• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình

Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

2.2. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng

2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình

phòng, phó trưởng phòng, dưới 40 tuổi có 310 người, chiếm 63,4%; từ 41 - 50 tuổi có 160 người, chiếm 32,7%; trên 50 tuổi có 19 người, chiếm 3,9%. Năm 2017, độ tuổi dưới 40 tuổi tăng 89 người, tăng 39,9% so với năm 2013; từ 41 - 50 tuổi giảm 28 người, giảm 12,4% so với năm 2013; trên 50 tuổi giảm 5 người, giảm 7,2% so với năm 2013. Điều đó cho thấy, cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng cơ bản hợp lý, hầu hết còn trẻ; vừa bảo đảm tính cơ cấu 03 độ tuổi, vừa đảm bảo được yêu cầu công việc và có tính kế thừa; phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay là trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

Về cơ cấu theo dân tộc, tôn giáo: 100% đội ngũ CBQL cấp tỉnh là người kinh và không theo tôn giáo nào.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Bình

cho rằng đội ngũ CBQL cấp tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực; 100% ý kiến cho rằng đội ngũ CBQL cấp tỉnh có lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, chuẩn mực; 95% ý kiến cho rằng đội ngũ CBQL cấp tỉnh có thái độ, tinh thần phục vụ tốt.

Qua đó cho thấy, hầu hết các ý kiến khảo sát đều đánh giá tốt về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,ý thức kỷ luậtcủa đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

Bảng 2.3: Đánh giá của các đối tượng điều tra về phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBQL cấp tỉnh ởtỉnh Quảng Bình

T

T Nội dung

Tổng số ý kiến

Ý kiến đánh giá Rất hài

lòng Hài lòng Không hài lòng

Rất không hài lòng

SL % SL % SL % SL %

1 Tư tưởng chính trị tốt 120 40 33,3 80 66,7 0 0 0 0

2 Phẩm chất đạo đức

tốt, mẫu mực 120 40 33,3 80 66,7 0 0 0 0

3 Ý thức tổ chức kỷ

luật tốt 120 40 33,3 80 66,7 0 0 0 0

4

Lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, chuẩn mực

120 40 33,3 80 66,7 0 0 0 0

5 Thái độ, tinh thần

phục vụ tốt 120 40 33,3 74 61,7 6 5 0 0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra Tuy nhiên, vẫn còn có 5% ý kiến không hài lòng về thái độ, tinh thần phục vụ của đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Mặc dù ý kiến không hài lòng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cho thấy vẫn còn có một số CBQL cấp tỉnh có biểu hiện chưa chuẩn mực, thái độ và tinh thần phục vụ chưa thực sự thể hiện tính chủ động, sáng tạo, có mặt còn mang tính chất hành chính hóa, có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới và kỳ vọng của người dân.

* Về năng lựcchuyên môn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trìnhđộ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của ngườiCBQL cấp tỉnh. CBQL cấp tỉnh phải có một nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, thực sự am hiểu lĩnh vực mình phụ trách, công tác thì giải quyết công việc mới thực sự có hiệu quả, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao.

Bảng 2.4: Trìnhđộ chuyên môn của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình

T

T Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2017 So sánh

2017 - 2013 Số lượng

(người)

Tỷlệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%) Người Tỷ lệ

%

1

Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở và tương đương

74 100 85 100 11 114,9

1 Tiến sỹ 2 2,7 2 2,4 0 0

2 Thạc sỹ 29 39,2 45 52,9 16 155,2

3 Đại học 43 58,1 38 44,7 -5 88,4

2 Trưởng phòng,

Phó trưởng phòng 444 100 489 100 45 110,1

1 Tiến sỹ 0 0 2 0,41 2 200

2 Thạc sỹ 125 28,15 181 37,01 56 144,8

3 Đại học 319 71,85 306 62,58 -13 95,92

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình Bảng 2.4 cho thấy, năm 2013, số lượng CBQL cấp tỉnh là giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương có 31 người được đào tạo sau đại học, chiếm 41,9%.

Đến năm 2017, có 47 người, chiếm 55,3%, tăng 51,6% so với năm 2013, trong đó, có 02 tiến sỹ công tác trong các lĩnh vực khoa học- công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay, đa số giám đốc các sở có trình độ sau đại học, trong đó:

Tiến sỹ có 01 người, chiếm 1,2%, công tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ;

thạc sỹ có 12 người, chiếm 14,1%, công tác trong các lĩnh vực công thương, du lịch,

Trường Đại học Kinh tế Huế

kế hoạch, nội vụ, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, thông tin, văn hóa, xây dựng, y tế, thanh tra. Đội ngũ phó giám đốc sở có trìnhđộ sau đại học là 34 người, chiếm 40%, công tác trong 20 cơ quan thuộc UBND tỉnh, trong đó: Tiến sỹ có 01 người, công táctrong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Số lượng CBQL cấp tỉnh là trưởng phòng, phó trưởng phòng, năm 2013 có 125 người được đào tạo sau đại học, chiếm 28,15%. Đến năm 2017 có 183 người, chiếm 37,42%, tăng 46,4% so với năm 2013, công tác trong 20 cơ quan thuộc UBND tỉnh, trong đó, có 02 tiến sỹ công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng.

Trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước: Để có một nền tảng năng lực vững vàng, trước hết phải có trìnhđộ chuyên môn được đào tạo căn bản, đồng thời, cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Bởi vì, lý luận chính trị là kiến thức mang tính chất định hướng; kiến thức quản lý nhà nước là công cụ để người CBQL cấp tỉnh thực thi tốt nhiệm vụ của mình trong thực tiễn.

Bảng 2.5: Trìnhđộ lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình

T

T Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2017 So sánh

2017 - 2013 Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%) Người Tỷ lệ

%

1

Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở và tương đương

74 100 85 100 11 114,9

1 Cử nhân, cao cấp 72 97,3 85 100 13 118

2 Quản lý nhà nước 74 100 85 100 11 114,9

2 Trưởng phòng,

Phó Trưởng phòng 444 100 489 100 45 110,1

1 Cử nhân, cao cấp 259 58,3 337 68,9 78 130,1

2 Quản lý nhà nước 372 83,8 451 92,2 79 121,2

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5 cho thấy, trìnhđộ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của đội ngũ CBQL cấp tỉnh đã được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng. Các năm gần đây, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL cấp tỉnh tăng qua hàng năm. Qua đó, đã giúp họ có nhiều thuận lợi trong việc nhận thức về chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 100% đội ngũ CBQL cấp tỉnh là giám đốc,phó giám đốc sở và tương đương đã quađào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân, trình độ quản lý nhà nước từ trình độ chuyên viên chính trở lên. Năm 2013, đội ngũ giám đốc,phó giám đốc sở và tương đương đã qua đào tạo lý luận chính trị đạt 97,3%, đến năm 2017 đãđạt 100%. Hầu hết đội ngũ giám đốc sở và tương đương đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước chuyên viên cao cấp.

Năm 2013, trong tổng số 444 CBQL cấp tỉnh là trưởng phòng, phó trưởng phòng, có 259 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp, chiếm 58,3%; 372 người đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước từ trình độ chuyên viên trở lên. Năm 2017, trong tổng số 489 CBQL cấp tỉnh là trưởng phòng, phó trưởng phòng,có 337 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp, chiếm 68,9%; có 451 người, chiếm 92,2% đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước từ trìnhđộ chuyên viên trở lên, trong đó, có 43,3%

đã qua bồi dưỡng chuyên viên chính. Số còn lại do chỉ tiêu bồi dưỡng hàng năm thấp hơn so với nhu cầu nên sẽ được tiếp tục bồi dưỡng trong các năm tiếp theo.

Kết quả điều tra về năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL cấp tỉnh theo bảng 2.6, nhìn chung các ý kiến đánh giá ở mức rất hài lòng và hài lòng đạt tỷ lệ cao. 100% ý kiến đánh giá ở mức rất hài lòng và hài lòng, cho rằng, đội ngũ CBQL cấp tỉnh có chuyên môn và được bố trí đúng chuyên môn được đào tạo. Về kỹ năng, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của CBQL cấp tỉnh với công việc đang đảm nhận, 90% ý kiến đánh giá ở mức hài lòng trở lên cho rằng có kỹ năng, kinh nghiệm tốt; 84,2% ý kiến đánh giá ở mức hài lòng trở lên cho rằng có phương pháp giải quyết công việc tốt, khoa học. Tuy nhiên, có thể thấy còn có một tỷ lệ CBQL cấp tỉnh vẫn còn có những kỹ năng chưa bảo đảm, thiếu tự tin, như kỹ năng tham mưu, phối hợp trong công tác, làm việc nhóm, tiếp nhận và xử lý thông tin, thuyết trình, tổ chức và điều hành hội nghị; phương pháp giải quyết công việc có mặt chưa tốt,

Trường Đại học Kinh tế Huế

lúng túng, bị động, thiếu kiên quyết trong xử lý các tình huống phức tạp, nhạy cảm.

Cụ thể, có 10% ý kiến không hài lòng về kỹ năng, kinh nghiệm, 15,8% ý kiến không hài lòng về phương pháp giải quyết công việc của CBQL cấp tỉnh.

Bảng 2.6: Đánh giá của các đối tượng điều tra về năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình

T

T Nội dung

Tổng số ý kiến

Ý kiến đánh giá Rất hài

lòng Hài lòng Không hài lòng

Rất không hài lòng

SL % SL % SL % SL %

1

Được đào tạo bảo đảm chuyên môn, có chuyên môn tốt

120 40 33,3 80 66,7 0 0 0 0

2 Bố trí đúng chuyên

môn được đào tạo 120 40 33,3 80 66,7 0 0 0 0

3 Có kỹ năng, kinh

nghiệm tốt 120 40 33,3 68 56,7 12 10 0 0

4

Có phương pháp giải quyết công việc tốt, khoa học

120 40 33,3 61 50,9 19 15,8 0 0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra

* Về năng lực lãnhđạo, quản lý

Năng lực lãnh đạo, quản lý của người CBQL cấp tỉnh được đánh giá thông qua hiệu quả giải quyết công việc đạt được cao hay thấp trên thực tế; trìnhđộ, năng lực trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong công tác tổ chức, điều hành. Một người CBQL cấp tỉnh thực sự có năng lực phải là người có khả năng tổ chức thực hiện công việc đạt được mục tiêu đãđề ra, với hiệu quả cao nhất. Đồng thời, người CBQL cấp tỉnh phải luôn cần, kiêm, liêm chính, chí công vô tư; năng động, sáng tạo, công tâm, chính trực, thạo việc và có trách nhiệm với công việc;

không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh chống quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; luôn đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, nhân dân trên lợi ích cá nhân; gắn bó mật thiết với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, được cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng, tín nhiệmcao.

Bảng 2.7: Đánh giá của các đối tượng điều tra về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm đối với công việc và kết quả giải quyết công việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình

T

T Nội dung

Tổng số ý kiến

Ý kiến đánh giá Rất hài

lòng Hài lòng Không hài lòng

Rất không hài lòng

SL % SL % SL % SL %

1

Có thái độ làm việc nhiệt huyết, trách nhiệm cao, chuẩn mực

120 40 33,3 70 58,4 10 8,3 0 0

2

Có thái độ làm việc thân thiện, dễ gần, trong sáng, linh hoạt

120 40 33,3 67 55,9 13 10,8 0 0

3

Có hướng dẫn cụ thể đối với doanh nghiệp, người dân

120 40 33,3 69 57,5 11 9,2 0 0

4

Thái độ công tác đối với đồng nghiệp tốt, trung tâm đoàn kết, gương mẫu

120 40 33,3 76 63,4 4 3,3 0 0

5 Kết quả giải quyết

công việchiệu quả 120 40 33,3 66 55 14 11,7 0 0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7 cho thấy, có 33,3% ý kiến rất hài lòng, 58,4% ý kiến hài lòng về thái độ làm việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh có nhiệt huyết, trách nhiệm cao, chuẩn mực; 33,3% ý kiến rất hài lòng, 55,9% ý kiến hài lòng về thái độ làm việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh thân thiện, dễ gần, trong sáng, linh hoạt; 33,3% ý kiến rất hài lòng, 57,5% ý kiến hài lòng về đội ngũ CBQL cấp tỉnh có hướng dẫn cụ thể đối với doanh nghiệp, người dân; 33,3% ý kiến rất hài lòng, 63,4% ý kiến hài lòng về thái độ công tác của đội ngũ CBQL cấp tỉnh, là trung tâm đoàn kết, gương mẫu; 33,3% ý kiến rất hài lòng, 55% ý kiến hài lòng về kết quả giải quyết công việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh là cơ bản nhanh, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH của tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.Tuy nhiên, ý kiến điều tra không hài lòng về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm với công việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh còn khá cao, cao nhất là 10,8% và thấp nhất là 3,3%; 11,7% ý kiến đánh giá không hài lòng về kết quả giải quyết công việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

Từnhững sựphân tích trên cho thấy, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

năng lực chuyên môn; năng lực lãnh đạo, quản lý; tinh thần, thái độ phục vụ, trách nhiệm với công việc và kết quả giải quyết công việc của đội ngũ CBQL cấp tỉnh được đánh giá khá cao, nhưng vẫn còn có ý kiến không hài lòng về đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Điều đó cho thấy, năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ CBQL cấp tỉnh có mặt còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước.CBQL ở một số sở có thái độ làm việc chưa chuẩn mực đã dẫn đến tình trạng hiện nay có một bộ phận công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc còn trì trệ, hiệu quả thấp, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Một số CBQL chưa thực sự nêu gương tốt, khả năng quy tụ, đoàn kết công chức còn hạn chế, có trường hợp có biểu hiện độc đoán, gia trưởng. Một số CBQL có thái độ làm việc chưa thân thiện, thiếu hướng dẫn cụ thể cho người dân và doanh nghiệp đã làmảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính còn chậm và chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do đội ngũ CBQL của tỉnh vẫn còn thiếu cán bộ chuyên sâu trên một số ngành, lĩnh vực, như: Cán bộ quản lý giỏi,

Trường Đại học Kinh tế Huế

thông thạo ngoại ngữ, kinh tế đối ngoại, pháp luật; cán bộ khoa học, kỹ thuật có trìnhđộ cao, nhất là thiếu cán bộ là chuyên gia đầu ngành có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc tôn giáo.

2.2.3. Tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở