• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.3. Đánh giá chung về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác kiện toàn vềsố lượng, chất lượng của đội ngũ CB, CC cấpphường, xã luôn được cấpủy đảng, chính quyền quan tâm, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã (thực hiện Đề án đào tạo, tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộchủchốt xã, phường, thịtrấn ban hành kèm theo Quyết định số 8738-QĐ/TU ngày 02/12/2008 và Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2015và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số2952-QĐ/TU ngày 30/5/2013 của Ban Thường vụTỉnh ủy Quảng Ngãiđến nay đãđạt được nhiều kết quả đáng kể). Nhờ đó, chất lượng của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã có sự chuyển biến tích cực và từng bước được trẻhóa.

- Một là, về số lượng, chất lượng CB, CC cấp phường, xã: Đội ngũ CB, CC cấp phường, xã ởthành phốQuảng Ngãi đã cơ bản được kiện toàn bổ sung đủ vềsố lượng theo quy định và tăng dần qua các năm. Với số lượng CB, CC cấp phường, xã hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụquản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Về chất lượng, cơ cấu độ tuổi CB, CC cấp phường, xã ngày càng được nâng cao, được trẻ hoá đảm bảo tính kế thừa và phát triển, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tiêu chuẩn hóa, cụthể: Trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, ngoại ngữ, tin học của CB, CC cấp phường, xãđược nâng lên qua các năm. Tỉ lệCB, CC cấp phường, xã là nữ ngày càng cao, đảm bảo hài hòa, bình đẳng giới, qua đó góp phần quan trọng trong việc tổchức, thực hiện chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến Nhân dân, góp phần tích cực trong sựnghiệp phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng tại địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hai là, vềkiến thức và kỹ năng công tác: Kiến thức của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã ở thành phố Quảng Ngãi hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Về cơ bản, đội ngũ CB, CC cấp phường, xã đã phần nào tiếp cận và vận dụng tốt một số kỹ năng trong thực tế công việc như kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng văn bản quản lý, điều hành công việc, những kỹ năng chủ yếu như soạn thảo văn bản, xây dựng và triển khai chương trình kếhoạch công tác, phối hợp trong công tác, tác nghiệp chuyên môn đều được nâng cao một bước. Trong thực thi công vụ phần lớn CB, CC cấp phường, xã đã phát huy được trình độ chuyên môn, kỹ năng nghềnghiệp, chủ động, quản lý công việc một cách khoa học hơn và dần áp dụng công nghệ thông tin vào công việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

Nhờ đó việc thực thi công vụ đã phát huy được năng lực, sở trường công tác, một bộphận CB, CC cấp phường, xã đãđáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác tại địa phương. Nhìn chung, trình độ năng lực của đội ngũ CB, CC cấp phường, xã đã được nâng lên,cụ thể: trình độ chuyên môn năm 2017 so với năm 2015, năm 2015 CB, CC cấp phường, xã có trình độ đại học (279 người, chiếm 61%), năm 2017 (305 người, chiếm 64,21%) như vậy từ năm 2015 –2017 CB,CC cấp phường, xã có trìnhđộ đại họctăng 26người, cao đẳng có sựchênh lệch giữa các năm, năm 2015 là (12 người, chiếm 2,62%), năm 2016 (20 người, chiếm 6,85%) đến năm 2017 giảm xuống còn ( 15 người, chiếm 3,16%).

Trung cấp và chưa đào tạo năm 2015 là 13 người (chiếm 4,59%) đến năm 2017 giảm xuống còn 4 người (chiếm 1,68%). Sau đại học có xu hướng tăng lên theo từng năm, năm 2015 CB, CC cấp phường, xã ở thành phố Quảng Ngãi chưa CB,CC nào đạt trìnhđộ sau đại học, đến năm 2016 có 2 CB, CC và năm 2017 tăng lên 5 CB,CC phường, xã có trìnhđộ sau đại học. Điều đó chứng tỏsựnỗlực rất lớn của địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi đểnâng cao trình độ cho đội ngũ CB, CC phường, xã.

Mặt khác, cũng nói lên sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ CB, CC phường, xã đã chủ động tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành để phục vụ cho công tác, vươn lên để tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

thu những cái mới, cho đến nay về cơ bản cón rất ít CB, CC phường, xã chưa qua đào tạo chuyên môn.

- Ba là, về ý thức, thái độ, phẩm chất chính trị, đạo đức trong thực thi công vụ: Trong hoạt động công vụ, hầu hết công chức đã thực hiện nghiêm quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở; những việcCB, CC phường, xãkhông được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Thái độ giao tiếp củaCB, CC phường, xã với công dân đã có chuyển biến, các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp đã có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm trong công tác và phục vụnhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chếcủa cơ quan đơn vị, luôn có thái độ giao tiếp,ứng xử đúng mực trong quá trình thực thi công vụ. Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng với cơ quan, đơn vịhoàn thành tốt nhiệm vụ đềra.

- Bốn là, về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao: Về chất lượng của đội ngũ CB, CC phường, xã ở thành phố Quảng ngãi nhìn chung những năm gần đây đã có sựchuyển biến tích cực, có sựnâng cao chất lượng trên các mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghềnghiệp, kỹ năng công tác… tương đối phù hợp với sựphát triển của xã hội, bước đầu đáp ứng với yêu cầu của cơ chếquản lý mới. Đại đa số CB, CC phường, xã hiện đang công tác đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn từng bước được nâng lên;

kết quả giải quyết công việc cho nhân dân được nhanh hơn; nhiều lĩnh vực, hồ sơ giải quyết trong buổi hoặc trong ngày như tư pháp – hộtích, chứng thực, v.v… đã giảm phiền hà cho nhân dân, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý Nhà nước tại cơ sở.

Nhờ những ưu điểm cơ bản như đã phân tíchở trên, năng lực thực thi công vụ của CB, CC phường, xã thành phốQuảng Ngãi đã có sự chuyển biến khá rõ rệt, cụ thể là tinh thần trách nhiệm với việc thực hiện nhiệm vụ được nâng cao, thái độ phục vụ nhân dân được chu đáo hơn; số lượng đảm bảo đủ các vị trí công tác; trình độ chuyên môn được nâng lên một bước và từng bước được chuẩn hóa đúng vị trí chức danh, chuyên môn được đào tạo; kỹ năng tác nghiệp chuyên môn trong thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

thi công vụ, phục vụ nhân dân có bước chuyển biến tích cực, hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương ở phường.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân