• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng

Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

2.2. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng

2.2.3. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng

thông thạo ngoại ngữ, kinh tế đối ngoại, pháp luật; cán bộ khoa học, kỹ thuật có trìnhđộ cao, nhất là thiếu cán bộ là chuyên gia đầu ngành có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc tôn giáo.

2.2.3. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở

người, chiếm 19,2%. Về trình độ đại học có 125 người, chiếm 52,1%; thạc sỹ có 115 người,chiếm 47,9%. Về lý luận chính trị cao cấp, cử nhân có 228 người, chiếm 95%; trung cấp có 12 người, chiếm 5%.

Bảng 2.8: Kết quả quy hoạch đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, giaiđoạn 2015- 2020

T

T Chỉ tiêu

Tổng số Giám đốc Phó Giám đốc

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

1 Số đơn vị quy hoạch 20

2 Số người quy hoạch 240 60 25 180 75

Trong đó:

1 Nữ 36 15 7 11,66 29 16,1

2 Độ tuổi

- Dưới 40 tuổi 91 37,9 8 13,3 83 46,1

- Từ 41 đến 50 tuổi 103 42,9 25 41,7 78 43,3

- Từ 51 đến 55 tuổi 46 19,2 27 45 19 10,6

3 Chuyên môn

- Thạc sỹ 115 47,9 38 63,3 77 42,8

- Đại học 125 52,1 22 36,7 103 57,2

4 Lý luận chính trị

- Cao cấp, cử nhân 228 95 60 100 168 93,3

- Trung cấp 12 5 0 0 12 6,7

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình Nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã quy hoạch vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 89 đồng chí; trong đó, nữ có 14 đồng chí (chiếm 15,7%), dưới 40 tuổi có 10 đồng chí (chiếm 11,2%); trìnhđộ chuyên môn đại học và sau đại học có 89 đồng chí (sau đại học có 58 đồng chí, chiếm 65,2%); trìnhđộ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có

Trường Đại học Kinh tế Huế

88 đồng chí (chiếm 98,9%) [19, 1]. Trong đó, CBQL cấp tỉnh có 20 đồng chí, chiếm 22,5%, bao gồm, nữ có 03 đồng chí, từ 40- 50 tuổi có 14 đồng chí, trên 50 tuổi có 06 đồng chí; trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 20 đồng chí (sau đại học có 12 đồng chí); trìnhđộ lý luận chính trị cao cấp có 20 đồng chí.

Nhiệm kỳ 2015- 2020, đã quy hoạch cán bộ lãnhđạo, quản lý cấp sở là 453 đồng chí; trong đó, nữ có 84 đồng chí (chiếm 18,5%), dưới 40 tuổi có 72 đồng chí (chiếm 15,9%), trên 50 tuổi có 93 đồng chí (chiếm 20,5%); trình độ đại học và sau đại học có 453 đồng chí (sau đại học có 272 đồng chí, chiếm 60%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 394 đồng chí (chiếm 87%) [15, 11].

Tuy nhiên, việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ hàng năm chưa chủ động;

quy trình các bước xây dựng quy hoạch có nơi chưa bảo đảm khách quan, dân chủ;

chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều, chưa có tầm nhìn xa; cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, ít cán bộ trẻ, nữ; trìnhđộ, ngành nghề đào tạo của cán bộmột số nơi chưa phù hợp; chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí cán bộ.

Vẫn còn tình trạng khép kín,bị động trong công tác quy hoạch ở một sốsở, ngành.

2.2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan đã quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hàng năm, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ cán bộ trong toàn tỉnh; đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp và cán bộ nữ, trẻ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh đã cơ bản xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính; thực hiện nghiêm việc xét chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường, học viện. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý sau đào tạo, bồi dưỡng, nhận thức chính trị vững vàng hơn, am hiểu sâu rộng hơn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý được nâng lên rõ rệt, phát huy được vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành cơ quan, góp phần tích cực vào việc xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh. Đối với bộ phận cán bộ, công chức trong quy hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

được cử đi đào tạo,sau khi được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan cấp tỉnh đã phát huy tốt chức trách của mình trên cương vị mới.

Bảng 2.9: Số lượng CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bìnhđược cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm

Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu Tổng số 2013 2014 2015 2016 2017

1 Sau đại học 127 15 17 34 29 32

1 Thạc sỹ 119 15 17 29 26 32

2 Tiến sỹ 8 0 0 5 3 0

2 Cao cấp chính trị 89 19 14 18 16 22

3 Chuyên viên chính 144 25 20 37 33 29

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình

Công tác đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh trong những năm qua tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng. Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phối hợp với Học viện Chính trị khu vực III Đà Nẵng mở các lớp cao cấp chính trị không tập trung tại Trường Chính trị tỉnh, đồng thờicử cán bộ đi học cao cấp chính trị tập trung tại Học viện Chính trị khu vực III Đà Nẵng. Từ năm 2013 đến 2017, đã có 532 lượt cán bộ từ cấp phó phòng có quy hoạch trưởng phòng trở lên được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị, trong đó, CBQL cấp tỉnh có 89 người,chiếm tỷ lệ16,7%.

Công tác đào tạo sau đại học đãđược quan tâm, từ năm 2013đến 2017, đã có hàng trăm lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo sau đại học trong nước, trong đó, CBQL cấp tỉnh có 127 người; 87 lượt cán bộ được cử đi đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài và bồi dưỡng ngắn hạn theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương. Qua đó đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức, thành tựu khoa học, công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến của các nước, mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết, tạo ra những đổi mới trong quản lý, điều hànhcơ quancó hiệu quả.

Từ năm 2013 đến 2017, có 213 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được cử đibồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 1 và 2;đã cử 161 lượt cán

Trường Đại học Kinh tế Huế

bộlãnh đạo, quản lý cấp tỉnh tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng có nơi chưa thựcsự gắn với yêu cầu nhiệm vụ, vị trí công tác,tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ được bồi dưỡng ở nước ngoài còn thấp. Tình trạng chạy theo số lượng, bằng cấp vẫn còn xẩy ra, được đào tạo đầy đủ về bằng cấp nhưng tư duy chậm đổi mới, chất lượng, hiệu quả công tác thấp. Một số cán bộ lãnhđạo, quản lý chưa dành thời gian thích đáng cho học tập, có tư tưởng ngại học tập, tự thỏa mãn với trìnhđộ chuyên môn và kinh nghiệm của mình, nhất là những cán bộ lớn tuổi.

2.2.3.3. Công tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệmcán bộ

Công tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ cấp tỉnh bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, hướng dẫn của Trung ương, trong đó, đã coi trọng việc lấy phiếu tín nhiệm để bố trí, bổ nhiệm theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Cán bộ được bổ nhiệmbảo đảm tiêu chuẩn, gắn với quy hoạch; hầu hết đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trên cương vị được giao. Đã thay thế, không bổ nhiệm lại cán bộvi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ; xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh cán bộ có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong công tác lãnh đạo, quản lý. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Năm 2013, tỉnh đã thíđiểmthi tuyểnchức danh Giám đốc Sở Y tếbằng hình thức báo cáo chương trình hành động trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xem xét, quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín. Đây là điểm mới trong cách lựa chọn cán bộ nhằm từng bước tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch trong việc bổ nhiệm cán bộ, phát hiện và lựa chọn được những người giỏi,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Từ năm 2013đến 2017, đã bổ nhiệm303 cán bộlãnh đạo, quản lý của các cơ quan cấp sở [18, 19-20]. Trong đó, đội ngũ CBQL cấp tỉnh có 66 người, chiếm 21,8%, gồm: Giám đốc có 16 người, phó giám đốc có 50 người, nữ có 05 người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong bổ nhiệm cán bộ, đã chú trọng đến cán bộ trẻ, nữ, cán bộ khoa học, kỹ thuật trong quy hoạch, có triển vọng phát triển.

Bảng 2.10: Kết quả bổ nhiệm CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình hàng năm

Đơn vị tính: người

T

T Chỉ tiêu Tổng số

Giám đốc sở và tương đương

Phó Giám đốc sở và tương đương

Nam N

1 Năm 2013 18 5 11 2

2 Năm 2014 4 0 3 1

3 Năm 2015 8 1 7 0

4 Năm 2016 28 10 17 1

5 Năm 2017 8 0 7 1

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình Tuy nhiên, công tác bố trí, bổ nhiệm cán bộ có trường hợp còn chậm.Một số nơi có biểu hiện chưa thực sự khách quan, dân chủ trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ, nên một số cán bộ sau khi được bổ nhiệm không phát huy được năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc đạt thấp. Việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ trẻ, nữ chưa nhiều.

Nhiều cán bộ năng lực, trách nhiệm yếu, làm việc cầm chừng nhưng chậmthay thế.

Việc triển khai thi tuyển mới thí điểm bước đầu, chưa được nhân rộng và nền nếp.

2.2.3.4.Công tác đánh giá cán bộ

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc hàng năm và khi kết thúc nhiệm kỳ;

trước khi xây dựng, bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, luân chuyển cán bộ; đã từng bước khắc phục bệnh thành tích trong đánh giá cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Trên cơ sở đánh giá của cơ quan, căn cứ quá trình theo dõi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá, phân loại đối với CBQL cấp tỉnh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Kết quả đánh giá được công bố đến các cơ quan liên quan và cán bộ được

Trường Đại học Kinh tế Huế

đánh giá. Hàng năm, 100% CBQL cấp tỉnh là giám đốc,phó giám đốc sở và tương đương được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụtrở lên, trong đó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thấp nhất là 83,5% vàonăm 2017, cao nhấtlà 88,2% vào năm 2016.

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá, xếp loại giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình hàng năm

Đơn vị tính: người

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 64 67 69 75 71

2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 10 11 11 10 14

3 Hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0

4 Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình Theo thống kê của Sở Nội vụ, kết quả đánh giá CBQL cấp tỉnh là trưởng phòng, phó trưởng phòng trong các cơ quan thuộc UBND tỉnh, năm 2013, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 39,14%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 60,86%.

Năm 2014, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 40,1%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 59,9%. Năm 2015, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 43,34%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 56,66%. Năm 2016, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 46,5%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 53,5%. Năm 2017, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 48,81%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 51,19%.

Tỉnh đã có cách làm sáng tạo trong công tác đánh giá cán bộ,năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy địnhsố01-QĐ/TU về “Trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” để thực hiện mục tiêu tạo chuyển biến tích cực, đổi mới trong công tác cán bộ và chủ trương kiên quyết sắp xếp, thay thế cán bộ làm việc kém hiệu quả, yếu về năng lực, trách nhiệm.

Quy định ban hànhđược Trung ương, các tỉnh bạn đánh giá cao.Sự ra đời của Quy định nhằm xiết chặt kỷ luật, kỷ cương và ràng buộc trách nhiệm về chính trị, pháp lý của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm

Trường Đại học Kinh tế Huế

vụ đượcgiao, làm cơ sở xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực và trách nhiệm.Đến nay,đã tạo được những chuyển biến rõ nét.

Quy định đã quy định rõ việc xử lý người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu,như sau: Có biểu hiện cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, để người thân làm những việc ảnh hưởng đến cá nhân thì điều chuyển, bố trí công tác khác. Suy thoái về tư tưởng chính trị, vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm Điều lệ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật nhưng chưa đến mức cách chức, thì từ chức, miễn nhiệm hoặc tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác. Trong năm không hoàn thành nhiệm vụhoặc để cấp dưới nhũng nhiễuthì khuyến khích từ chức hoặc miễn nhiệm chức vụ. Không đủ sức đảm trách được nhiệm vụ được giao thì viết đơn xin từ chức, nếu không xin từ chức thìBan Thường vụ Tỉnh ủysẽ kiên quyết điều chuyển công tác. Có từ 1/3 số phiếu trở lên của hội nghị cán bộ cốt cán đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ thì tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác. Trong năm không thực hiện đúng cam kết với Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác.

Ngay sau khi Quy định được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ký cam kết. Sau đó, Ban Thường vụ cấp huyện tổ chức ký cam kết cho đội ngũ cán bộ diện cấp mình quản lý. Các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh tổ chức ký cam kết cho đội ngũ cán bộ cấp trưởng, cấp phó các phòng thuộc cơ quan mình. Trong quá trình thực hiện Quy định, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực cấp ủy cấp huyện đều tổ chức cho cán bộ ký cam kết về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao khi được bổ nhiệm.

Về xử lý cán bộ vi phạm Quy định:Đã cho 01 đồng chí thôi giữ chức vụPhó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; kỷ luật khiển trách Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Cục trưởngvà 01 Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xăng dầu; điều chuyển, bố trí công tác khác 02 đồng chí Chủ tịch UBND huyện; bố trí công tác khác 01 trưởng phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; miễn nhiệm chức vụ 01 Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐNDxã; cách chức 01 Chủ tịch UBND xã; cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi

Trường Đại học Kinh tế Huế

hành kỷ luật 429 cán bộ, đảng viên vi phạm các nội dung cam kết theo quy định;

các địa phương cũng đã xử lý, chuyển đổi vị trí công tác 10 cán bộ[16, 7].

Tuy nhiên, công tác đánh giá cán bộ ở một số cấp ủy, cơ quan còn hình thức, chung chung, thiếu khách quan, vẫn là khâu yếu; trách nhiệm của người đứng đầu chưa phát huy đầy đủ, các thành viên tham gia còn nể nang, né tránh; việc đổi mới phương pháp đánh giá, quy trình đánh giá cán bộ còn chậm. Chưa chú ý nắm bắt, lắng nghe dư luận, chưa thực sự lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu nên chưa phản ánh đúngthực chất cán bộ, công chức, dẫn đến việc bố trí cán bộ không đúng năng lực, sở trường, không phát huy được trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; có trường hợp cán bộ năng lực hạn chế, trì trệ, nói không đi đôi với làm, không va chạm nên được tỷlệ ủng hộ cao, phiếu cao, ngược lại những trường hợp chính trực, thẳng thắn thì không được đánh giá cao. Đánh giá còn nặng về ưu điểm nên tỷ lệ cán bộ hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao nhưng chất lượng, hiệu quả công tác chưa đáp ứng yêu cầu.

2.2.3.5. Công tác xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ

Tỉnh đã quan tâm xây dựng, ban hành một số quy chế, quy định nhằm thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, như: Chính sách đối với cán bộ thu hút, cán bộ luân chuyển, nhàở công vụ, khen thưởng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chế độ ốm đau, từ trần, trợ cấp khó khăn đột xuất đối với cán bộ và thân nhân của cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và các chế độ, chính sách khác theo quy định.

Về hỗ trợ cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các học viện, ngoài tiền lương hoặc sinh hoạt phí, được trợ cấp 290 nghìn đồng/tháng đối với nam, nữ là 340 nghìn đồng khi học trên 03 tháng [21, 2]. Học tập trung tại Trường Chính trị tỉnh từ 30 ngày trở lên được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp (nếu có) và được hưởng trợ cấp hàng tháng: Nam là 100%, nữ là 120% mức lương tối thiểu; nam là 120%, nữ là 150% lương tối thiểu đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc đang công tác ở nơi có phụ cấp khu vực 25% và ở nơi có phụ cấp khu vực 35% thì nam là 150%, nữ là 180% [24, 3]. Về hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài, thạc sĩ là 150 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế