• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

3.2. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh

3.2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

và định kỳ làm cơ sở để lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; bảo đảm quyền tập trung của tập thể cấp uỷ đảng, lãnh đạo cơ quan trong việc quy hoạch cán bộ.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, bảo đảm thực chất, khả thi.

Định kỳhàngnăm đánh giá, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển; bổ sung nhân tố mới có triển vọng.Trên cơ sở quy hoạch, lãnh đạo cơ quan phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ trong quy hoạch; cấp có thẩm quyền khi phê duyệt hoặc xác nhận quy hoạch phải đồng thời phê duyệt, xác nhận kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch; không phê duyệt, xác nhận quy hoạch khi chưa bảo đảm cơ cấu03 độ tuổi, chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị.

3.2.4.Đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCBQL cấp tỉnh và cán bộ trong quy hoạch CBQL cấp tỉnh; tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn, không gắn với quy hoạch và theo chức danh; khắc phục căn bản tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chất lượng thấp. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực,lấy tiêu chuẩn chức danh làm căn cứ xây dựng chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, gắn lý thuyết với thực hành; bồi dưỡng kiến thức cơ bản,kỹ năng xử lý thực tiễn đối với từng chức danh, ở từng ngành, lĩnh vực công tác; tăng lượng kiến thức về tư duy và tầm nhìn chiến lược, nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất và khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo của người học, biến quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng suốt đời. Nghiên cứu thời gian đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại, công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo, bồi dưỡngtrên cơ sở phát huy những ưu điểm của phương pháp cũ; phải phát huy được tính tích cực, chủ độngcủa người học trong việc tìm tòi, nghiên cứu,cập nhật, bổ sung kiến thức.

- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập, nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhcho CBQL cấp tỉnh nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tư duy lý luận, năng lực tổng kết và chỉ đạo thực tiễn để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh trong việc thật sự coi trọng vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung học tậptiếp tục đổi mới theo hướng truyền thụ đầy đủ nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật những học thuyết đương đại, vận dụng sáng tạo, tăng cường liên hệ thực tiễn.

- Tổ chức thành nền nếp việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới hàng năm cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh, bao gồm: Những thành tựu nghiên cứu mới về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức về lý luận chính trị; những vấn đề mới trong đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về chính trị,

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân tộc, tôn giáo và công tác quần chúng; tình hình thế giới đương đại có tác động tới Việt Nam; những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với công tác quản lý; kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới về khoa học quản lý.

- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời kỳ mới. Xây dựng kế hoạch đào tạo lý luận chính trị một cách khoa học, cụ thể, đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ.Đối tượng đào tạo, bồi dưỡngvề lý luận chính trị là cán bộ quản lý các cấp, cán bộ trong quy hoạch. Thường xuyên thông tin phản hồi cho cơ sở đào tạo về chất lượng đào tạo dựa trên sự tiến bộ trong thực tế công tác của đối tượng được đào tạo.

- Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, thi cử, bảo đảm đánh giá khách quan, thực chất kết quả dạy và học, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp, tuyệt đối hóa bằng cấp của cả người dạy, người học, của cơ quan làm công tác cán bộ,cơ quan sử dụng cán bộ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quản lý chặt chẽ việc học tập, rèn luyện của cán bộ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về đối tượng, nội dung, phương pháp đào tạo và đội ngũ giảng viên.

Theo dõi, đánh giá về hiệu quả sử dụng, trưởng thành của cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng; đã vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn thực thi công vụ như thế nào, có hiệu quả hay không, mạng lại lợi ích gì cho cơ quan, cho tỉnh.

- Thường xuyên đánh giá cán bộ để kịp thờicó kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Việc chọn cử cán bộ đi học phải đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, tiêu chí chọn cử rõ ràng và được công khai, minh bạch, tránh phân bổ chỉ tiêu bình quân, hình thức.

Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập;

nâng cao ý thứctrách nhiệm, tinh thần tự giác học tập.

- Có chế độ, chính sách hỗ trợ, động viên về vật chất, kinh phí thỏa đáng trong đào tạo, bồi dưỡng để khuyến khích, thúc đẩy tinh thần cầu tiến của cán bộ.

Huy động mọi nguồn lực,tăng cường đầu tư ngân sách cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; dành ngân sách thích đáng để cử cán bộ giỏi đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ. Quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

tâm công tác phối hợp ổn định, lâu dài giữa tỉnh với các cơ sở đào tạo,các cơ quan có liên quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt.

- Có chế độ, chính sách thoả đáng trong việc thu hút, sử dụng nhân tài, nhất là những người có nhiều đóng góp xuất sắc cho tỉnh. Có chính sách sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ đãđược đào tạo có trình độ cao; nguồn cán bộ ở các cơ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Tiếp tục chấn chỉnh việc cử cán bộ đi đào tạo đại học, sau đại học không theo yêu cầu chuyên môn của vị trí công tác. Chú trọng thanh tra, xử lý tiêu cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặtcho cán bộ.CBQL cấp tỉnh phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn. Tinh thần và kết quả học tậpcủa CBQL cấp tỉnh sẽlà một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm.

3.2.5.Đổi mới, nâng cao chất lượngcông tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng