• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI"

Copied!
118
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------

PHÙNG THỊHUYỀN TRANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃỞTHÀNH PHỐQUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, NĂM 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------

PHÙNG THỊHUYỀN TRANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃỞTHÀNH PHỐQUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾCHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 8310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN CHÂU

HUẾ, NĂM 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Phùng ThịHuyền Trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, để hoàn thành được bản luận văn này, với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học.

Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Trần Xuân Châu, người thầy đã tận tình hướng dẫn khoa học, dành cho tác giả những lời chỉ bảo ân cần với những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tác giả vững tin, vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Đồng thời, tác giả xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế; Phòng Đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng ban chức năng của Trường đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.

Và tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Thànhủy, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nội vụ, Chi cục thống kê thành phố, Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân và cán bộ, công chức, người dân các phường, xãở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ, cung cấp tư liệu đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo đóng góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.

Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 8 năm 2018 TÁC GIẢ

Phùng Thị Huyền Trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên: PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số:8310102 Niên khóa: 2016–2018

Người hướng dẫn khoa học:TS. TRẦN XUÂN CHÂU

Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃỞ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, thành phố Quảng Ngãi đã chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp phường, xã bằng nhiều hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã đang còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài:“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cấp phường, xã đi sâu phân tích thực trạng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2017. Kết hợp các phương pháp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ, công chức cấp phường, xã đối với công việc cũng như sự hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức cấp phường, xã. Dữ liệu sơ cấp được xử lý phân tích trên máy tính với sự hỗ trỡ của phần mềm Excel.

3. Kết quảnghiên cứu

Luận văn đã nghiên cứu thực tế, phân tích và đánh giá nêu bật được các ưu điểm và hạn chế trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã, quađó kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

MỤC LỤC... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ... vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ... ix

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT...x

MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Tình hình nghiên cứu ...2

4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu...4

5. Phương pháp nghiên cứu...4

6. Những đóng góp của đềtài ...5

7. Kết cấu của đềtài ...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ...7

1.1. Cơ sởlý luận vềnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường xã...7

1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...7

1.1.2 Tiêu chuẩn và đặc điểm của cán bộ, công chức cấp phường, xã ...10

1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp phường, xã ...16

1.1.4. Nội dung nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã ...21

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã...25

1.2. Cơ sởthực tiễn vềnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã28 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã của một số địa phương...28

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI. ...33

2.1. Khái quát chung về thành phố Quảng Ngãi, thuận lợi và khó khăn trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã. ...33

2.1.1. Đặc điểm tựnhiên ...33

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...34

2.1.3. Đặc điểm dân cư, nguồn lao động...35

2.2. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi...36

2.2.1. Khái quátđội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã thành phố Quảng Ngãi. ...37

2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã thành phố Quảng Ngãi ...39

2.2.3. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã...44

2.2.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. ...60

2.3. Đánh giá chung về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã Thành phốQuảng Ngãi...73

2.3.1. Những kết quả đạt được ...73

2.3.2. Những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân...76

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...80

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ THÀNH PHỐQUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI. ...81

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi...81

3.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi...82

3.2.1. Mục tiêu chung...82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.2.2. Mục tiêu cụthể...82

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông chức cấp phường, xã Thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi...84

3.3.1. Sắp xếp, bốtrí, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã...84

3.3.2. Về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã ...85

3.3.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức cấp phường, xã...87

3.3.4. Thực hiện tốt các chế độ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã...88

3.3.5. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, xây dựng môitrường làm việc văn hóa cho cán bộ, công chức cấp phường, xã ...89

3.3.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã...90

TÓM TẮT CHƯƠNG 3...92

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...93

1. Kết luận ...93

2. Kiến nghị...94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...97

PHỤLỤC ...100 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 +2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cụthểcủa cán bộ, công chức cấp phường, xã ...13 Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số phân theo phường, xã của thành phố Quảng Ngãi ...35 Bảng 2.2: Quy mô cán bộcấp phường, xã Thành phốQuảng Ngãi qua 3 năm 2015 –2017 ...37 Bảng 2.3: Số lượng đội ngũ CB, CC các phường, xã của thành phố Quảng Ngãi năm 2017...38 Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ CB, CC cấpphường, xã Thành phốQuảng Ngãi qua 3 năm 2015–2017 ...39 Bảng 2.5: Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã Thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 –2017...42 Bảng 2.6: Số liệu về khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã giaiđoạn 2015–2017 ...44 Bảng 2.7: Tỷlệnghỉ phép của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi giaiđoạn 2015–2017...45 Bảng 2.8: Trình độ văn hóa của CB, CC cấp phường, xã ở thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015–2017...46 Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của CB, CC phường, xã Thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 –2017...48 Bảng 2.10: Trình độ lý luận chính trị của CB, CC phường, xã Thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 –2017...50 Bảng 2.11: Trìnhđộ lý quản lý Nhà nước của CB, CC phường, xã Thành phốQuảng Ngãi qua 3 năm 2015 –2017...51 Bảng 2.12: Trìnhđộ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức cấp phường, xã Thành phốQuảng Ngãi qua 3 năm 2015 –2017 ...53 Bảng 2.13: Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã qua phiếu điều tra...54 Bảng 2.14: Đánh giá của CB, CC cấp phường, xã về đạo đức công vụ và mức độ hoàn thành thành công việc ...55

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Bảng 2.15: Đánh giá của người dân vềkhả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã qua phiếu điều tra ...56 Bảng 2.16: Đánh giá của người dân về giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, lối sống và thái độ, trách nhiệm đội ngũ CB, CC cấp phường, xã qua phiếu điều tra ...57 Bảng 2.17: Đánh giá của người dân về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã qua phiếu điều tra ...58 Bảng 2.18: Đánh giá của người dân về mức độ thành thạo trong công việc đội ngũ CB, CC cấp phường, xã qua phiếu điều tra ...59 Bảng 2.19: Số lượng lớp đào tạo đội ngũ CB, CC cấp phường, xã của thành phố Quảng Ngãi, giaiđoạn 2015–2017. ...62 Bảng 2.20: Đánh giá của CB, CC cấp phường, xã về công tác đàotạo, bồi dưỡng qua phiếu điều tra ...62 Bảng 2.21: Hệsố phụ cấp chức vụlãnh đạo đối với cán bộ cấp phường, xã có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụtừtrung cấp trở lên ...65 Bảng 2.22: Hệsố lương đối với cán bộ cấp phường, xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo trìnhđộchuyên môn nghiệp vụ...66 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá về chính sách tiền lương đối với CB, CC cấp phường, xã...68 Bảng 2.24: Kết quả đánh giá CB, CC cấp phường, xã ở thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2017 ...71 Bảng 2.25: Kết quả đánh giá về hoạt động đánh giá, phân loại CB, CC cấp phường, xãởthành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ...72

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ2.1 Tỷlệ nam, nữ CB, CC cấp phường, xã của thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2017 ...41 Biểu đồ2.2 Tỷ lệ độ tuổi CB, CC cấp phường, xã của thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015–2017 ...43

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AN–QP : An ninh–Quốc phòng

BCH : Ban chấp hành

BTV : Ban thường vụ

CB, CC : Cán bộ, công chức

CCB : Cựu chiến binh

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủnghĩa

CNH : Công nghiệp hóa

CT–XH : Chính trị - Xã hội

HĐH : Hiện đại hóa

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTNV : Hoàn thành nhiệm vụ

KT–XH : Kinh tế- Xã hội

LHPN : Liên hiệp phụnữ

SL : Số lượng

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổthông

TNCS : Thanh niên cộng sản

UBND : Uỷban nhân dân

UBMTTQVN : Uỷban mặt trận tổquốc Việt Nam VH–XH : Văn hóa –Xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài

Sinh thời, Chủtịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộlà gốc của mọi công việc, muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Thực hiện lời dạy của Người và trước yêu cầu thực tiễn của sựnghiệp đổi mới, cải cách hành chính đất nước hiện nay đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) xã, phường, thịtrấn (gọi chung là CB, CC cấp xã) đáp ứng được về năng lực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đảm nhiệm, ngày càng phải đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chương trình.

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) luôn có vị trí rất quan trọng trong bộmáy chính quyền của nước ta và được ghi trong điều 118 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam. Chính quyền cấp xã có chức năng bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Nhà nước chính quyền cấp trên, quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp đểphát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội (VH – XH), an ninh - quốc phòng (AN – QP), không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, đội ngũ CB, CC cấp xã có một vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ CB, CC xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổchức chính quyền cấp xã.

Vì vậy, đội ngũ CB, CC của hệthống chính trịcấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sựthành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. CB, CC cấp phường, xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.

Thành phốQuảng Ngãi có diện tích tự nhiên 160,1534 km2, chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 14 xã với số lượng đội ngũ CB, CC cấpphường, xã khá đông đảo. Thành phố Quảng Ngãi đã chú trọng nâng cao chất lượng CB, CC cấp phường, xã bằng nhiều hoạt động như: gửi CB, CC đi đào tạo; sửdụng, sắp xếp CB, CC vào đúng vị trí; chú trọng công tác tuyển dụng CB, CC cấp phường, xã,… Tuy nhiên, trên thực tế chưa đạt được chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CB, CC đang còn thấp, đặc biệt là năng lực của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố, đang còn yếu vềchất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, tư tưởng bảo thủ,ỷlại, kém năng động và sáng tạo; một bộ phận CB, CC cấp phường, xã còn có biểu hiện cơ hội, bè phái, quan liêu, sách nhiễu nhân dân…làm giảm uy tín của người CB, CCđối với nhân dân.

Việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển đội ngũ CB, CC cấp phường, xã chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển thành phốQuảng Ngãi trởthành nhiệm vụcấp thiết.

Với lý do đó, tác giả chọn đềtài:“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chc cấp phường, xã ti thành ph Qung Ngãi, tnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn thạc sỹcủa mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam nói chung và trường Đại học kinh tế Huếnói riêng, trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, đáng chú ý là:

- Mạc Minh Sản (2008), “Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”

Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của pháp luật về CB, CC chính quyền cấp xã để đưa ra những quan điểm phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật vềCB, CC chính quyền cấp xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Chu Xuân Khánh (2010), “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung luận án tác giả chủ yếu đề cập đến những quan niệm vềcông chức nhà nước của một sốquốc gia khác nhau làm cơ sở để phân tích so sánh với thực tiễn công chứcở Việt Nam, từ đó hệthống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ công chức hành chính nhà nước và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác như:

- Đặng Văn Châu (2014), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

- Nguyễn Thị Hồng Dung (2015),“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Diễn Châu, tỉnh NghệAn”, Luận văn thạc sỹKinh tế, Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

- Nguyễn Minh Phước (2017), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

- Lê Thị Tuyết Nhung (2017), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãởhuyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹkhoa học kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Và một số sách, bài báo, bài phát biểu có liên quan khác. Tất cả những công trình nghiên cứu vềvấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trên tiếp cận nhiều góc độ, nhiều địa bàn và có nhiều ý kiến, quan điểm phù hợp, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu quý giá đề kế thừa, vận dụng, phát triển. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vềvấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán b, công chc cấp phường, xã thành phQung Ngãi, tnh Quảng Ngãi”. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở thành phố Quảng Ngãi hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã,đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã ở thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

3.2. Mục tiêu cụthể

Một là, hệthống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ CB, CC cấp xã và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, xác định ưu điểm, những vấn đềcòn tồn tại.

Ba là, đềxuất phương hướng và giải pháp chủyếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng CB, CC cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

4.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

- Vềkhông gian: địa bàn thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi - Vềthời gian: nghiên cứu từ năm 2015 – 2017

- Về nội dung: nghiên cứu chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi vềthểlực, trí lực, tâm lực và hiệu quảthực hiện nhiệm vụ.

5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp luận

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa, về đội ngũ CB, CC cấp phường, xã để phân tích mối quan hệcủa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

5.2.Phương pháp thu thập sốliệu

Sốliệu phục vụnghiên cứu được thu thập từ2 nguồn thứcấp và sơ cấp.

Sốliệu thứcấp được thu thập thông qua Niên giám thống kê thành phốQuảng Ngãi, các báo cáo tổng kết của UBND các phường, xã trênđịa bàn và của thành phố Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015– 2017. Ngoài ra, số liệu còn thu thập thông qua các tài liệu khác có liên quan đến vấn đềnghiên cứu.

Sốliệu sơcấp được thu thập thông qua việc khảo sát ý kiến của các đối tượng có liên quan nhưý kiến của người dân, tổchức đến làm việc với UBND xã, phường và từý kiến CB, CC các xã, phường trên địa bàn nghiên cứu. Việc khảo sát ý kiến được thực hiện thông qua phiếu khảo sát được thiết kếsẵn.

5.3.Phương pháp điều tra bng hi

Phương pháp điều tra bảng hỏi, nghiên cứu sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến của CB, CC cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi. Để lấy ý kiến đánh giá của CB, CC cấp phường, xã và của người dân về chất lượng đội ngũ CB, CC các phường, xãđiều tra, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát 120người dân và 84 CB, CC cấp phường, xã của 12 phường, xã (căn cứ vào công thức xác định cỡ mẫu n = N ÷ (1+ N*e2 ), trong đó N là số lượng CB, CC cấp phường xã của thành phố Quảng Ngãi năm 2017 là 475 người, e là hệ số sai số 10%), mục đích chọn 02 đối tượng trên nhằm đánh giá chất lượng CB, CC cấp phường, xã một cách khách quan và phân tích sự đánh giá khác nhau giữa 02 đối tượng. Đối với CB, CC cấpphường, xã, tác giả điều tra 03 cán bộ chuyên trách (trong đó có 01 cán bộlãnh đạo Bí thư/Chủtịch xã, thị trấn) và 04 công chức chuyên môn. Đối với người dân, tác giảtiến hành điều tra tại trụsở UBND các phường, xã, khi người dân tới trụ sở xã, thị trấn làm các thủ tục hành chính với số lượng 10 người dân mỗi phường, xã. Số liệu thu thập được phân loại theo nhóm nội dung, phân tích và so sánh thống kê, sau đó được xửlý bằng phần mềm Excel.

6. Những đóng góp của đềtài

Một là, góp phần làm rõ cơ sởlý luận và thực tiễn vềnâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã, chỉ ra vai trò, xu hướng phát triển và những nhân tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Hai là, bằng nghiên cứu thực tế phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2013– 2017, nêu bật được các ưu điểm và hạn chếtrong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Ba là, đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

7. Kết cấu của đềtài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã.

Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã tại thành phốQuảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường xã

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái nim đội ngũ cán bộ, công chc

Theo khoản 1, điều 4 Luật CB, CC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳhọp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 (sau đây gọi tắt là Luật CB, CC) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, quy định:“Cán bộ công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[26].

Theo khoản 2, điều 4, Luật CB, CC quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị- xã hộiở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạsĩ quan chuyên nghiệp và trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vịsựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộmáy lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từquỹ lương của đơn vịsựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[26].

1.1.1.2. Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức cấpphường, xã

Theo khoản 3, điều 4, Luật CB, CC quy định: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cửgiữchức vụtheo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổchức chính trị - xã hội”[26].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Với quy định trên, cán bộcấp xã có các chức danh sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủtịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch UBMTTQVN;Bí thư Đoàn TNCS HồChí Minh; Chủtịch Hội LHPN; Chủtịch Hội Nông dân (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổchức Hội Nông dân Việt Nam); Chủtịch Hội CCB.

Theo khoản 3, điều 4, Luật CB, CC quy định: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữmột chức danh chuyên môn, nghiệp vụthuộc Uỷban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[26].

Với quy định trên, công chức cấp xã có các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp- Hộtịch; Văn hóa- Xã hội. Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

1.1.1.3. Khái nim chất lượng đội ngũ cán bộ, công chc cpphường, xã Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt thì “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sựvật, sựviệc” [24, 44].

Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, trong tiêu chuẩn ISO 8402:2000 (Quality Management and Quality Assurance), trong dựthảo DIS 9000:2000 đãđưa ra định nghĩa như sau: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềmẩn” [32].

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau với mục đích khác nhau có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CB, CC không hoàn toàn giống với chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ, bởi con người là một thực thểphức tạp. Hơn nữa, mỗi cá nhân CB, CC không thểtồn tại biệt lập mà phải được đặt trong mối quan hệvới cảtập thể. Vì vậy, quan niệm vềchất lượng đội ngũ CB, CC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng CB, CC với chất lượng của cả đội ngũ.

Như vậy, chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã là chất lượng của tập hợp CB, CC cấp phường, xã trong một tổ chức, địa phương. Chất lượng đội ngũ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

không phải là sựtập hợp giản đơn về số lượng mà là sựtổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ CB, CC. Sức mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có trong mỗi con người và nó được tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổchức, của sựgiáo dục, đào tạo, phân công, quản lý và kỷluật.

Như vậy, có thể định nghĩa về chất lượng đội ngũ CB, CC cấpphường, xã như sau: “Chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã là tập hợp tất cả các thuộc tính của từng CB, CC cấp xã cùng sựphối hợp hoạt động chặt chẽcả vềý chí lẫn hành động của đội ngũ CB, CC cấp xã có khả năng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu tại một thời điểm nhất định”[22, 11].

1.1.1.4. Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã

Dựa vào khái niệm chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã, chúng ta có thể hiểu nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã: “là tập hợp những giải pháp có tác động tích cực đến chất lượng của từng CB, CC trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp xã cũng như mối quan hệgiữa các cá nhân trong tập thể, tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ nhằm hoàn thành công việc chuyên môn và hướng tới mục tiêu KT–XH, AN– QP mà địa phương đặt ra”[22, 12].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng CB, CC, chỉ khi nào hai mặt này hài hòa, tácđộng hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnh đồng bộcủa cả đội ngũ.

Đội ngũ CB, CC cấpphường, xãđược đánh giá là có chất lượng nếu chỉdựa trên việc xem xét, đánh giá chất lượng của từng thành viên riêng rẽ thì kết quả của việc đánh giá đó sẽ là không chính xác. Để đánh giá chính xác vềchất lượng của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã phải đánh giá trên quan điểm là một đội ngũ CB, CC cấp phường, xã mang tính tổng thể.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã được thực hiện thông qua các hoạt động cụthể như sau:

Một là, chất lượng hoạt động công vụ của CB, CC cấp phường, xã tăng (tức hiệu suất công việc của CB, CC cấp xã được nâng cao), luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụmà cấp trên giao phó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Hai là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcủa đội ngũ CB, CC cấpphường, xã ngày càng được nâng cao và đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của vị trí chức danh đảm nhiệm.

Ba là, năng lực tổ chức các hoạt động ngày càng tốt hơn. Biểu hiện là: có tư duy nhạy bén sáng tạo, có phương pháp làm việc dân chủ khoa học, có tính quyết đoán dám nghĩ, dám làm.

Bốn là, phẩm chất đạo đức của người CB, CC cấp phường, xã ngày càng tốt hơn. Đó là sự trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, bảo vệTổquốc và lợi ích quốc gia; Luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sựgiám sát của nhân dân.

Đội ngũ CB, CC cấp phường, xã là lực lượng mang tính chất đặc thù, không giống với những lực lượng khác do vị trí và vai trò đặc biệt gần gũi trực tiếp với nhân dân, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta cũng hết sức quan tâm làm sao để chất lượng CB, CC cấpphường, xã ngày càngđược nâng cao.

1.1.2 Tiêu chuẩn và đặc điểm của cán bộ, công chức cấp phường, xã 1.1.2.1. Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấpphường, xã

Hiện nay, tiêu chuẩn đối với CB, CC cấp xã được quy định tại Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về CB, CC cấp xã; Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủvềCB, CC xã, phường, thị trấn [36] và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ; Thông tư số 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụthể, nhiệm vụvà tuyển dụng công chức xã, phường, thịtrấn quy định:

* Tiêu chuẩn chung

Để được bầu cử, tuyển dụng vào làm việcở hệthống chính trị cấpphường, xã, CB, CC phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung như sau:

Thứnhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thứhai, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Thứ ba, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [2].

* Tiêu chuẩn cụthểcủa CB, CC cấpphường, xã - Đối với cán bộchuyên trách:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy: Có học vấn, trình độ tốt nghiệp THPT. Về lý luận chính trị có trình độ trung cấp chính trị trở lên. Về chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thịcó trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trìnhđộ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụquản lý kinh tế[2].

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND: Trình độ học vấn phải tốt nghiệp THPT; có trình độtrung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trìnhđộ sơ cấp trởlên. Có trìnhđộtrung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND cấp xã [3].

+ Chủtịch, Phó Chủtịch UBND: Có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT; trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên. Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên (đối với khu vực đồng bằng). Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm KT –XH của từng loại hình đơn vị hành chính cấp xã.Đã qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụquản lý kinh tế[2].

+ Chủ tịch UBMTTQVN, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh: Các tiêu chuẩn (do

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

các đoàn thể CT - XH quy định) của cán bộ chuyên trách thuộc UBMTTQVN và các đoàn thểCT–XHđược giữnguyên trong nhiệm kỳhiện tại. Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể. Nhưng phải có trìnhđộ học vấn tốt nghiệp THCS trởlên; lý luận chính trịtừtrìnhđộ sơ cấp và tương đương trở lên; đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trìnhđộ sơ cấp trởlên [2].

- Đối với công chức chuyên môn cấpphường, xã:

+ Tiêu chuẩn của công chức chuyên môn cấp xã được BộNội vụ quy định cụ thể tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012. Theo đó, độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên; có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT; sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụtừtrung cấp trởlên (ở vùng đồng bằng).

+ Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trìnhđộ trung cấp trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước sau khi tuyển dụng. Ởkhu vực đồng bằng và đô thịphải sửdụng được kỹthuật tin học trong công tác chuyên môn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh công tác, cụ thể: Công chức Tài chính - Kế toán phải có chuyên môn về tài chính, kế toán; công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có chuyên môn về ngành luật; công chức Địa chính - Xây dựng phải có chuyên môn về địa chính hoặc xây dựng; công chức Văn phòng - Thống kê phải có chuyên môn về văn thư, lưu trữ hoặc hành chính, luật; công chức Văn hóa - Xã hội phải có chuyên môn về văn hóa nghệ thuật hoặc quản lý văn hóa - thông tin hoặc Lao động -Thương binh và xã hội [5].

+ Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn chung cụthể đối với công chức chuyên môn Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng -Đô thị và môi trường (đối với phường, thịtrấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộtịch, Văn hóa- Xã hội [5].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cụthểcủa cán bộ, công chức cấpphường, xã

STT Chức danh

Tiêu chuẩn cụthể Tuổi đời Học

vấn LLCT CM, NV QLNN I. Cán bộchuyên trách

1 Bí thư ĐU <45 giữchức vụ

lần đầu THPT TC trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ 2 Phó Bí thư ĐU <45 giữchức vụ

lần đầu THPT TC trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

3 Chủtịch HĐND

<50 nam,

<45 nữgiữchức

vụlần đầu THPT TC trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

4 Phó CT HĐND

<50 nam,

<45 nữgiữchức

vụlần đầu THPT TC trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

5

Chủtịch UBND

<50 nam,

<45 nữgiữchức

vụlần đầu THPT TC trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

6 Phó CT UBND

<50 nam,

<45 nữgiữchức

vụlần đầu THPT TC trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

7

Chủtịch UBMTTQVN

<60 nam,

<55 nữgiữchức

vụlần đầu THPT SC trở lên

SC trở lên

Chứng chỉ 8 Bí thư Đoàn

TN

<30 giữchức vụ

lần đầu THPT SC trở lên

SC trở lên

Chứng chỉ 9 Chủtịch Hội

LHPN

<50 nữgiữchức

vụlần đầu THPT SC trở lên

SC trở lên

Chứng chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

STT Chức danh

Tiêu chuẩn cụthể Tuổi đời Học

vấn LLCT CM, NV QLNN

10

Chủtịch Hội ND

<55 nam,

<50 nữgiữchức

vụlần đầu THPT SC trở lên

SC trở lên

Chứng chỉ 11 Chủtịch Hội

CCB

<65 giữchức vụ

lần đầu THPT SC trở lên

SC trở lên

Chứng chỉ II. Công chức chuyên môn

1 Trưởng Công An

< 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ 2 CHT Quân sự < 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ 3 Văn phòng - Thống kê < 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ 4 Địa chính - NN- XD và

MT

< 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ 5 Tài chính - Kếtoán < 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ 6 Tư pháp- Hộtịch < 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ 7 Văn hóa- Xã hội < 35 khi tuyển

dụng THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứng chỉ Nguồn: Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của BộNội vụ 1.1.2.2. Đặc điểm ca cán b, công chc cpphường, xã

CB, CC cấpphường, xã là một bộphận của đội ngũ CB, CC được tạo nên từhai nguồn chính là bầu cử và tuyển dụng. Do các tổ chức hành chính nhà nước có cấu trúc thứbậc, thực hiện các chức năng đa dạng, phức tạp nên CB, CC cấpphường, xã cũngcó nhữngđặctrưng cơ bản giống các đối tượng CB, CC khác, đó là:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- CB, CC là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu đóng góp vào sự tồn tại, phát triển của cơ quan, tổ chức. Đồng thời họchịu sựràng buộc theo những nguyên tắc và khuôn khổnhất định do tổchức đặt ra;

- CB, CC mang tính Đảng, tính giai cấp rõ rệt và sản phẩm của họlà các quyết định quản lý; CB, CC là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; là chủ thể nền tảng của công vụ và được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng đểcó khả năng và yên tâm thực thi công vụ;

- Đội ngũ CB, CC hoạt động mang tính chất ổn định, ít chịu biến động nhằm duy trì tính ổn định, liên tục của nền hành chính; họ được bảo hộ bằng quy định

“biên chế nhà nước”[6].

Bên cạnh những đặc điểm chung giống nhau như CB, CC khác, do đặc thù hoạt động của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã nên đội ngũ này có những đặc điểm đặc thù:

- Thứnhất: CB, CC cấp phường, xã là những người xuất phát từ cơ sở (người của địa phương) là người am hiểu các phong tục tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương. Họ vừa trực tiếp tham gia lao động, sản xuất vừa là người thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các công việc của nhà nước. Họ bị chi phối bởi những phong tục, tập quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc đặc thù riêng của địa phương, của dòng họ. CB, CC chính quyền cấp phường, xã là những người gần dân, sát dân là người trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Họ là người gần dân nhất là cầu nối trực tiếp giữa hệthống chính quyền cấp trên với nhân dân, hằng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng.

- Thứhai: CB, CC cấp phường, xã do dân bầu ra nên số lượngthường xuyên bị biến động, do hết nhiệm kỳ người dân tín nhiệm và bầu ra những đại diện mới.

Cán bộ chủ chốt được bầu cử ở xã hết nhiệm kỳ nếu không trúng cử thì việc sắp xếp, bố trí công tác khác. Cũng chính vì thế khi được bầu giữ chức danh chủ chốt theo nhiệm kỳsốcán bộ này được xác định là cán bộ chuyên trách và được hưởng chế độ như công chức, khi hết nhiệm kỳ thôi không đảm đương chức danh chủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

chốt, số cán bộ đã qua đào tạo, có chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín và kinh nghiệm được bố trí vào các vị trí khác, được chuyển theo chế độ công chức; sốcòn lại do không đủ tiêu chuẩn thì đương nhiên thôi không là cán bộ chuyên trách và không còn được hưởng chế độ như công chức nữa. Bên cạnh cán bộ chuyên trách và công chức còn đối tượng cán bộ cơ sở được xác định là cán bộ không chuyên chiếm đông và được hưởng phụcấp theo chức danh không chuyên trách.

- Thứba, sản phẩm hoạt động của CB, CC cấpphường, xã là các quyền quyết định quản lý hành chính có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế, xã hội và cục diện địa phương. Vì vậy, đòi hỏi người CB, CC phải có trìnhđộhiểu biết sâu rộng, có kỹ năng làm việc thuần thục trên lĩnh vực mà họ đảm nhiệm.

- Thứ tư, CB, CC cấpphường, xã của cả nước hiện nay rất đông, tuy nhiên về chất lượng lại yếu, độ tuổi tương đối già. Hơn nữa, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ chủ chốt chính quyền cơ sở chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nướcởchính quyền cơ sở. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc của đội ngũ CB, CC cấpphường, xã chưa cao[6].

1.1.3.Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấpphường, xã Chất lượng của đội ngũ CB, CCcấp phường, xã được xác định trên cơ sởtiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụcủa đội ngũ CB, CC nói chung và của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã nói riêng, vềkhả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1.1.3.1. Vsc khe

- Sức khỏe của CB, CC cấp phường, xã là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã. Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và trong tương lai. Người lao động nói chung, CB, CC cấp phường, xã nói riêng có sức khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn, chất lượng lao động cao hơn nhờ việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai, khả năng tập trung, chịu áp lực công việc.

- Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố về thu nhập, mức sống, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

gian công tác, giới tính… Đặt trên góc độ đánh giá thể lực thì yếu tốsức khỏe được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: Chiều cao, cân nặng, chỉ sốkhối cơ thểBMI. Các chỉ số về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, tiểu đường, bệnh viêm gan, cận thị….

Chiều cao, cân nặng luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá về thểlực và qua đó cho biết một phần khả năng lao động của người lao động nói chung và của CB, CC cấp xã nói riêng. Theo quyđịnh tại Quyết đinh số 1613/QĐ-BYT ngày 15/08/1997 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây:

+ Loại I: Rất khoẻ + Loại II: Khoẻ + Loại III: Trung bình + Loại IV: Yếu

+ Loại V: Rất yếu [7]

Như vậy, loại I, II là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu vềcân nặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, không mắc bệnh mãn tính và bệnh nghề nghiệp nào. Loại III, là những người đạt các chỉ tiêu chung ở mức thấp hơn so với loại I và loại II, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc (tuy nhên cũng hạn chế ở một số nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Loại IV, V: là những người có nhiều chỉ tiêu sức khỏe không đạt, gặp khó khăn và yếu vềthểlực, mắc các bệnh mãn tính và kểcảbệnh nghềnghiệp.

Nếu người lao động được phân loại sức khỏe loại IV, V sẽ không đảm bảo khả năng làm việc, lao động cũng như đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ được giao [7].

- Yêu cầu vềsức khỏe của CB, CC cấpphường, xã không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng công chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụcủa CB, CC. Trước khi tham gia vào nền công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển công chức. Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sức khỏe đểduy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao. Việc kiểm tra sức khỏe của đội ngũ CB, CC cần được tiến hành hàng năm, một mặt chăm lo sức khỏe cho CB, CC, một mặt có biện pháp sửdụng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

điều chỉnh công việc hoặc cho nghỉ trước thời hạn hợp lý với sức khỏe của CB, CC cấpphường, xã.

1.1.3.2. Vềtrìnhđộ văn hóa,chuyên môn, nghiệp vụ

- Trìnhđộ củaCB, CC cấp phường, xã là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng, chứng chỉ mà mỗi ngườiCB, CC nhận được thông qua quá trình học tập.

- Trình độ văn hóa là mức độ tri thức của CB, CC đạt được thông qua hệ thống giáo dục (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học). Trình độ văn hóa là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và triển khai các chủ trương chính sách đó vào thực tiễn.

Hạn chế về trìnhđộ văn hóa sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã.

- Trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ là sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng thực hành một nghề nghiệp nhất định. Trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ củaCB, CC cấp phường, xã phải phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công tác để đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao[15].

1.1.3.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức

Người CB, CC cấp phường, xã muốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người CB, CC có phẩm chất đạo đức tốt, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, tác phong làm việc, văn hóa ứng xử và sự tín nhiệm. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của người CB, CC và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC là việc làm cần thiết và cấp bách nhất trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Phẩm chất chính trị của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã thể hiện trước hết ở sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn, thử thách.

- Phẩm chất chính trị của đội ngũCB, CC cấp phường, xã thể hiện trước hết ở sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn, thử thách.Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phẩm chất chính trị của CB, CCcấp phường, xã còn thể hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân.nay.

-Đạo đức của người CB, CC cấp phường, xã gồm 2 mặt cơ bản: Đạo đức cá nhân và đạo đức công vụ.

Đạo đức cá nhân của người CB, CC cấp phường, xã trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài ra phẩm chất đạo đức cá nhân còn biểu hiện ở tinh thần và ý thức biết tôn trọng, giữ gìn, kỷ luật,kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, có lối sống lành mạnh, không tham ô, lãng phí có trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, có lòng nhân ái, vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng và trong xã hội, có tinh thần hướng thiện và hiếu học. Đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho CB, CC nhà nước và những người có chức vụ quyền hạn khác khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Việc đề cao đạo đức công vụ được xác định là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường,xã.

Đạo đức công vụ được thể hiện trước hết ở tinh thần trách nhiệm và đề cao kỷ luật trong thực thi công vụ: đó là ý thức luôn tìm tòi, sáng tạo, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao. Đạo đức công vụ đòi hỏi người CB, CC nói chung và người CB, CC cấp phường,xã nói riêng phải thực hành tiết kiệm thời gian, tiền của của nhân dân, sử dụng tiết kiệm công quỹ, tài sản công, tiết kiệm tài nguyên của đất nước, tích cực chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước[12].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Trong điều kiện mới, đạo đức công vụ yêu cầu người CB, CC phải thật thà, trung thực, lấy lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia làm trọng, tránh lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân.

1.1.3.4. Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng nghề nghiệp thường gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối hợp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản... Đây là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích lũy kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và công tác.

Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CB, CC cấp phường, xã khi thực thi nhiệm vụ. Có những kỹ năng cần thiết cho mọi CB, CC và có những kỹ năng không thể thiếu đối với một nhómCB, CC nhất định, phụ thuộc vào tính chất công việc mà họ đảm nhận. Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm công chức khác nhau. Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đối vớiCB, CC cấp phường,xã có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành thực hiện và kiểm tra các chính sách và các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin; kỹ năng triển khai các quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp;

kỹ năng đánh giá dư luận.

- Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như: kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng tiếp dân.

- Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như: kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng bố trí lịch công tác; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình [15].

1.1.3.5. Hiệu quả thực thi công vụ

Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ CB, CC cấp phường,xã. Để đánh giá theo tiêu chí này, cần dựa vào kết quả thực hiện công việc của CB, CC cấp xã.

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ là việc so sánh kết quả thực hiện công việc với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

những tiêu chuẩn đã xác định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng chức danh cụ thể.

Kết quả đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ cho phép phân tích và đánh giá về chất lượng CB, CC cấp phường, xã trong các hoạt động thực tế. Nếu đội ngũCB, CC cấp phường,xã thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ thìđội ngũ đó có chất lượng tốt và ngược lại, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì thể hiện người CB, CC cấp phường,xãđó có chất lượng thấp [12].

1.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã 1.1.4.1. Quy hoạch cán bộlãnhđạo, quản lý cấp phường, xã

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch biên chế để phát triển đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ CB, CC cấpphường, xã nói riêng là một công việc thường xuyên và quan trọng, đây là quy trình quen thuộc được thực hiện hàng năm. Quy hoạch tốt, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tếkhách quan thì góp phần cho sựphát triển, ngược lại sẽgây lãng phí.

Quy hoạch đội ngũ CB, CC là việc lập dựán, thiết kếxây dựng tổng hợp đội ngũ CB, CC; dựkiến bốtrí, sắp xếp tổng thể đội ngũ CB, CC theo một ý đồrõ rệt với một trình tựhợp lý trong một thời gian nhất định làm cơ sở cho việc lập kếhoạch đào

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan