• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.3. Đánh giá chung về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

thi công vụ, phục vụ nhân dân có bước chuyển biến tích cực, hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương ở phường.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân

Thời gian qua, việc chuẩn hóa đội ngũ CB, CC phường, xã chỉ tập trung vào chuẩn hóa bằng cấp nên vẫn còn một bộphậnCB, CC phường, xã có quan niệm học chạy theo bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người đi học nhiều lớp tại chức cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập; một số khác chưa cóý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước của công chức còn thiếu và yếu, tỷ lệ công chức phường được bồi dưỡng vềlý luận quản lý Nhà nước thấp (chỉ chiếm 14,32%) nên năng lực soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước củaCB, CC phường, xã nói chung còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu trong quá trình thực thi công vụ, đây là trở ngại lớn nhất và là điểm yếu cơ bản đối với thành phố Quảng Ngãi trong quá trìnhđẩy mạnh CNH,HĐH hiện nay.

- Thứ hai: về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đa số CB, CC phường, xã đều hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chỉ hoàn thành một phần công việc hoặc không đảm bảo tiến độcông việc, một số CB, CC phường, xã còn chưa tích cực trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. Tính chuyên nghiệp, năng động, tinh thần thái độ phục vụ của công chức chưa cao, vẫn còn trường hợp phản ánh vềviệc trễ hẹn, phiền hà trong giải quyết thủtục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng...

- Thứ ba: vềý thức, thái độ, đạo đức trong thực thi công vụ: Bên cạnh những CB, CC cấp phường, xãđược đánh giá là có thái độ, phẩm chất đạo đức tốt, vẫn còn tồn tại những CB, CC cấp phường, xã có ý thức công vụkém: thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độphục vụ nhân dân chưa tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, ban ơn, gây phiền hà cho nhân dân.

- Thứ tư: trong công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng CB, CC cấp phường, xã còn nhiều bất cập, chưa đúng với chuyên môn đào tạo, sắp xếp sai vị trí chức danh công việc, vẫn còn tình trạng có chức danh thừa người, có chức danh thiếu người. Một số CB, CC cấp phường, xã chưa ý thức được mức độ quan trọng của các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, một số khác còn ngại học tập nâng cao trình độ do tuổi cao mà chỉ tham gia vì hợp thức hóa bằng cấp, chứng chỉ vì mục đích tăng lương, phụ cấp chứ không chú tâm đến kiến thức, kỹ năng thu được

Trường Đại học Kinh tế Huế

phục vụ cho vị trí công việc. Những bất cập này khiến cho đội ngũ CB, CC cấp phường, xãchưa phát huy hết những mặt mạnh của mình, ngược lại còn kìm hãm sự phát triển của họ, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy rất ít khi muốn về phường, xã công tác.

- Thứ năm: việc tuyển dụng CB, CC cấp phường, xã còn bất cập, chưa gắn với trách nhiệm của chính quyền cơ sở, thểhiện: Thành phốtrực tiếp tuyển, phường, xã sửdụng, do đó nhiều khi CB, CC cấp phường, xã tuyển dụng bốtrí về cho phường, xãchưa phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu của chính quyền cơ sở.

- Thứ sáu: chế độ, chính sách đối với CB, CC cấp phường, xã còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích, động viên công chức phấn đấu, tâm huyết với công việc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, thì chỉ đối tượng là cán bộ mới được hưởng phụ cấp cấp xã, còn công chức thì không được hưởng; cán bộ, khối đảng, mặt trận, đoàn thể xã, phường không được được hưởng phụcấp 30% như CB, CC đảng, mặt trận, đoàn thể cấp huyện trở lên, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tâm lý, năng lực thực thi công vụ của CB, CCphường, xã.

- Thứbảy: việc đánh giá CB, CC cấp phường, xã hiện nay vẫn còn mang tính hình thức, chưa phản ánh sát thực về phẩm chất và năng lực của CB, CC cấp phường, xã, người làm tốt cũng như người chưa tích cực đến cuối năm đều được đánh giá như nhau. Hơn nữa, các kết quả đánh giá mức độ phân loại của CB, CC cấp phường, xã trong từng địa phương lại có sự liên quan phát sinh đến trách nhiệm của người đứng đầu, phản ánhđến mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thành tích của bộ máy lãnh đạo cũng như tập thể nói chung. Vì thế, kết quả đánh giá còn chưa đảm bảo chính xác, khách quan nên kết quả xếp loại hàng năm cho thấy phần lớn CB, CC cấp phường, xã vẫn được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ít có trường hợp CB, CC cấp phường, xã hoàn thành nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.

2.3.2.2 Nguyên nhân ca tn ti, hn chế

- Thứnhất: thực hiện Nghịquyết 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính Phủ vềmởrộng địa giới hành chính thành phốQuảng Ngãi, cơ quan hành chính cấp xã từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

10 xã, phường tăng lên 23 xã, phường, diện tích tựnhiên, dân số tăng lên lớn, trìnhđộ dân trí của CB, CC một số phường, xã mới sát nhập vào thành phốcòn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉlệhộnghèo còn cao; hạtầng kinh tế, xã hội còn thấp kém.

- Thứhai: nhận thức chưa đúng về khối lượng công việc, tính chất phức tạp của quản lý nhà nước ở cấp cơ sở, chưa mạnh dạn phân cấp vì thiếu tin tưởng vào năng lực của cấp chính quyền cơ sở mà thực chất, đây là cấp hành chính có khối lượng công việc rất lớn, phức tạp, phát sinh liên tục hàng ngày và gắn bó mật thiết với đời sống người dân.

- Thứ ba: chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với CB, CC cấp phường, xã còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu bình thường, chưa theo kịp sự biến động của KT-XH, chưa mang tính chiến lược lâu dài. Tiền lương và thu nhập thực tế của CB, CC cấp phường, xã chưa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức trung bình của xã hội, chưa tương ứng với các thành phần kinh tếkhác.

- Thứ tư: trang thiết bị làm việc, phương tiện phục vụcông tác, kinh phí hoạt động thường xuyên cho các phường, xã thuộc UBND thành phố còn khó khăn và thiếu thốn... đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC. UBND các phường, xã chưa dự báo được nhu cầu CB, CC cấp phường, xã trong tương lai để chủ động tạo nguồn đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung thay thếvềlâu dài, nên khi công chức chuyên môn được bốtrí công việc khác thì không có nguồn thay thế kịp thời, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công vụ tại phường, xã.

- Thứ năm: công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho CB, CC cấp phường, xã chưa được quan tâm đúng mức. Các kỹ năng hành chính của CB, CC cấp phường, xã chưa đồng đều, nhận thức của một bộ phận CB, CC cấp phường, xã về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong bộ máy nhà nước chưa rõ ràng, chưa thấy rõ đòi hỏi về năng lực trong thực thi công vụ, từ đó chưa thực sự tích cực phấn đấu để vươn lên.

- Thứsáu: chính sách, pháp luật của nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự... còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và còn nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

kẽhở là điều kiện để phát sinh những vi phạm về đạo đức, phẩm chất, lối sống của CB, CC cấp phường, xã. Hệthống văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý CB, CC cấp phường, xã tuy từng bước hoàn thiện sửa đổi, bổ sung như Luật CB, CC các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật, song còn nhiều quy định chưa phù hợp, còn bất cập như các quy định vềCB, CC và công vụ chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người, các chính sách tiến lương, đãi ngộ chưa theo kịp sựphát triển của đất nước. Đặc biệt về phân cấp quản lý CB, CC còn chồng chéo, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụthểthực hiện Luật tổchức chính quyền địa phương.

- Bảy là: cải cách hành chính đã được triển khai thực hiện, đã đạt được kết quả ban đầu nhưng chất lượng, hiệu quả chưa cao. Văn hóa công sở, việc thực hiện Quy chếdân chủ trong cơ quan theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2015 có triển khai nhưng thực hiện chưa triệt để, chưa có quy định ràng buộc rõ ràng đểthực hiện tốt.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này luận văn đãđi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Đội ngũ CB, CC cấp phường, xã đã có những đóng góp tích cực nhất định đến nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước tại cơ sở. Chất lượng của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi không ngừng được tăng lên, ngày càng được chuẩn hóa. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển KT– XH cũng như CCHC của thành phố như hiện nay, một bộ phận không nhỏ CB, CC cấp phường, xã vẫn còn những hạn chếnhất định về năng lực, kỹ năng giải quyết công việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bốtrí sửdụng CB, CC cấp phường, xã chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Do đó, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã có số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại; có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân là một yêu cầu cấp thiết hiện nay của thành phố Quảng Ngãi.

Những vấn đề trên là cơ sở để đưa ra những giải pháp, kết luận, kiến nghị trong chương 3 của luận văn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT