặt ra còn hạn chế.

Nghị định số 101/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm định giá ra đời ngày 03/8/2005 làm cơ sở cho việc các trường đào tạo dài hạn mở thêm chuyên ngành Thẩm định giá (giai đoạn 2004 - 2005). Trước đó, Trung tâm Thẩm định giá ở trung ương thuộc Ban Vật giá Chính phủ trước đây được thành lập, với số lượng nhân viên gần 300 người, tuy nhiên không ai trong số các nhân viên là thẩm định viên về giá, bởi vậy lực lượng giảng viên chuyên ngành thẩm định giá ở các trường chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành vật giá trước đây và các ngành kinh tế khác, chưa được đào tạo chuyên sâu dài hạn về thẩm định giá.

(21)

Thứ ba, về cơ sở vật chất, nguồn thông tin, dữ liệu

Một trong các yếu tố quan trọng để có thể nâng cao được năng lực cho Thẩm định viên về giá là thông tin và dữ liệu, bởi muốn xác định giá trị của một tài sản nào đó cần phải thu thập rất nhiều thông tin có liên quan. Trong khi đó ở nước ta đây lại là một hạn chế lớn. Chúng ta thiếu các thông tin công khai liên quan đến thẩm định giá cũng như việc áp dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ vào việc quản lý dữ liệu, vì vậy gây khó khăn cho công tác thẩm định. Hơn nữa, việc thiếu các thông tin cần thiết còn tạo ra sự phản ánh sai lệch giá trị thực của tài sản làm thiệt hại cho khách hàng cũng như thất thoát cho Nhà nước,...

Thứ tư, doanh nghiệp TĐG

Nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng các tiêu chuẩn về thẩm định giá đã đề ra, mặt khác do đây là ngành nghề mà chúng ta còn thiếu kinh nghiệm nên không ít doanh nghiệp thẩm định giá mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình thẩm định. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không có đủ chức năng thẩm định tuy nhiên vẫn được hoạt động trong lĩnh vực này gây nhiều bất cập.

* Giải pháp thực hiện

1. Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý làm căn cứ cho hoạt động thẩm định giá, đặc biệt các cơ quan chức năng cần xem xét và điều chỉnh kịp thời tính thống nhất giữa các quy định và các bộ luật điều chỉnh hoạt động thẩm định giá, tránh sự chồng chéo. Song song với việc ban hành các quy định mới cũng cần phải kịp thời đưa ra các nghị định, văn bản hướng dẫn kèm theo để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể hiểu và thực hiện đúng. Chúng ta có thể tham khảo, nghiên cứu những quy định của các nước đi trước trong lĩnh vực thẩm định giá để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.

Mở rộng đối tượng được phép thi cấp chứng chỉ Thẩm định viên về giá theo những tiêu chí rõ ràng để có thể chọn lựa được nhiều hơn những đối tượng có năng lực cho ngành.

2. Nâng cao tính thực thi của các quy định về Thẩm định giá đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc ngành và các thẩm định viên nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định ở nước ta. Các văn bản cũng cần quy định rõ và nghiêm minh với các vi phạm trong lĩnh vực Thẩm định giá, tránh hình thức.

3. Xây dựng tài liệu, giáo trình quy chuẩn, thống nhất phục vụ cho việc đào tạo mới, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các thẩm định viên cũng như phục vụ thi cấp chứng chỉ về thẩm định giá...

4. Về phát triển nguồn nhân lực Thẩm định giá: cần chú trọng cả về chất lượng và số lượng. Theo đó:

- Với các cán bộ, thẩm định viên đang hành nghề, hoạt động trong lĩnh vực Thẩm định giá cần mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng chuyên môn để có thể phổ biến, cập nhật

(22)

những nội dung mới bắt kịp với thế giới. Ngoài ra có thể mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy cho cán bộ hoặc gửi người đi nghiên cứu, học tập, học hỏi kinh nghiệm các nước khác.

- Với đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá cũng cần đặc biệt chú trọng nâng cao kiến thức, trình độ qua tập huấn, đào tạo.

- Về thi và cấp chứng chỉ thẩm định viên về giá, nội dung thi cần sát với chương trình mà học viên đã được giảng dạy theo quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo được cả về kiến thức lý thuyết cũng như khả năng vận dụng vào thực tế của thí sinh; tổ chức thi công bằng, có sự giám sát chặt chẽ.

5. Hội Thẩm định giá Việt Nam cần nâng cao phát huy vai trò của mình trong việc liên kết các hội viên lại với nhau để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến những kiến thức mới hay hướng dẫn thành viên về những quy định mới ban hành. Đồng thời Hội cũng cần chú trọng tới việc tăng cường chất lượng trong đào tạo ngắn hạn về thẩm định giá.

6. Cần thiết phải xây dựng một trung tâm thông tin, dữ liệu quốc gia về thẩm định giá làm cơ sở để những người hoạt động trong lĩnh vực cũng như đối tượng có liên quan khai thác và sử dụng. Để thuận tiện hơn trong quá trình thu thập thông tin cần có sự ứng dụng của khoa học - công nghệ tiến tiến vào việc lưu trữ và cung cấp dữ liệu, thúc đẩy sự phát triển của ngành.

7. Cần sát sao hơn trong công tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá nhằm sớm phát hiện các lỗi vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời cũng như đánh giá thường xuyên về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề thẩm định giá của doanh nghiệp cũng như thẩm định viên.

8. Làm tốt vai trò, tích cực tham gia các hoạt động với tư cách là thành viên của các tổ chức quốc tế về thẩm định giá, qua đó để học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này như trao đổi chuyên gia đào tạo về thẩm định giá hay khuyến khích việc hợp tác giữa các trung tâm, doanh nghiệp thẩm định giá trong nước với tổ chức thẩm định nước ngoài,...

Bộ Tài chính hay Hội thẩm định giá có thể hàng năm tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo có sự tham gia của c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân... Trong đợt lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung

- Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm như: sống gương mẫu, giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa

Trong khi đun nấu, em và người trong gia đình cần trông coi cẩn thận, nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong....  Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để

Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

Nhờ những ưu điểm cơ bản như đã phân tích ở trên, năng lực thực thi công vụ của CB, CC phường, xã thành phố Quảng Ngãi đã có sự chuyển biến khá rõ rệt, cụ thể là tinh

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chính sách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, nhận