• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
116
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào; mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả Luận văn

Diệp Tùng Lâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Hà Thị Hằng- Người hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình dành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu hoàn thành Luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo sau đại học và các khoa, phòng có liên quan của Trường Đại học Kinh tế Huế, cùng toàn thể Quý thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bìnhđã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia khóa học. Xin cảm ơn các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh Quảng Bình; cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúpđỡ tôi trong trong quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu thực tế.

Tôi xin cảm ơn tập thể Lớp Cao học Kinh tế chính trị định hướng nghiên cứu K17 (khóa 2016 - 2018) - Trường Đại học Kinh tế Huế, các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong Quý thầy giáo, cô giáo tiếp tục quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng Bình, ngày 10 tháng 10năm 2018 Tác giả Luận văn

Diệp Tùng Lâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

MỤC LỤC... iii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ... vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ... viii

MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...2

3. Mục tiêu nghiên cứu...4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4

5. Phương pháp nghiên cứu...5

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH...7

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...7

1.1.1. Các khái niệm...7

1.1.2. Tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý cấp tỉnh...11

1.1.3.Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh...16

1.1.4. Các nội dung về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...18

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...22

1.1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...24

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...26

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ...26

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...30

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Quảng Bình trong công tác nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...34

Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH Ở TỈNHQUẢNG BÌNH...37

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...37

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...37

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội...38

2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh...39

2.2. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình ...41

2.2.1. Khái quát đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình...41

2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình ...46

2.2.3. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình ...54

2.3. Đánh giá chung...63

2.3.1. Kết quả đạt được...63

2.3.2. Hạn chế, yếu kém...65

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém...67

Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH Ở TỈNH QUẢNG BÌNH...69

3.1. Phương hướng và mục tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình...69

3.1.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình ...69

3.1.2. Mục tiêu ...71

3.2. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình ...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

3.2.1. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống cho đội ngũ cán bộ

quản lý cấp tỉnh...74

3.2.2. Hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ quản lý cấp tỉnh...75

3.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ quản lý cấptỉnh...76

3.2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh...79

3.2.5. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ quản lý cấp tỉnh...82

3.2.6. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ quản lý cấp tỉnh...86

3.2.7. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ quảnlý cấp tỉnh...90

3.2.8. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực công tác của cán bộ...93

KẾT LUẬN...95

TÀI LIỆU THAM KHẢO...97

PHỤ LỤC...100 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2018

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ CỦA PHẢN BIỆN2

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠCSỸ KINH TẾ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNHSỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆNLUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: DIỆPTÙNG LÂM

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Định hướng đào tạo: Nghiên cứu

Mã số: 8310102 Niên khoá: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:TS. HÀ THỊ HẰNG

Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục tiêu vàđối tượng nghiên cứu

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng hiện nay về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình; sự cần thiết và tính cấp bách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Đối tượng: Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh, gồm: Giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo;

phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp thống kê, mô tả.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh; kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Singapore, Trung Quốc, tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng.

2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnhQuảng Bình.

3. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh; hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ quản lý cấp tỉnh; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm,bố trí, luân chuyển, đánh giá và các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cấp tỉnh; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa KT - XH : Kinh tế- xã hội KTTT : Kinh tế thị trường UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Tình hình biến động về số lượng cán bộ lãnhđạo, quản lý cấp tỉnh...43 Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình...45 Bảng 2.3: Đánh giá của các đối tượng điều tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBQL cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình ...47 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình ...48 Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình ...49 Bảng 2.6: Đánh giá của các đối tượng điều tra về năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình ...51 Bảng 2.7: Đánh giá của các đối tượng điều tra về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm đối với công việc và kết quả giải quyết công việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình ...52 Bảng 2.8: Kết quả quy hoạch đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, giaiđoạn 2015- 2020...55 Bảng 2.9: Số lượng CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bìnhđược cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm...57 Bảng 2.10: Kết quả bổ nhiệm CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình hàng năm...59 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá, xếp loại giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình hàng năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

...60
(9)

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Cán bộ và công tác cán bộ luôn được Đảng ta xác địnhlà nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[7, 309-313]. Do đó,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộluôn là khâu then chốt, nội dung quan trọngtrong bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Đặc biệt, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trong các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH)và hội nhập quốc tế vừa là vấn đề cơ bản, thường xuyên, vừalà vấn đềcấp bách trongtình hình hiện nay.

Đội ngũ CBQL cấp tỉnh có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, quyết định việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm vai trò lãnhđạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đội ngũ CBQL cấp tỉnh là những người trực tiếp xây dựng chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhằm đưa chủ trương, đườnglối, chính sách vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội(KT - XH) của tỉnh.

Ở nước ta, cùng với quá trìnhđổi mới và phát triển đất nước, đội ngũ CBQL các cấp đã từng bước được chú ý phát triển, ngày càng trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CBQL trong những năm qua còn có những hạn chế, yếu kém nhất định, chưa đáp ứng kịp yêu cầu củanềnkinh tế thị trường(KTTT) và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ:“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đócó những đảng viên giữ vị trí lãnhđạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…[4, 22]”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh;thấy rõ sự cần thiết và tính cấp bách phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài trong quá trình phát triểnKT - XH của tỉnh. Hiện nay, đội ngũ CBQL cấp tỉnh gồm giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có 85 người; 100%

có trìnhđộ đại học trở lên, có trình độlý luận chính trịcử nhân, cao cấp; cơ bảnbảo đảm sự quản lý, điều hành trên các lĩnh vực, góp phần ổn định chính trị, phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế thì đội ngũCBQL cấp tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, như: Chất lượng, hiệu quả công tác của một bộ phận cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn yếu; vai trò của một số người đứng đầu chưa thể hiện rõ nét, xử lý một số việc phức tạp, nhạy cảm còn lúng túng; có trường hợp nói nhiều làm ít, công việc được giao triển khai chậm, hiệu quả thấp, sợ trách nhiệm cá nhân… Những hạn chế nêu trên là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài:Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấptỉnh tạitỉnhQuảng Bìnhlàm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, tổng kết về công tác cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ được triển khai,công bố,tiêu biểu như:

- GS.TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2001), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấpdựa trên cơ sở các quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn. Đã nghiên cứu khái niệm về cán bộ, công chức, viên chức; kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới. Từ đó, đưa ra quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

- TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (2005), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đãđánh giá đặc điểm và thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở nước ta, đưa ra luận chứng cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó,đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đápứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN.

- GS.TS. Vũ Văn Hiền(2006), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đã nêuquan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ; thực trạng đội ngũ cán bộ; hệ thống hóa căn cứ khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ mới. Từ đó, đề xuất những giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý đáp ứng yêu cầu.

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình (2007), “Nghiên cứu thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá và quy hoạch cán bộ lãnhđạo, quản lý củatỉnh trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước”. Trong công trình này, tác giả đã phân tích thực trạng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, phát hiện những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cần giải quyết. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp.

- TS. Nguyễn Duy Hùng (2008),“Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

Trong công trình này, tác giả đã tổng kết thực tiễn, phân tích cơ sở lý luận của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phường; đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng, làm cơ sở để đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo phường.

- PGS.TS Trần Đình Hoan (2009), “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnhđạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

Trong công trình này, tác giả đã phân tích cơ sở phương pháp luận và những yêu cầu của công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ; làm rõ thực trạng công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Từ đó, đưa ra quan điểm, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ.

Ngoài ra, cũng đã có một số luận văn, luận án đề cập về lĩnh vực này.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích có hệ thống và khá toàn diện về lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác cán bộ, các khâu khác nhau trong công tác cán bộvà chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcủacảhệ thống chính trị, là cơ sởquan trọng để kế thừa, phát triểncho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nào đề cập đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh trongcáccơ quanthuộc UBND tỉnhQuảng Bình.

3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh ở tỉnhQuảng Bình trong thời gian tới.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóanhững vấn đề lý luậnvà thực tiễnvềnâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh.

-Đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ CBQL cấp tỉnh ởtỉnhQuảng Bình.

- Đề xuất phương hướngvà giải phápvềnâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh ởtỉnhQuảng Bình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh, gồm: Giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong 20cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnhQuảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nộidung: Nâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh.

Về không gian:Luận văn được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh từ năm 2013 - 2017.

5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tác giả luận văn đã thu thập số liệu thứ cấp từ sách, giáo trình, báo, tạp chí, Internet; các báo cáo của UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủyvà Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình,các báo cáo liên quan khác…

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để có cách nhìn khách quan, đề tài tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với các chuyên gia và CBQL cấp tỉnh. Tác giả luận văn sử dụng 120 phiếu điều tra để lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL cấp tỉnh và người dân về chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Trong đó, 90 phiếu lấy ý kiến của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong số 574CBQL cấp tỉnh là giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương, trưởng phòng và phó trưởng phòng trong 20 cơ quan thuộc UBND tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, bằng công thức n = N/(1+N*e2), với tổng mẫu N = 574, sai số e = 10%. Theo công thức, tác giả có cỡ mẫun = 574/(1+574*0,12) = 85,16, tác giả làm tròn 90 phiếu để điều tra. Như vậy, cỡ mẫu xác định ít nhất là 90 phiếu. Sau đó, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để điều tra. Cụ thể tác giả phát 40 phiếu lấy ý kiến của giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; 50 phiếu lấy ý kiến của trưởng phòng và phó trưởng phòng. Kết quả thu được 90 phiếu hợp lệ.

Tác giả cũng dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để phát thêm 30 phiếu lấy ý kiến của người dân. Đây là những người dân sinh sống trên địa bàn phường Hải Đình, trung tâm của thành phố Đồng Hới, nơi có nhiều trụ sở làm việc của các sở, ngành thuộc UBND tỉnh. Trong số những người này, có nhiều người đã đến Trung tâm Hành chính công của tỉnh để giải quyết các thủ tục hành chính. Kết quả thu được 30 phiếu hợp lệ.

5.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy ví tính và phần mềm Microsoft Excel…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợpsố liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng và tình hình biến động về số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh theo các tiêu chí nghiên cứu cơ bản, như: Cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị… Qua đó, phân tích những mặt đạt được, những khuyết điểm, hạn chế trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

- Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh, đối chiếu các chỉ số liên quan đếnchất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh qua các năm, nhằm làm rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh và những nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc nâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh

Chương 2:Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ởtỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Chương1

CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨCÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TỈNH

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh 1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Cán bộ, công chức

Trong thực tế có nhiều tác giả, sách, báo, từ điển… có quan niệm, ý kiến khác nhau về cán bộ, công chức. Các ý kiến đó thông thường được hình thành từ cách nhìn trực tiếp đối với từng loại cán bộ, công chức; theo phương pháp liệt kê các tiêu chí hoặc theo cảm tính, nên có mặt chưa phản ánh một cách đầy đủ, tổng quan về khái niệm cán bộ, công chức.Đểsát với thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, khách quan và chính xác, tác giả luận văn sử dụng khái niệm cán bộ, công chức hiện đang được dùng phổ biến trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và đã được Quốc hộiluật hóa trong Luật Cán bộ, công chức năm 2018. Theođó, cán bộ, công chức được quy định như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơnvị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [9, 1-2]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

1.1.1.2. Cán bộ quản lý và cán bộ quản lý cấp tỉnh

Theo nghĩa rộng, CBQL là những người làm việc trong bộ máy, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức, với kết quả và hiệu quả cao nhất. Theo nghĩa hẹp, CBQL là những người có thẩm quyền ra quyết địnhtheo phân cấp, phân quyềnhayủyquyền.

Theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức: “Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý là người được bầu cử hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp lãnh đạo[2, 2]”.

Theo cách hiểu trên, CBQL có chức năng và thẩm quyền quản lý nhân sự do họ phụ trách trong quá trình thực hiện công việc và đạt tới mục tiêu của tổ chức.

Vậy, có thể phân loại CBQLtheo chức năng và theo cấp quản lý như sau:

Thứ nhất, phân loại theo chức năng, CBQL gồm có ba loại: (1) Cán bộ lãnh đạo: Là những người giữ vị trí chủ chốt, có trọng trách trong một tổ chức và trong điều hành công việc; được quyền ra các quyết định quản lý, điều hành những người dưới quyền thực hiện nhiệm vụ;được giao những thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ nhất định; có thẩm quyền gắn với chức vụ được đảm nhiệm, thẩm quyền càng cao thì trách nhiệm càng cao. (2) Chuyên gia: Là những người nằm trong bộ máy quản lý, có trình độ chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó. (3) Nhân viên quản lý:

Là những người bảo đảm vật chất, thông tin cho cán bộ lãnhđạo và chuyên gia.

Thứ hai, phân loại theo cấp quản lý, CBQL gồm có ba loại: (1) CBQL cấp cao: Là những người chịu trách nhiệm ra những quyết định chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn tới các quyết định chiến lược; đề ra các chính sách chỉ đạo quan hệ giữa tổ chức và môi trường. Đây là những người chịu trách nhiệm toàn diện đối với hoạt động của tổ chức. (2) CBQL cấp trung:Là người điều hành việc thực hiệncác quyết định đưa ra bởi cấp cao. Thiết lập mối quan hệ giữa đòi hỏi của nhà quản lý với năng lực của nhân viên. Đây là những người phụ trách các phân hệ, các bộ phận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

trong tổ chức.(3) CBQL cấp thấp: Là người chịu trách nhiệm vềcông việc của các nhân viên -ngườithực hiệntrực tiếp.Điều hành, giám sát hoạt động củanhân viên.

Như vậy, CBQLlà người có vị thế trong tổ chức, với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định; có chức năng thể hiện những công việc cần thực hiện trong toàn bộ hoạt động của tổ chức; có chuyên môn phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc.

Từ khái niệm và cách phân loại trên, có thể hiểu: CBQL cấp tỉnh là những người được bầu cử, bổ nhiệm hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trongcáccơ quan cấp tỉnh.

Theo đó, đội ngũCBQL cấp tỉnhtrong 20cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh là người đứng đầuvà cấp phó người đứng đầu; giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công việc; được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức, điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc, bao gồm:Giám đốc, các phó giám đốc ởcác sở; Trưởng ban, các phó trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Chánh Thanh tra, các phó chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Văn phòng, các phó chánh Văn phòng UBND tỉnh;

trưởng phòng, phó trưởng phòng 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

1.1.1.3. Chất lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh

Chất lượng là một phạm trù phức tạp, nó mang tính chất định tính, khó định lượng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau thì sẽ có những quan điểm khác nhau về chất lượng.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc[8, 44]”.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402:1999: “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ravà đã dự định[14, 6]”.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định: “Chất lượng của cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực công tác, thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ[3, 132]”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Như vậy, từ những cách hiểu trên có thể thấy, chất lượng cán bộ là mức độ đạt được của ngườicán bộ ở một thời gian, không gian cụ thể. Các mức độlà: Tốt hay xấu, caohay thấp, vượt tầm,ngang tầm,dưới tầm, đạt hay không đạt yêu cầu.

Chất lượng CBQL cấp tỉnh là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất và các mặt hoạt động của họ, được biểu hiện ra bên ngoài là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực,uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chất lượng CBQL cấp tỉnh ổn định tương đối, không bất biến, thường xuyên vận động, biến đổi, phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ; chịu sự tác động mạnh mẽ của thực tiễn, phụ thuộc vào quá trình rèn luyện, phấn đấu của mỗi người.

1.1.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh là tổng thể cácgiải pháp có tổ chức, có định hướng tác động lên tất cả các thuộc tính và sự phối hợp hoạt động của đội ngũ CBQL cấp tỉnh, làm cho thay đổi về chất cao hơn so với trước khi tác động.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh chính là việc hoàn thiện những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng và cơ cấu, cải thiện những mặt còn hạn chế trong phẩm chất, năng lực, uy tín của đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới. Kết hợp với cải thiện chế độ, chính sách, môi trường làm việc, bảo đảm cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh có thể phục vụ hết mình vì công việc.

Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng, tránh tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa mặt chất lượng sẽ dẫn đến độ tuổi bình quân của đội ngũ CBQL ngày càng cao, thiếu tính kế thừa; nếu tuyệt đối hóa mặt số lượng sẽ dẫn đến chất lượng đội ngũ CBQL thấp. Đồng thời,cầnthực hiện tốt cácgiải pháp để đạt được mục tiêu đề ra là nâng caođược chất lượng hoạt động công vụ; trìnhđộ chuyên môn; năng lực tham mưu, hoạch định, cụ thể hóa, chỉ đạo thực hiện; phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, uy tín… của CBQL cấp tỉnh. Khi chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh được nâng caosẽbiểu hiện qua04 khía cạnh sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Một là, chất lượng hoạt động công vụ tăng, nghĩa là năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc được nâng cao, luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

Hai là, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, bảo đảm phù hợpvới chức danh đảm nhận và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Khả năng tiếp thu nhanh, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn những kiến thức về KTTT, hội nhập kinh tế, pháp luật, quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học,… để bắt kịp sự phát triển, thay đổi nhanh chóng, những diễn biến phức tạp, những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xencủa tình hình thế giới, khu vực, trong nước và trong tỉnh.

Ba là, năng lực tham mưu, hoạch định, cụ thể hóa, chỉ đạo thực hiện và tổ chức các hoạt động ngày càng tốt hơn. Biểu hiện cụ thể là: Có tư duy đổi mới, tầm nhìn, phương pháp làm việckhoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biến lời nói thành hành động; có khả năng chỉ đạo, quản lý, gương mẫu, quy tụ và phát huy được sức mạnhtổng hợpcủa tập thể, cá nhân.

Bốn là, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật ngày càng tốt hơn. Đó là, trung thành với Đảng, Nhà nước, dân tộc và nhân dân; bảo vệ Tổ quốc và lợi ích của quốc gia- dân tộc; đặt lợi ích của Đảng, quốc gia- dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, vì nhân dân phục vụ, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

1.1.2. Tiêu chuẩnchức danh cán bquản lý cấp tỉnh 1.1.2.1. Về phẩm chất đạo đức, lốisống

Đạo đức là cái gốc, là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ CBQL cấp tỉnh; có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, mới nâng cao uy tín với nhân dân. Người CBQL cấp tỉnh phải là những người có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Là người làm việc công, là cán bộ chủ chốt của cơ quan cho nên CBQL cấp tỉnhphải biết chăm lo cho tập thể, cho mọi người, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

hạn của mình để trục lợi; phải có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.

1.1.2.2. Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản, quan trọng đối với đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Người CBQL cấp tỉnh phải trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh. Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên địnhlập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức. Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng, các đợt sinh hoạt chính trị và cập nhật kiến thức mới.

Người CBQL cấp tỉnh phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Thực tế cho thấy,bản lĩnh chính trị vững vànglà cơ sở cho việc xử lý một cách tỉnh táo các tình huống phát sinh trong thực tiễn, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong xử lý các tình huống, vấn đề nhạy cảm. Đây cũng chính là thước đo lòng tin, uy tín, sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBQL cấp tỉnh.

Trong giai đoạn hiện nay, trước những vấn đề phức tạp và nhạy cảm của cuộc sống, mặt trái của cơ chế thị trường, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động,… người CBQL cấp tỉnh cần phải có bản lĩnh chính trị hết sức vững vàng để đứng vững trước những tác động nhiều chiều của cuộc sống.

1.1.2.3. Về năng lực chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ

Năng lực chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của CBQL cấp tỉnh được thể hiện thông qua trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ.

* Trìnhđộ học vấn: Người CBQL cấp tỉnh hay cán bộ, công chức nói chung, trước hết đềuphải có tri thức, hiểu biết những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội.Trìnhđộhọc vấn là mức độ tri thức đạt được thông qua hệ thống giáo dục, gồm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

có: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ngày nay, mặt bằng dân trí trong xã hội, khoa học,công nghệ phát triển ngày càng cao thì trình độ học vấn cao sẽlà nền tảng cho việctiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những thành tựu và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệvào thực tiễn.

* Trình độ chuyên môn: Kiến thức chuyên môn theo từng lĩnh vực nghề nghiệp, cương vị công tác là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi người cán bộ, không chỉ riêng đối với CBQL cấp tỉnh. Trình độ chuyên môn sau khi đào tạo được cấp văn bằng chứng nhận, gồm có: Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Khi xét trìnhđộ chuyên môn, cần phải chú ý đến sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kiến thức chuyên môn giúp người CBQL cấp tỉnh có năng lực tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có thể khẳng định uy tín của mình trong hoạt động thực tiễn; phát huy được năng lực công chức dưới quyền, sử dụng đúng người,đúng việc và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong thực hiện nhiệm vụ.

* Trình độ lý luận chính trị: Trong hệ thống tri thức mà người CBQL cấp tỉnh cũng cần phải có thì tri thức lý luận đóng vai trò nền tảng; Đảng ta đãxác định công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ CBQL là nhiệm vụ quan trọng.

Hiện nay, trìnhđộ lý luận chính trị bao gồm: Sơ cấp, trung cấp, cử nhân và cao cấp.

Với vai trò nền tảng, kim chỉ nam của hoạt động quản lý, lý luận chính trị giúp cho người CBQL cấp tỉnh hình thành nên ý thức, bản lĩnhvà niềm tin chính trị, đủ điều kiện để lĩnh hội quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của tỉnh.

Được đào tạo lý luận chính trị, CBQL cấp tỉnh được trang bị một cách tương đối đầy đủ kiến thức về các vấn đề chung trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị… qua đó có định hướng chung đúng đắncho hoạt động quản lý của mình.

* Trình độ quản lý nhà nước: Là những kiến thức, kỹ năng cơ bảnkhông chỉ cần thiết đối với các nhà quản lý mà mỗi công chức đều cần phải có để giải quyết các công việc, xử lý các tình huống cụ thể đặt ra trong quá trình thực thi công vụ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

trongđiều hành, quản lý; giúp nâng cao năng lực công tác cho cán bộ, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, tiên tiến, hiện đại. Hoạt động công vụ vừa là hoạt động khoa học, vừa là nghệ thuật, cho nên yêu cầu mỗi cán bộ phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể. Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính hoặc chuyên viên cao cấp, cán bộ được cấp chứng chỉ, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là một trong những căn cứ khi xem xét điều kiện bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc bổ nhiệm chức vụ quản lý.

* Trình độ tin học, ngoại ngữ: Bên cạnh kiến thức chuyên môn và các kiến thức cần có khác, người CBQL cấp tỉnh cũng cần phải có trình độ tin học, ngoại ngữ ở mức độ phù hợp. Nhất là trong tình hình hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếtiếp tục được đẩy mạnh,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tri thức toàn diện, phải có trìnhđộ về ngoại ngữ, tin học phù hợp để có thể bắt kịp nhịp độ phát triển củaxã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng.

1.1.2.4. Về năng lực lãnh đạo, quản lý

Người CBQL cấp tỉnh ngoài việc phải biết tổ chức, có khả năng tập hợp lực lượng, còn phải thiết lập được bộ máy quản lý tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; có năng lực ra quyết định và chỉ đạo tổ chức thực hiện các quyết định. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, năng lực công tác của cán bộ là phải có năng lực tổ chức, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Người thường nói, cách mạng đòi hỏi cán bộ phải lãnh đạo thực hiện các công việc cụ thể, có kết quả thiết thực chứ không phải lãnhđạo chung chung. Ngườicũng đòi hỏi cán bộ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, phải học lý luận, học văn hóa, khoa học, kỹ thuật, đồng thời, phải rèn luyện phong cách công tác tốt, nghĩa là phải có ý thức trách nhiệm cao trước nhân dân, trước Đảng khi thực hiện công việc, phải chống chủ quan, qua loa, đại khái, phô trương hình thức. Phong cách công tác tốt nghĩa là lý luận phải gắn liền với thực tiễn, nói phải đi đôi với làm, nói ít làm nhiều;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

kế hoạch phải thiết thực, cụ thể; phải chống “bệnh khẩu hiệu”. Năng lực của người CBQL cấp tỉnh được thể hiện thông qua03 vấn đềthiết yếusau:

Người CBQL cấp tỉnh phải có năng lực tư duy, sáng tạo, dámđột phá, dám chịu trách nhiệm. Chính là có khả năng nhạy bén, linh hoạt, khả năng nhận biết, quan sát và nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho toàn bộ hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Đồng thời, phải hiểu được mối quan hệ qua lại, tác động ảnh hưởng, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, vị trí công tác khác nhau của tổ chức. Tư duy chiến lược tốt là cơ sở quan trọng trong hành động để đề ra định hướng, chính sách đúng đắn, kịp thời, mang lại hiệu quả cho tổ chức. Bên cạnh đó, dự báo là một trong những khả năng quan trọngcủa người CBQL cấp tỉnh, họ cần phải học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao khả năng quan sát, phân tích, dự báo nhằm tránh giáo điều trong hoạt động quản lý. Người CBQL cấp tỉnh phải có tư duy đổi mới, sáng tạo, ủng hộ các ý tưởng, sáng kiến mới; luôn biết lường trước mọi tình huống có thể xẩy ra, biết tập trung vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ có lợi cho hệ thống, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; phản ứng nhanh nhạy với các thông tin để ra quyết địnhcó hiệu quảtrong các tình huống không rõ ràng.

Người CBQL cấp tỉnh phải có năng lực tổ chức, năng lực điều hành, gắn kết các cá nhân, đơn vị trong tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu chung. CBQL cấp tỉnh phải có khả năng lập kế hoạch làm việc cụ thể và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch; xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, phân công, trao quyền đối với từng vị trí việc làm, không để chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, giữa các cá nhân; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực thi nhiệm vụ; bảo đảm các điều kiện đểhoàn thành nhiệm vụcủa tổ chức, của cá nhân.

Người CBQL cấp tỉnh phải có năng lực khuyến khích, tạo động lực làm việc cho tổ chức, đơn vị, cá nhân do mình quản lý. Chính là khả năng gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng thông qua phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết đoán, đúng nguyên tắc; khả năng thông cảm, thấu hiểu các nhu cầu, nguyện vọng, quan tâm chăm lo đầy đủ, kịp thời đời sống vật chất, tinh thần để tạo động lực, phát huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

được sức mạnh của tập thể, cá nhânvì mục tiêu chung; khả năngbiết sử dụng đúng tài năng từng người, đánh giá đúng con người, biết điều chỉnh kịp thời và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là trước mọi rủi ro, biến động khách quan tác động từ bên ngoài.

1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh

Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ là tập hợp các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ trên thực tế. Chất lượng của CBQL cấp tỉnh có thể được đánh giá dựa trên cơ sở các tiêu chí cơ bản như sau:

1.1.3.1. Tiêu chí vềchính trịtưtưởng

- Chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; các nguyên tắc tổ chức, kỷluật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tựphê bình và phê bình.

- Có quan điểm, lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước khó khăn, thách thức. Thực sự gương mẫu về tư tưởng chính trị; không có biểu hiện suy thoái về tưtưởng chính trị. Tích cực nghiên cứu, tham gia đầy đủ học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghịquyết củaĐảng. Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc, tập thểlên trên lợi ích cá nhân.

1.1.3.2. Tiêu chí về đạođức, lối sống

- Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị. Có tinh thần đoàn kết. Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mìnhđểtrục lợi. Không có biểu hiện cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

1.1.3.3. Tiêu chí vềtác phong, lềlối làm việc - Thực sự gương mẫu vềtác phong lề lối làm việc.

- Nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dámđột phá vì lợi ích chung, nóiđiđôi với làm trong thực hiện nhiệm vụ.

- Có phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết đoán, đúng nguyên tắc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

- Có ý thức tôn trọng nhân dân, gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân.

- Có tinh thần hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

1.1.3.4. Tiêu chí vềý thức tổchức kỷluật

- Thực sự gương mẫu về ý thức tổ chức kỷ luật. Thực hiện nghiêm và không vi phạmcác quyđịnh, quy chế, nội quy cơquan,đơn vị nơi công tác. Chấp hành sự phân công của tổchức, yên tâm công tác. Không vi phạm quy định những điều đảng viên khôngđược làm; những việc cán bộ, công chức không được làm.

- Thực hiện kê khai tài sảnđầyđủ, trung thực và công khaiđúng quyđịnh.

1.1.3.5. Tiêu chí vềtrìnhđộ, sức khỏe

Tốt nghiệpđại học trở lên; lý luận chính trịcửnhân, cao cấp (cán bộdưới 45 tuổi, tốt nghiệpđại học hệchính quy và cao cấp lý luận chính trịhệtập trung); quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

Đủsức khỏetheo quy định đểthực hiện nhiệm vụ.

1.1.3.6. Tiêu chí vềthực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Là cá nhân có nhiều thành tích nổi bật; khẳngđịnh vị thế, vai trò hàngđầu, điển hình để các cá nhân khác học tập, noi theo; xây dựng cơ quan ngày càng phát triển. Không gây phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp và khôngđể cán bộ cấp dưới nhũng nhiễu, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, các chỉ tiêu, công việc được giao trong năm cho cá nhân thực hiệnđều hoàn thành với chất lượng, hiệu quả cao, đúng tiến độ, đượcđánh giáđạt tốt, xuất sắc, với các sản phẩm cụthểlượng hóađược.

- Cơquan phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đóít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. 100% các đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

- Quán triệt và tham mưu, cụ thể hóa kịp thời và chỉ đạo thực hiện có hiệu quảchủtrương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại đơn vị và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý hoặc tham mưu giải pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả, dứt điểm, không để lay lan các vấn đề tiêu cực, vấn đề nảy sinh tạitỉnh, tại đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại đơn vị. Quan tâm chăm lođầyđủ, kịp thời đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ. Đảm bảo phát huy dân chủ, tạođược sự đoàn kết, thống nhất trongđơn vị.

1.1.4. Các nội dungvề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh 1.1.4.1. Về công tácquy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh

Quy hoạchcán bộlà mộtnội dung trọngyếucủacông tác cán bộ,là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý; là việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành theo một kế hoạchtổng thể,dài hạn để tạo động lực thúc đẩy, phấn đấu vươn lên của cán bộ. Bảo đảmcho công tác cán bộ đivào nền nếp,chủ động,có tầmnhìn xa,đáp ứngcảnhiệmvụ trước mắtvà lâu dài củatừng địa phương, cơ quan,đơnvị.

Muốn có đội ngũ CBQL cấp tỉnh đáp ứng được yêu cầu thì công tác quy hoạch phải đi trước và thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ.

Trong đó, khâu đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch là quan trọng nhất. Nội dung đánh giá gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn, uy tín, sức khỏe, chiều hướng và triển vọng phát triển.

Để công tác quy hoạch CBQL cấp tỉnh sát với thực tiễn và có tính khả thi, phải căn cứ vào nhiệm vụchính trị của tỉnh, của các sở, ban,ngành để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch; tổ chức bộ máy hiện có và dự báo mô hình tổ chức trong thời gian tới để xác định số lượng cán bộ từ nguồn bên trong, bên ngoài; nắm chắc đội ngũcán bộhiện có.Đồng thời, xây dựngkế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,luân chuyển,bố trí, sử dụng cán bộtheo quy hoạch.

Quy hoạchCBQL cấp tỉnhphải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch của cấp ủy đảng,lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các sở, ban, ngành với nhau. Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”: Một chức danh có thể quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một sốchức danh; quy hoạch phải luôn đượcrà soát, bổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

sung, điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng

Cán bộ quy hoạch là những người có triển vọng đảm nhận chức danh trong quy hoạch, do vậy, ở thời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch.

1.1.4.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh Đào tạo, bồi dưỡng là nhằmtrang bị những kiến thức cần thiết cho cán bộvà chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Trước hết là kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý; cập nhật kiến thức mới. Đồng thời,đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ nhằm bảo đảm cho cán bộ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo từng ngạch, bậc, chức danh.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh là một khâu trong công tác cán bộ, là nội dung vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thường xuyên và lâu dài, nhằm bảo đảm cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, góp phần nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT - XH củatỉnh. Đồng thời, giúpcho đội ngũCBQL cấp tỉnh có khả năng thích ứng với những yêu cầu mới, khó khăn và thách thứccủathực tiễn đặt ra.

Nội dung quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải xác định đúng nhu cầu, đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với từng đối tượng, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý thực tiễn, không chạy theo bằng cấp. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng có thể khái quát theo 03 nhóm kiến thức sau đây: Nhóm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu và liên quan đến ngành, lĩnh vực mà CBQL cấp tỉnh đang đảm nhiệm; nhóm kiến thức về lý luận chính trị để nâng cao nhận thức chính trị và hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhóm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

kiến thức về quản lý nhà nước, gồm lý luận chung về quản lý nhà nước và quản lý ngành, lĩnh vựcmà CBQL cấp tỉnh đang đảm nhiệm.

1.1.4.3. Về công tácbố trí,bổ nhiệm đội ngũcán bộ quản lý cấp tỉnh

Là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, hợp lý. Bố trí đúng người, đúng việc sẽ phát huyđược năng lực, sở trường cán bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải hiểu biết cán bộ để phân công công việc cho phù hợp;

phải khéo dùng cán bộ; phải có gan cất nhắc cán bộ; phải thương yêu cán bộ; phải khéo phê bình cán bộ. Người nói rõ: “Cách đối với cán bộ là một điều trọng yếu trong sự tổ chức công việc. Cách đối với cán bộ có khéo, có đúngthì mới thực hiện được nguyên tắc: “Vấn đề cán bộ quyết định mọi việc”[7, 324]”.

Bố trí, bổ nhiệm đúng sẽtạo điều kiện bổ sung những mặt mạnh, khắc phục mặt yếucủa cá nhân, tập thể. Khi bố trí cán bộ, phải làm cho họ có nhận thức đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ công tác của mình, có định hướng công tác lâu dài để có điều kiện nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm quản lý.

Sau khi bố trí cán bộ phải thường xuyên theo dõi và kịp thời phát hiện những chỗ mạnh, chỗ yếu, bố trí không phù hợp để uốn nắn, sắp xếp lại. Đồng thời,kiên quyết thay thế những cán bộ hạn chế về năng lực, trách nhiệm, trì trệ trong công việc.

Việc bố trí, bổ nhiệmCBQL cấp tỉnh cần thựchiện theomột sốnguyên tắc sau:

Bố trí, bổ nhiệm phải bảo đảm tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, ngành nghề được đào tạo.Như vậy, khi bố trí, sử dụng phải xét đến yếu tố khách quan là tiêu chuẩn, yếu tố chủ quan là phẩm chất, năng lực, nguyện vọng, cá tính của cán bộ.Bổ nhiệm, cất nhắc phải đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, nếu không có thể dẫn đến thừa hoặc thiếu cán bộ, gây lãng phí hoặc khó khăn trong công tác cán bộ, công việctrì trệ, kém hiệu quả,nănglực cán bộ không được phát huy.

Phải biết trọng dụng người tài, không phân biệt đối xử đối với người có tài dù họ ở trong hay ngoài Đảng.Ai là người có đức, có tài, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể cao, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân đều phải được trọng dụng và sử dụng phù hợp.Chú ý kết hợp hài hòa giữa đóng góp của cán bộ với chính sách tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

lương và các chế độ đãi ngộ khác. Thực hiện chế độ thưởng, phạt rõ ràng, công bằng, kịp thời, phải căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ.

1.1.4.4. Về công tác đánh giá cán bộ quản lý cấp tỉnh

Đánh giá cán bộ là công việc thuộc về trách nhiệm của tập thể có thẩm quyền đánh giá và bản thân cán bộ tự đánh giá. Kết quả đánh giá là cơ sở để bố trí, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ; là căn cứ giúp cán bộ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm để tiếp tục hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, song, đây cũng là một công việc rất khó khăn, rất phức tạp vì nó liên quan đến con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Do đó, đánh giá cán bộ đòi hỏi phải xuất phát từ bản thân của người cán bộ, không được xuất phát từ ý chí chủ quan của người xem xét. Phải xem xét cán bộ trong cả quá trình làm việc, thấy được mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ để phát huy mặt mạnh, đẩy lùi mặt yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ [7, 318]”.

Đánh giá cán bộ phải đúng quy định của Đảng, Nhà nước; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch, kết luận theo đa số; đúng thẩm quyền, trách nhiệm. Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu. Xem xét, đánh giá cán bộ khách quan, công tâm sẽ khiến cho họ đem hết tài năng, nhiệt huyết phục vụ công việc.

1.1.4.5. Về chế độ, chính sách điều kiện môi trường làm việc đối với đội ngũcán bộ quản lý cấp tỉnh

Chế độ, chính sách và điều kiện môi trường làm việc đối với cán bộlà công cụ cực kỳ quan trọng, thiết yếu, là động lực đểphát huy khả năngsáng tạo,tính tích cực,nhiệt tình, trách nhiệmcủa cán bộ, tạo đi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải đã đạt được những thành tựu nhất định và những thành công về sản xuất kinh doanh cùng với những đổi mới về

Nhờ những ưu điểm cơ bản như đã phân tích ở trên, năng lực thực thi công vụ của CB, CC phường, xã thành phố Quảng Ngãi đã có sự chuyển biến khá rõ rệt, cụ thể là tinh

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của ngời đứng đầu cấp ủy đảng, cơ quan trong việc đánh giá công chức về phẩm chất, năng lực, sở trường và bản lĩnh của

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liên quan

Hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, có vai trò

Dựa trên các kết quả nghiện cứu, ta có thể răng phần lớn người lao động đồng ý với chính sách tạo động lực của công ty, kết quả nghiệm cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy