• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phương hướng và mục tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp

Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

3.1. Phương hướng và mục tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp

Một là, phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện, nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trò của toàn bộ các khâu, các công việc trong công tác cán bộ và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ,khách quan. Phải coi cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề đặc biệt quan trọng, khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng. Việc xây dựng quy hoạch, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cũng như chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL cấp tỉnh phải là công việc thường xuyên, liên tục, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả nhằm tạo ra được một đội ngũ CBQL cấp tỉnh đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Đầu tư cho đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.

Hai là, đội ngũ CBQL cấp tỉnh phải bảo đảm chất lượng, có tính kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp cán bộ đi trước, trọng dụng nhân tài. Phải kết hợp các độ tuổi, giữa đội ngũ cán bộ lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cơ bản, năng động, nhiệt tình, hăng hái trong công việc, đan xen phát huy thế mạnh từng loại cán bộ.

Ba là, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu là đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững, có tốc độ phát triển ngang bằng các tỉnh trong khu vực miền Trung. Mặt khác, quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH là môi trường thực tiễn để rèn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Không đánh giá, sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan. Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu, chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Phong trào cách mạng của quần chúng là trường học lớn của cán bộ.

Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

Năm là, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thường xuyên đổi mới công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn.Xử lý hài hoà, hợp lý mối quan hệ giữa đức và tài, trong đó đức là gốc; giữa kế thừa, đổi mới vàổn định, phát triển;

giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể. Gắn công tác cán bộ với kiện toàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cải cách chính sách tiền lương.

Sáu là, phải xuất phát từ yêu cầu của chiến lược phát triển KT- XH của tỉnh.

Những yêu cầu của chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh là cơ sở khách quan để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh. Mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh đặt ra những yêu cầu mới, chính trị và KT - XH phát triển ổn định, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát triển khoa học, công nghệ, dịch vụ, du lịch;

phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, phát triển nguồn lực con người, bảo đảm dân chủ, công bằng, ổn định xã hội. Hiệu quả của quá trình phát triển KT - XH trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh là tiêu chuẩn, thước đo và là mục tiêu hàng đầu; là tiêu chuẩn để lựa chọn các giải pháp, các phương án quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL cấp tỉnh.

Bảy là, phải bảo đảm thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, điều kiện để phát huy tính sáng tạo và bảo vệ CBQL cấp tỉnh dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm và xử lý nghiêm minh sai phạm.

Tám là, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà trước hết là người đứng đầu. Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh trong công tác cán bộ.

3.1.2. Mục tiêu

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh bảo đảm có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, gương mẫu về mọi mặt, không tham nhũng, cơhội, vụ lợi, không tham vọng quyền lực; có tưduyđổi mới, phương pháp làm việc khoa học, nhạy bén chính trị, có trìnhđộ chuyên môn đápứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dámđột phá, dám chịu trách nhiệm

Trường Đại học Kinh tế Huế

vì lợi ích chung, nói đi đôi với làm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn bó mật thiết với nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Đội ngũ CBQL cấp tỉnh phải thực sự tiêu biểu về trí tuệ, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển KT- XH của tỉnh; có tính kế thừa và phát triển, đủ sức lãnh đạo, quản lý, điều hành, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân, góp phần đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững. Cụ thểlà:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnhcủa tỉnh Quảng Bình bảo đảm có chất lượng cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có tâm, đủ tầm, đủ sức gánh vác trọng trách, nhiệm vụ nặng nề là đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững, có tốc độ phát triển ngang bằng các tỉnh trong khu vực miền Trung.

Về số lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh phải căn cứ vào cơ cấutổ chứcbộ máy và chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ máy của tỉnh. Đểbảo đảmvề mặt số lượng cần kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vớisố lượng, cơ cấu hợp lý, nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ. Đồng thời, phù hợp với đặc điểm của từng ngành vàxu hướng phát triển chung của đội ngũ cán bộcấp tỉnh;

bảo đảmcho các hoạt độngKT - XH diễn ra thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Từ 15 - 20% CBQL cấp tỉnh dưới 40 tuổi. Các cơquan có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnhđạo chủ chốt là nữ; phấn đấu cán bộ nữ tham gia cấp ủy tỉnh đạt từ 25% trở lên. Tăng tỷ lệ quy hoạch cán bộ nữ để đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch.

Về chất lượng, phải đáp ứng yêu cầu về tăng cường chất lượng đội ngũ CBQL cấp tỉnh, có phẩm chất tốt, uy tín, đủ năng lực thi hành công vụ nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn các hoạt động KT - XH của tỉnh trong thời kỳ xây dựng nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; bảo đảm cho đội ngũ CBQL cấp tỉnh không chỉ đạt chuẩn về trìnhđộ, bằng cấp, mà còn phải phù hợp về chuyên môn được đào tạo với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. Rà soát, đánh giá lại đội ngũ CBQL cấp tỉnh để bố trí phù hợp, chú ý những ngành, lĩnh vực quan trọng, trước hết làngười đứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

đầu; kịp thời và kiên quyết thay thế những cán bộ hạn chế về năng lực, trách nhiệm, trì trệ trong công việc, uy tín thấp. CBQL cấp tỉnh có từ 25- 35%đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. CBQL cấp tỉnh phải tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp (đối với cán bộ dưới 45 tuổi thì phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung); quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp. Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

- Hoàn thiện, chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh CBQL cấp tỉnh phù hợp, nhất quán với hệ thống bộ máy quản lý cấp tỉnh, sát tình hình thực tế. Xây dựng phương pháp đánh giá CBQL cấp tỉnh một cách khách quan, chính xác; đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng CBQL cấp tỉnh, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với ngành nghề đào tạo và khả năng của cán bộ nhằm phát huy tính chủ động, đổi mới, sáng tạo trong công việc. Xây dựng hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ.Mỗi chức danh chỉ quy hoạch 02 - 03 người và một người có thể quy hoạch từ 02 - 03 chức danh. Xây dựng cơ cấu đội ngũ CBQL cấp tỉnh theo 03 độ tuổi, dãn cách giữa các độ tuổi là 05 năm. Các độ tuổi phân bốtheo cơcấu: Dưới 40 tuổi, không dưới 15%; từ40 - 50 tuổi, khoảng 55 - 65% và trên 50 tuổi, khoảng 20 - 30%.

- Cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho CBQL cấp tỉnh phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc; có chính sách để tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài.

- Mở rộng dân chủ, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và nhân dân trong tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũCBQL cấp tỉnh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2. Một số giải pháp vềnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý cấp