• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã28

những văn bản, quy định mới của Nhà nước vào công việc. Có khả năng vận dụng chính xác, linh hoạt, sáng tạo nghiệp vụ đểtạo ra hiệu quảcao trong công việc.

Trình độhọc vấn, chuyên môn nghiệp vụquyết định sựthành công trong công việc, chất lượng, hiệu quảcông tác. Là nhân tốquan trọng, thiết yếu trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã.

- Thba, ý thc tchc klut ca CB, CC

Ý thức tổ chức kỷ luật của CB, CC cấp phường, xã thể hiện qua việc họphải thực hiện tốt các nội dung công việc: chấp hành và sửdụng có hiệu quảthời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

không sửdụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn vềsớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, kểcảvào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờhành chính hoặc theo quy định cụthểcủa cơ quan, tổchức, đơn vị.

- Thứ tư, tình trng sc khe.

Năng suất lao động chịu ảnh hưởng lớn bởi trạng thái của sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai, khả năng chịu áp lực công việc. Những người CB, CC có sức khỏe tốt sẽhoàn thành công việc tốt hơn, trôi chảy hơn, chất lượng, khả năng tập trung vào công việc được đảm bảo hơn so với những CB, CC có tình trạng sức khỏe không tốt.

Nâng cao, chăm lo sức khỏe cho CB, CC được xem là nhân tốtiên quyết trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấpphường, xã hiện nay.

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

- Thứnhất, công tác nhận xét, đánh giá CB, CC từng bước khắc phục tình trạng nể nang, ngại va chạm; trách nhiệm người đứng đầu được đề cao; giúp cán bộ nhận thức đầy đủ ưu điểm đểphát huy, kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC có những cách làm mới, gắn liền ba khâu trong công tác cán bộ:

quy hoạch -đào tạo - bổnhiệm.

- Thứhai, các quy trình trong công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện khá chặt chẽ, cơ cấu 3 độtuổi cơ bản đảm bảo, phương châm “động”, “mở” được chú trọng. Công tác bổnhiệm cán bộ được đổi mới, ngoài việc bổnhiệm thông qua lấy phiếu tín nhiệm, thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương bổ nhiệm mang tính cạnh tranh thông qua hình thức thí điểm thi tuyển chức danh lãnhđạo, quản lý, không để xảy ra hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ.

- Thứba, công tác luân chuyển cán bộgóp phần khắc phục những quan điểm và thói quen, khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng ngành và từng địa phương. Việc bố trí CB, CC từng bước hợp lý hơn, tăng cường cán bộcho một sốngành trọng yếu của thành phốvà một sốquận, huyện phù hợp với yêu cầu phát triển chung của thành phố.

Thành phố đã mạnh dạn đềra các chính sách vềthu hút, tạo nguồn, hỗtrợthêm cho cán bộ không chuyên trách phường, xã, cán bộthôn và chế độ chính sách đối với cán bộnghỉ hưu trước tuổi, không đủtuổi tái cử[37].

* Kinh nghiệm của thành phNha Trang, tnh Khánh Hòa

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã những năm vừa qua, Thànhủy, UBND thành phốNha Trangđã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách mới, mang lại nhiều kết quảtốt. Trong đó nổi bật các giải pháp sau:

- Một là, nâng cao nhận thức của các cấpủy đảng, nhất là cấpphường, xã về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó xác định rõ phương hướng, nhiệm vụvà giải pháp xây dựng, từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấpphường, xã.

- Hai là, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bốtrí, sửdụng CB, CC.Đẩy mạnh việc thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn phù hợp vềcông tác tại cơ sở nhằm trẻhóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CCcấpphường, xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Bốn là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.

Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, hoàn thiện hệthống chương trình giáo trình, giáo khoa theo hướng thiết thực, vừa trang bịkiến thức cơ bản, vừa cập nhật, nâng cao, vừa trang bị kiến thức lý luận, đồng thời coi trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đối với từng chức danh CB, CC cơ sở.

- Năm là,cấpủytăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũCB, CC cấp phường, xã, kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, lệch lạc, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã đúng quan điểm, định hướng của Đảng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những trường hợp điển hình tiên tiến, xửlý, kỷluật những trường hợp sai phạm [38].

* Kinh nghiệm của thành phố Quy Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh

Hiện nay, TP Quy Nhơn có đội ngũ CB, CC, viên chức cấp thành phốvà các phường, xã là 3.072 người. Theo đánh giá của Ban Thường vụThànhủy, đa sốCB, CCđều có bản lĩnh chính trịvững vàng, trìnhđộ chuyên môn và tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới [41].

Những năm qua, Thành ủy, UBND thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Bịnh luôn xác định những công tác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và đặc biệt là đội ngũ CB, CC cấp phường, xã là cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong đó nổi bật lên các cách làm, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã sau:

- Một là, Thànhủy, UBND thành phố Quy Nhơn đã thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Ðảng về công tác cán bộ, tuyển dụng công chức. Lựa chọn CB, CC cấp phường, xã đảm bảo các tiêu chuẩn để đảm nhiệm những vị trí công tác phù hợp, góp phần xây dựng bộ máy Ðảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Từ năm 2015, Thành ủy Quy Nhơn đã tổ chức thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố giai đoạn 2015-2020 và nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025. Qua đó, 815 lượt CB, CCđãđược đào tạo, bồi dưỡng vềlý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ[41].

- Hai là, Thành ủy đã chỉ đạo quyết liệt các cấp ủy đảng chú trọng lựa chọn những CB, CC cấp phường, xã trẻ có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức để đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo các

Trường Đại học Kinh tế Huế

cấp, các ngành. Hằng năm, cấpủy các cấp cũng dựa vào kết quả đánh giá CB, CC, đánh giá chất lượng đảng viên, ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú, ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thểchính trị đối với cán bộ đểlựa chọn đưa vào diện quy hoạch, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộchuyên môn, nghiệp vụ.

- Ba là, thực hiện việc giới thiệu, luân chuyển đội ngũ CB, CC cấp phường, xã. Đã giới thiệu 9 cán bộ ứng cử và bổ nhiệm vào các chức danh trưởng, phó các phòng, ban, đơn vị của thành phố; luân chuyển 37 cán bộ trưởng, phó các phòng, ban, đoàn thểthành phốvà cán bộ chủ chốt các phường, xã. Thànhủy quan tâm hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm…, đội ngũ CB, CC cấp phường, xã.

Xây dựng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã trưởng thành trong công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao.

- Bốn là, Thành ủy Quy Nhơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đổi mới và đi vào thực chất việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; tăng cường mối quan hệ giữa đảng viên đương chức với cấp ủy nơi cư trú, CB, CC cơ sở và cộng đồng dân cư... Với những cách làm đó, chất lượng đội ngũ đảng viên, CB, CC cấp phường, xã có sựchuyển biến tích cực, đạt kết quảkhả quan [41].

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Trước những bài học của các địa phương đã được trình bàyở trên, có thểthấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CB, CC cấp phường, xã. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệthống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quảtốt nhất cho địa phương mình. Qua đó, có thể đúc rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng CB, CC cấp phường, xã của thành phố Quảng Ngãi như sau:

- Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng. Cần tổ chức, thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin- cho”. Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được nhiều địa phương áp dụng cũng là một giải pháp hay cho thành phốQuảng Ngãi nhằm thu hút được và ngày càng nhiều CB, CC giỏi

Trường Đại học Kinh tế Huế

vềlàm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và CB, CCphường, xã nói riêng.

- Thứhai, thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh CB, CC cấp phường, xã: có ý nghĩa rất quan trọng để bốtrí, sửdụng CB, CC một cách đúng đắn và chính xác;

là căn cứ đểxây dựng quy hoạch, kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với CB, CC, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi CB, CC phấn đấu, rèn luyện và tựhoàn thiện bản thân.

- Thứ ba, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ: nhằm từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban của huyện về giữcác chức danh chủ chốt ở phường, xã có tình hình phức tạp, yếu kém để củng cốhoạt động của hệthống chính trị ở cơ sở; đồng thời luân chuyển CB, CC từxã lên huyện nhằm kết hợp đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã dựnguồn các chức danh chủchốtở cơ sở.

- Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấpphường, xã phải được quan tâm thường xuyên, đúng mực. Không chỉ trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trịmà cảnhững kỹ năng cần thiết của CB, CC trong thực thi công vụ: kỹ năng giao tiếp, tiếp đón công dân, sự tự tin, mạnh dạn trong các cuộc họp... Cử CB, CC tham dự các khóa học dài hạn, tập trung ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành. Thành phố phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trường chính trị tỉnh để mở các lớp liên kết đào tạo tại địa phương. Tuy nhiên, đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng vào nội dung, phương pháp đào tạo. Yếu kém khâu nào, đào tạo bồi dưỡng khâu đó.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này luận văn đã đi sâu nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề cơ bản vềCB, CC cấp xã; trình bày khái niệm, phân loại, vị trí, vai trò, tiêu chuẩn và đặc điểm của đội ngũ CB, CC cấp xã; trình bày nội dung các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra bài học thực tiễn rút ra từ kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước trong việc quản lý, sửdụng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã. Những vấn đề trên đây là cơ sở khoa học có tác dụng định hướng cho nội dung ở các chương tiếp theo của luận văn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI.

2.1. Khái quát chung về thành phố Quảng Ngãi, thuận lợi và khó khăn