• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng và luân

Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

3.2. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh

3.2.5. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng và luân

tâm công tác phối hợp ổn định, lâu dài giữa tỉnh với các cơ sở đào tạo,các cơ quan có liên quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt.

- Có chế độ, chính sách thoả đáng trong việc thu hút, sử dụng nhân tài, nhất là những người có nhiều đóng góp xuất sắc cho tỉnh. Có chính sách sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ đãđược đào tạo có trình độ cao; nguồn cán bộ ở các cơ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Tiếp tục chấn chỉnh việc cử cán bộ đi đào tạo đại học, sau đại học không theo yêu cầu chuyên môn của vị trí công tác. Chú trọng thanh tra, xử lý tiêu cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặtcho cán bộ.CBQL cấp tỉnh phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn. Tinh thần và kết quả học tậpcủa CBQL cấp tỉnh sẽlà một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm.

3.2.5.Đổi mới, nâng cao chất lượngcông tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng

nhiệm. Nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các đối tượng có biểu hiện, hành vi chạy chức, chạy quyền; nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và danh dự của cán bộ để hình thành văn hóa không chạy chức, chạy quyền.

Bổ nhiệm lần đầu nói chung phải đủ hai nhiệm kỳ, ít nhất cũng phải trọn một nhiệm kỳ. Thực hiện quy định cán bộquản lýcấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ ở cấp dưới, trườnghợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và ký cam kết trách nhiệm thực hiệnnhiệm vụ được giao.

Việc bổ nhiệm cán bộ phải gắn với quy hoạch, phải thực sự xuất phát từ công việc và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đồng thời, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh và kết quả đánh giá, nhận xét cán bộ để bổ nhiệm cán bộ đúng năng lực, sở trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan; không xem xét bổ nhiệm khi chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Mạnh dạn bố trí, bổ nhiệm cán bộ có bản lĩnh, năng lực, đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện theo chức danh, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có “sản phẩm” cụ thể, có triển vọng phát triển vào vị trí CBQL cấp tỉnh, kể cả vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ, xóa bỏ tư tưởng bổ nhiệm tuần tự. Tránh bổ nhiệm cán bộ vào vị trí mà bản thân cán bộ đào tạo chưa đúng hoặc chưa am hiểu về lĩnh vực, ngành công tác. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền vào đội ngũCBQL cấp tỉnh.

Các cấp, các ngành và người đứng đầu phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho cán bộ trẻ, nữ; người đứng đầu có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người thay thế mình. Khẩn trương thực hiện thí điểm người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bổ nhiệm cấp phó của mình; giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về số lượng cấp phó trong các sở, ban, ngành. Đồng thời, căn cứ tình hình đội ngũ CBQL ở một số sở đa ngành, đa lĩnh vực và ở đó cán bộ cấp phó không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm khi cấp trưởng nghỉ hưu hoặc ở nơi có cán bộ cấp phó không đủ tuổi bổ nhiệm, cần có chủ trương cụ thể đối với từng cơ quan được tăng thêm chức danh cấp phó để xem xét, lựa chọn bổ nhiệm cán bộ trẻ, cán bộ nữ đã được đào tạo cơ bản, có trong quy hoạch, đủ điều kiện, tiêu chuẩn, chủ động tạo nguồn cán bộ.

Cán bộ sau khi bổ nhiệm, người nào vì việc công, lý do sức khỏe, hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức; không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút thì tùy theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chứckịp thời. Quy địnhcụ thể việc cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” được thực hiệnbình thường trong công tác cán bộ, trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ. Có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm bằng hình thức thi tuyển để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.

Thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh CBQL cấp sở, cấp phòng đối với trường hợp bổ nhiệm lần đầu để phát hiện, tuyển chọn, thu hút người có đức, có tài, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ, tạo động lực để cán bộ, nhất là cán bộ trẻ phấn đấu, rèn luyện, học tập và có cơ hội tham gia quản lý. Đối tượng tham gia dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch chức danh tuyển chọn và đang công tác tại cơ quan có nhu cầu bổ nhiệm. Đồng thời, phải mở rộng đến các đối tượng không công tác tại cơ quan có nhu cầu bổ nhiệm, nhưng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện,nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn, có chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm của chức danh có nhu cầu bổ nhiệm được quyền tham gia dự tuyển. Người dự tuyển phải xây dựng đề án thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian giữ chức danh quản lý khi trúng tuyển.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, góp phần tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho tỉnh; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen, khép kín

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong công tác cán bộ; xây dựng CBQL cấp tỉnh ngang tầm nhiệm vụ. Luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Bố trí cân đối, hài hoà giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.

Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ phải cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản, như: Nhu cầu, vị trí, hình thức, địa bàn, thời hạn luân chuyển; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển... Việc xem xét bố trí, phân công cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan gắn với trách nhiệm của cán bộ luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ.

Cần có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, như: Bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí, nhất là ở địa bàn khó khăn; bảo lưu chế độ, phụ cấp trách nhiệm nếu chức danh luân chuyển có phụ cấp trách nhiệm thấp hơn; cán bộ luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc, có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể do cấp có thẩm quyền công nhận được xem xét nâng lương trước thời hạn, ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.Ngoài ra, cần có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện luân chuyển CBQL cấp tỉnh để rèn luyện qua thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau, nhất là ở địa bàn khó khăn, lĩnh vực trọng yếu, nơi triển khai mô hình mới để thử thách, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng, năng lực quản lý toàn diện. Thực hiện nghiêm quy định về thời gian luân chuyển cán bộ ít nhất là 03 năm; thực hiện chủ trương cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một cơ quan, như thanh tra, tài chính... Cán bộ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển, có năng lực nổi trội; có đủ phẩm chất và năng lực công tác tốt, thì bố trí làm cấp phó. Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 02 nhiệm kỳ liên tục, khi luân chuyển thì bố trí làm cấp trưởng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện không lành mạnh trong luân chuyển cán bộ, như cô lập, gây khó khăn, làm giảm uy tín cán bộ hoặc lợi dụng luân chuyển để điều chuyển cán bộ trung thực, thẳng thắn, có năng lực nhưng không hợp với mìnhđi nơi khác. Ưu tiên luân chuyển một số cán bộ trẻ tuổi có triển vọng phát triển hiện công tác ở các cơ quan thuộc UBND tỉnh về giữ chức vụ chủ chốt cấp huyện để rèn luyện, giúp đội ngũ cán bộ trẻ có điều kiện trưởng thành nhanh, toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

3.2.6. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ quản lý