• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ quản lý cấp tỉnh

Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

3.2. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh

3.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ quản lý cấp tỉnh

- Công tác quy hoạch cán bộ phải đặt dưới sự lãnhđạo tập trung, thống nhất của các cấp ủy đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán

Trường Đại học Kinh tế Huế

bộ, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ; đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu; mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa,đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Khắc phục có hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm về công tác quy hoạch cán bộ trong thời gian qua, đó là quy hoạch thiếu tínhtổng thể, liên thông, còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm “động” và “mở”… Quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Tăng cường quy hoạch CBQL cấp tỉnh là cán bộ trẻ, nữ, cánbộ khoa học có triển vọng.

- Gắnquy hoạch với công tác đánh giá, đào tạovà bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn chức danh, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, thực hiện chính sách cán bộ.

Quy hoạch phải mang tính khoa học và thực tiễn, trên cơ sở làm tốt việc rà soát, nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và dự nguồn; dự báo được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tạo động lực phấn đấu vươn lên của cán bộ. Quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn và quản lý giỏi, chuyên gia đầu ngành ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”, mỗi chức danh chỉ quy hoạch 02 - 03 người và một người có thể quy hoạch từ 2 - 3 chức danh; không khép kín. Quy hoạch cán bộ phải đồng bộ từ trên xuống dưới; lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên; quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới.

- Nhận thức đúng mối quan hệ giữa công tác quy hoạch với bố trí nhân sự.

Bố trínhân sự phải dựa trên quy hoạch. Bố trí nhân sự là lựa chọn cánbộ trong quy hoạch để bổ nhiệm đảm đương ngay được vị trí quản lý khi có nhu cầu. Quy hoạch cán bộlà tạo nguồn để chủ động chuẩn bịcán bộcho việc bổ nhiệm,bố trí nhân sự.

- Xây dựng cơ cấu đội ngũCBQL cấp tỉnhtheo 03 độ tuổi, dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm nhằm tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá trong đội ngũ CBQL cấp tỉnh; nếu chưa bảo đảm chỉ tiêu cơ cấu thì phải để trống rồi bổ sung sau;

gắn việc thực hiện chỉ tiêu với trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu.Việc lựa

Trường Đại học Kinh tế Huế

chọn cán bộ đưa vào quy hoạchphảithận trọng, kỹ lưỡng, dân chủ, công khai, minh bạch;là những ngườicóđủphẩm chất,năng lựcvà uy tín cũng như các nhân tố mới có nhiều triển vọng phát triển; chú ý quy hoạch cán bộ trẻ, nữ để có cơ cấu hợp lý và dự nguồn cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, các độ tuổi phân bố theo cơ cấu: Dưới 40 tuổi, không dưới 15%; từ 40 - 50 tuổi, khoảng 55 - 65% và trên 50 tuổi, khoảng20 - 30% là phù hợp. Tuy nhiên, không nên cứng nhắc trong cơ cấu độ tuổi mà phải căn cứ thêmvào đặc điểm, tình hình cụ thể của tỉnh, mỗi chức danh, mỗi giai đoạn khác nhau để xác định cơ cấu cho phù hợp.

- Khai thác hợp lý nguồn cán bộ trẻ trong công tác quy hoạch. Cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản ngày càng nhiều, nhưng không thể đưa hết vào dự nguồn các chức danh. Do đó, cần tiếp tục đưa vào quy hoạch trong các đợt rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm. Mạnh dạn giới thiệu cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có chuyên môn phù hợp, phẩm chất và năng lựcchỉ đạo thực tiễntốt, làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả, có triển vọng phát triển vào nguồn quy hoạch CBQL cấp tỉnh để thay thế kịp thời khi cần thiết, tạo được bước đột phá trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ.

- Phải đặc biệt quan tâm đến cán bộ nữ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của đội ngũ cán bộ nữ, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ nữ trong đội ngũ CBQL cấp tỉnh hiện nay. Coi công tác cán bộ nữ là vấn đề quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bổ nhiệm, bố trí, sử dụng; đặc biệt quan tâm đến nội dung thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển.

Thực hiện nghiêm túc chủ trương: Các cơ quan có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ; phấn đấu cán bộ nữ tham gia cấp ủy tỉnh đạt từ 25% trở lên. Tăng tỷ lệ quy hoạch cán bộ nữ để đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch.

- Quy trình quy hoạch phải bảo đảm mở rộng dân chủ, khách quan trong việc phát hiện nguồn, cósự tham gia của cán bộ, đảng viên, nhân dân, mặt trận, các đoàn thể trong việc nhận xét, đánh giá và giới thiệu cán bộ. Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; lấy kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ thường xuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

và định kỳ làm cơ sở để lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; bảo đảm quyền tập trung của tập thể cấp uỷ đảng, lãnh đạo cơ quan trong việc quy hoạch cán bộ.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, bảo đảm thực chất, khả thi.

Định kỳhàngnăm đánh giá, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển; bổ sung nhân tố mới có triển vọng.Trên cơ sở quy hoạch, lãnh đạo cơ quan phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ trong quy hoạch; cấp có thẩm quyền khi phê duyệt hoặc xác nhận quy hoạch phải đồng thời phê duyệt, xác nhận kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch; không phê duyệt, xác nhận quy hoạch khi chưa bảo đảm cơ cấu03 độ tuổi, chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị.

3.2.4.Đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng