• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
102
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN

TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. HOÀNG HỮU HÒA

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan sốliệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sửdụng đểbảo vệmột học vị nào.

Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉrõ nguồn gốc.

Huế, tháng năm 2018 Tác giluận văn

Nguyễn Thị Kim Hương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Ban giám hiệu, Phòngđào tạo Sau Đại học trường Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu trong thời gian qua.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa - Người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu đểtôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏlòng biết ơn tới tập thểLãnhđạo, công chức: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các bạn trong lớp đã động viên khuyến khích, giúp đỡ tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng năm 2018 Tác giluận văn

Nguyễn Thị Kim Hương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 CBCC Cán bộcông chức

2 C/O Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ)

3 DN Doanh nghiệp

4 GATT Hiệp định chung vềthuế quan và thương mại

5 GTT02 Chương trình quản lý giá tính thuế

6 HS Harmonized System (Hệthống hài hòa mô tảvà mã hóa

hàng hóa)

7 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan

8 NSNN Ngân sách Nhà nước

9 QLRR Quản lý rủi ro

10 TP Thành phố

11 UBND Ủy ban nhân dân

12 VCIS Vietnam Customs Intelligence Information System (Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt nam)

13 VNACCS Viet Nam Automated Cargo Clearance System (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam) 14 WCO World Customs Orgnization (Tổchức Hải quan thếgiới) 15 WTO World Trade Orgnization (Tổchức Thương mại thếgiới)

16 XNK Xuất nhập khẩu

17 TCHQ Tổng cục Hải quan

18

Trường Đại học Kinh tế Huế

BTC BộTài chính
(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...1

LỜI CẢM ƠN... ii

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT ... iii

MỤC LỤC ...iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU... vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

5. Kết cấu của luận văn...5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨUỞ CƠ QUAN HẢI QUAN ...6

1.1. Lý luận cơ bản vềquản lý thu thuếxuất nhập khẩuở cơ quan Hải quan ...6

1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của thuếxuất nhập khẩu...6

1.1.2. Quản lý thu thuếxuất nhập khẩu ...11

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuếXNKở cơ quan hải quan .21 1.2.1 Nhóm nhân tốchủquan...22

1.2.2 Nhóm nhân tốkhách quan ...22

1.3. Kinh nghiệm Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở một số nước trên Thế giới và ở một số Cục Hải quan địa phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình...23

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuếXNKởmột số nước trên Thếgiới...23

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế XNK ởmột số Cục Hải quan địa phương...26

1.3.3. Rút ra bài học kinh nghiệp cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình ...30

TÓM TẮTCHƯƠNG1 ...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC

HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH...33

2.1. Tổng quan vềCục Hải quan tỉnh Quảng Bình ...33

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình...33

2.1.2. Tổchức bộmáy tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình ...33

2.1.3. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý thu thuế XNK tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình ...35

2.1.4. Khái quát bối cảnh thực hiện Quản lý thu thuếXNK gắn với các chính sách thuế xuất nhập khẩu...36

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình...37

2.2.1. Hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...37

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giaiđoạn từ năm 2012 –2017...38

2.3. Kết quảkhảo sát các đối tượng điều tra vềquản lý thu thuếXNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình...52

2.4. Đánh giá chung công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình...56

2.4.1. Kết quả đạt được...56

2.4.2. Những hạn chế...58

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế...59

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH ...61

3.1. Phương hướng và mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2020....61

3.1.1. Phương hướng chung...61

3.1.2. Mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan

tỉnh Quảng Bình...64

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuếvà xây dựng chiến lược “tuân thủpháp luật tựnguyện” của đối tượng nộp thuế.64 3.2.2. Xây dựng đội ngũ CBCC Hải quan đáp ứng quá trình hội nhập...66

3.2.3. Xây dựng cơ sởvật chất hiện đại,ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động quản lý thuế...67

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan, khen thưởng, kỷluật 68 3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan như Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Công An, Biên phòng…...70

TÓM TẮTCHƯƠNG 3...71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT ...72

1. Kết luận...72

2. Các kiến nghị và đềxuất ...73

2.1. Đối với Chính phủ...74

2.2. Đối với BộTài chính và các Bộngành liên quan...76

2.3. Đối với Tổng cục Hải quan ...77

2.4. Đối với cộng đồng doanh nghiệp ...78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...80

PHỤLỤC ...85 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤCBẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2012 - 2017 ...41 Bảng 2.2. Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017...41 Bảng 2.3. Tỷ lệphân luồng tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017...42 Bảng 2.4. Số thu nộp NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2012 - 2017 (Phân loại theo các sắc thuế)...45 Bảng 2.5. Tình hình nợ đọng thuế tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017...46 Bảng 2.6. Tình hình hoàn thuế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017...47 Bảng 2.7. Số liệu miễn thuế tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017 ...48 Bảng 2.8. Tình hình kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 –2017 ...51 Bảng 2.9: Thông tin chung về đối tượng khảo sát ...52 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về công tác quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan Quảng Bình ...53 Bảng 2.11: Kết quảkiểm định levene test ...54 Bảng 2.12: Kết quảkiểm định ANOVA...55 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá vềmức độ ảnh hưởng công tác quản lý thuếXNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồquản lý khai thuế nhập khẩu...17 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2017 ...37

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình là đơn vịtrực thuộc Tổng cục Hải quan, có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về hải quan và tổchức thực thi pháp luật vềhải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Trong giai đoạn hiện nay, thu thuế xuất nhập khẩu đã và đang là một nguồn thu quan trọng, tập trung của ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. Trong những năm qua, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế xuất nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế- xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập.

Quản lý thuếxuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng của quản lý nhà nước đối với nguồn thu Ngân sách nhà nước (NSNN). Trong quá trình phát triển của mình, Nhà nước dùng quyền lực chính trị vốn có để huy động, tập trung nguồn của cải xã hội thông qua hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Lịch sửphát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng: thuế ra đời là tất yếu gắn liền với sựra đời, tồn tại của Nhà nước. Trong cấu trúc hệthống thuếcủa mỗi quốc gia, thuếxuất nhập khẩu (XNK) là một trong những sắc thuếquan trọng, vừa là nguồn động viên cho ngân sách, vừa là công cụ để điều tiết sản xuất trong nước, đồng thời cũng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế trong nước và thương mại quốc tếphát triển. Đểphát huy tối đa vai trò của thuếXNK trong cơ cấu thu NSNN, các cơ quan Nhà nước cần có những chính sách, quy định, công cụphù hợp để quản lý thuếXNK có hiệu quả.

Theo hệthống thuếcủa Việt Nam, thuế XNK được coi là sắc thuếquan trọng, một trong những nguồn thu chủyếu của NSNN. Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chếquản lý thuế XNK để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, góp phần bảo hộvà phát triển sản xuất trong nước, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếkhu vực và thếgiới đòi hỏi hoạt động quản lý nhànước trong lĩnh vực thuếXNK phải được điều chỉnh linh hoạt, đổi mới vềthẩm quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý đểphù hợp hơn với các chuẩn mực, thông lệ, cam kết quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuếvà tạo nguồn thu cho NSNN.

Thời gian qua công tác quản lý thuế XNK ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêngđãđạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến, điều này làm cho nguồn thu NSNN của tỉnh bị ảnh hưởng; hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế đối với hàng hoá XNK chưa được coi trọng đúng mức nên hiệu quảquản lý thuế không cao, sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụthuế cũng chưa được đảm bảo.

Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình”để làm luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế. Luận văn đánh giá về thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, các dạng gian lận thương mại và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tiếp tục đổi mới công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuếxuất nhập khẩu, luận văn đềxuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuếxuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu cụthể:

- Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu thuếXNK tại cơ quan Hải quan;

-Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình;

- Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quảnlý thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chính của đềtài luận văn là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu thuếXNKở cơ quan hải quan.

Đối tượng khảo sát chủyếu là các doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động XNK tại các cửa khẩu thuộc Cục hải quan tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuếXNK giai đoạn từ năm 2012đến năm 2017; điều tra sốliệu sơ cấp vào tháng 02, tháng 03 năm 2018 và đềxuất giải pháp đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập sốliệu a. Sốliệu thứcấp

Được thu thập từcác nguồn: các báo cáo vềcông tác thu thuếXNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, các văn bản hướng dẫn về thu thuế XNK của TCHQ, các tài liệu có liên quan, trên sách, tạp chí chuyên ngành và các nguồn liên quan khác.

b. Sốliệu sơ cấp

-Xác định quy mô mẫu

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988). Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 120 phiếu, tổng sốphiếu thu về là 105 phiếu. Sau khi nhập dữliệu và làm sạch sốliệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ đểdùng xửlý sốliệu là 100 phiếu.

-Phương pháp chọn mẫu

Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhthông qua bảng hỏi về các nội dung chính, gồm:đánh giá vềcông tác quản lý thu thuếXNK, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuếXNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được tham khảo (chọn mẫu ngẫu nhiên hay còn gọi là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi ngẫu nhiên), kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu. Số lượng phiếu khảo sát phát ra thực tếlà 120 phiếuvà được thu thập trong tháng 03 và 04/2018, sau khi loại đi 20 phiếu không đảm bảo yêu cầu (thiếu thông tin, đáp án đồng nhất quá lớn,..), số lượng phiếu thu được và đưa vào xử lý là 100 phiếu.

- Thiết kếbảng hỏi

Thông tin số liệu điều tra được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn bao gồm 2 phần: phần A là thông tin chung vềmẫu điều tra; phần B là nội dung điều tra khảo sát (Hệ thống các tiêu chí, các chỉ tiêu cần khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu).

4.2. Phương pháp tổng hợp, xửlý sốliệu

-Dùng phương pháp phân tổthống kê đểtổng hợp và hệthống hóa tài liệuđiều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đíchnghiên cứu.

- Sốliệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kế như Excel, SPSS20.

4.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả được sửdụng để phân tích các đặc trưng về mặt lượng (quy mô, cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh…) trong mối quan hệ với mặt chất (chất lượng) của hoạt động quản lý thu thuế XNK trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp dữliệu thời gian được vận dụng để phân tích động thái của hoạt động quản lý thu thuếXNKởCục Hải quan tỉnh Quảng Bình từthời kỳ2012–2017.

-Dùng phương pháp so sánh để phân tích đặc điểm, tính chất của các nguồn thu thuếXNK ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp hoàn thiện.

- Sửdụng kiểm định ANOVA và test để phân tích ý kiến đánh giá của các hoạt động khảo sát.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở cơ quan hải quan;

Chương 2. Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình;

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ THU THUẾXUẤT NHẬP KHẨUỞ CƠ QUAN HẢI QUAN

1.1. Lý luận cơ bản về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở cơ quan Hải quan 1.1.1. Khái niệm, bản chấtvà vai trò của thuế xuất nhập khẩu

1.1.1.1. Khái niệm

Theo từ điển Kinh tế học (Anh - Việt): “Thuếxuấtnhập khẩu là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm xuất nhập khẩu. Thuế xuấtnhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏisự cạnh tranh của nước ngoài”[36].

Giáo trình Lý thuyết Thuế của Học viện Tài chính: “Thuế XK, thuế NK là sắc thuế đánh vào hàng hóa XK, NK theo quy định của pháp luật Việt Nam”[49].

Trên thực tế có rất nhiều loại thuế được chia ra do hai cơ quan thu chủ yếu đó là cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm thu thuế nội địa, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, bao gồm:

+ Thuếxuất khẩu (thuếthu từhàng hoá xuất khẩu): là khoản tiền người xuất khẩu phải nộp khi tiến hành làm thủtục hải quan xuất khẩu hàng hoá ra khỏi biên giới [50].

+ Thuếnhập khẩu (thuế thu từ hàng hoá nhập khẩu)là loại thuế gián thu động viên từ người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhằm góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu với mục tiêu kinh tế là bảo hộ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu vào hàng hoá được phép nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; là thuế đánh vào hàng hóa khi nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới quốc gia;

hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Thuế nhập khẩu là thuế gián thu - một trong những yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá [50].

Thuếnhập khẩu do các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật với mức độ và thời hạn cụ thể. Sử dụng tốt chính sách thuế nhập khẩu là phát huy đầy đủ chức năng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

vai trò của thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thuế nhập khẩu còn là công cụ thể hiện chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia với các quốc gia khác trong thương mại quốc tế.

Việc sử dụng có hiệu quả thuế nhập khẩu chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực thì thuế nhập khẩu càng thể hiện vai trò và tác dụng không chỉ là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, mà còn là công cụ thể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau.

1.1.1.2. Bản chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Đặc điểm của thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh bản chất của thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu trên hai phương diện:

Vềmặt kinh tế: Thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu là một phần của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, cơ sởkinh tếhay nền tảng của thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu là một bộphận thu nhập được tạo ra từhoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của tổchức, cá nhân trong xã hội. Do đó việc động viên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải có giới hạn của nó, giới hạn đó không thể vượt quá một mức nhất định trong tổng số thu nhập được tạo ra, mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại nếu thuếsuất quy định quá cao so với thu nhập được tạo ra thì sẽkhông khuyến khích kinh doanh chân chính nữa, do đó Nhà nước sẽbị thất thu. Thực tếcho thấy, nếu quy định thuếsuất quá cao thìđối tượng nộp thuếsẽtìm cáchđể trốn thuế, lậu thuế và chi phí đểchống trốn lậu thuế thường cao nhưng không mang lại kết quảmong muốn. Tuỳtheo tình hình thực tế để quy định mức thuếsuất từ 0% lên đến một giới hạn nào đó sẽ đưa đến kết quảsốthuế thu được sẽ tăng theo tỷlệthuận với tăng thuếsuất, nếu thuếsuất tăng vượt quá giới hạn cho phép thì kết quảsẽ ngược lại.

Trong trường hợp thuếsuất quy định quá cao so với thu nhập được tạo ra, thì giải pháp duy nhất là phải hạthấp thuếsuất, đi đôi với việc tìm cách mở rộng diện thu thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

để bao quát hết nguồn thu, vừa đảm bảo tăng thu thuế vừa đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụnộp thuế cho Nhà nước.

Vềmặt xã hội: Thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu phản ánh mối quan hệgiữa Nhà nước và các pháp nhân, thể nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một công cụ được Nhà nước sửdụng để thực hiện chức năng quản lý của mình đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại, điều chỉnh các quan hệ phân phối, phân phối lại thu nhập xã hội giữa các tổ chức, cá nhân và Nhà nước do đó thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu mang tính xã hội cao. Nghiên cứu bản chất xã hội của thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu giúp chúng ta quán triệt đầy đủ và sâu sắc yêu cầu trong việc hoạch định chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo rõ ràng, đơn giản, phù hợp với trình độ của cả người thu thuế và người nộp thuế.

Việc tổchức quản lý thu thuếphải đảm bảo tính công khai, dân chủmới đem lại hiệu quảcao, nếu không thì dù chính sách thuếcó hợp lý đến đâu cũng chỉ tồn tại trên giấy.

1.1.1.3. Vai trò của thuếxuất nhập khẩu

Thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu nằm trong hệthống thuếquốc gia cho nên cũng có vai trò của thuế nói chung đó là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Dưới góc độ một sắc thuế cụ thể, vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được phát huyởnhững góc độkhác nhau tuỳtheo thực trạng phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia trong từng thời kỳthểhiện trên các mặt sau:

Một là, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước: Để thực sự phát huy vai trò tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước. Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để tập trung vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nếu Nhà nước dùng quyền lực của mình để huy động quá mức thu nhập thì phần thuộc về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá sẽgiảm xuống, họ sẽcảm thấy công sức bỏvào kinh doanh được bù đắp không thoả đáng, từ đó họ chuyển sang kinh doanh ngầm để trốn thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh, dẫn đến Nhà nước không thu được thuế, thất thu thuế.Vì vậy, khi tái phân phối thu nhập bằng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải chú ý đến khả năng nộp thuế của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Khả năng nộp thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu là tỷlệtối đa (từthu nhập có được thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá) trích ra để nộp thuế mà không ảnh hưởng hoặc thay đổi hoạt động kinh doanh của họ. Khả năng nộp thuế tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, ý thức chấp hành pháp luật, truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia. Khả năng nộp thuế là một tiêu thức dùng để phân định ranh giới phân chia hợp lý thu nhập giữa Nhà nước động viên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa đạt giới hạn khả năng nộp thuếthì nguồn lực xã hội tập trung vào ngân sách nhà nước chưa thật đầy đủ. Ngược lại, nếu Nhà nước động viên vượt giới hạn khả năng nộp thuế thì sẽbào mòn, dẫn đến triệt tiêu hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của các tổ chức, cá nhân do đó làm giảm sút số thu trong tương lai, không đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu.

Hai là, kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:

Trong nền kinh tếthị trường hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra ở hầu khắp các nước, dưới nhiều hình thức đa dạng vềchủng loại hàng hoá, có hàng hoá phục vụ an ninh quốc phòng, có hàng hoá phục vụnhu cầu tiêu dùng thiết yếu, có loại hàng hoá xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma tuý, vũ khí, văn hoá phẩm đồi truỵ…Vì vậy, thông qua việc kiểm tra, thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để nắm được thực chất hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là loại hàng gì? với số lượng bao nhiêu? và xuất khẩu đi nước nào? nhập khẩu từ nước nào? qua đó Nhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, để có những điều chỉnh chính sách đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp thực tiễn.

Để điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngoài các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép… thì biện pháp sửdụng công cụthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được các nước áp dụng một cách phổ biến. Thông qua công cụ thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu, Nhà nước khuyến khích hay hạn chếhoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng loại hàng hoá chẳng hạn: đểkhuyến khích xuất khẩu sản phẩm hoàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

chỉnh, Nhà nước quy định thuế suất thuế xuất khẩu cao đối với nguyên liệu thô, sản phẩm chưa qua chế biến nhằm hạn chế xuất khẩu. Đối với nguyên liệu nhập khẩu cần cho sản xuất trong nước mà trong nước chưa sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thì Nhà nước quy định mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp thậm chí bằng 0% để khuyến khích nhập khẩu cho phát triển sản xuất trong nước. Đối với những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hoà…), thuế suất thuế nhập khẩu thường được quy định ở mức thuế cao để hạn chế nhập khẩu và hạn chế tiêu dùng.

Như vậy, thông qua công cụthuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu, Nhà nước thực hiện điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

Ba là, bảo hộsản xuất trong nước: Thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu mà đặc biệt là thuế nhập khẩu tác động trực tiếp vào giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thị trường.

Đối với những hàng hoá nhập khẩu là những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được hoặc những mặt hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuếnhập khẩu cao sẽhạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng sản phẩn trong nước, trong điều kiện đó hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh so với hàng nhập khẩu nhờ giá thành sản phẩm thấp hơn. Khi đánh thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mức thấp, tức Nhà nước không hạn chếnhập khẩu mặt hàng nhập khẩu với chất lượng cao, mẫu mãđẹp và với giá rẻ, đồng thời mức thuếnhập khẩu thấp sẽtrực tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến kỹthuật, đổi mới công nghệ, kiện toàn tổchức, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập nếu muốn tồn tại và phát triển. Đối với hàng hoá là đầu vào của các ngành sản xuất trong nước, hàng là máy móc thiết bị phục vụcho sản xuất trong nước, việc đánh thuếnhập khẩu thấp sẽcó tác dụng trực tiếpđến chi phí đầu vào của giá thành sản phẩm, với giá thành sản phẩm giảm (do thuếnhập khẩu thấp) sẽgiúp cho doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạgiá thành sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Thông qua công cụ thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu Nhà nước thể hiện quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, do

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

bị ràng buộc phải thực hiện cam kết quốc tếvềcắt giảm thuếnhập khẩu do vai trò bảo hộ của thuếnhập khẩu phần nào bị hạn chế, hơn nữa nếu quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộcủa thuếnhập khẩu không những không thực hiện được các cam kết quốc tếmà còn làm cho nền sản xuất trong nước trở nên trì trệkém phát triển do ỷlại vào sựbảo hộcủa Nhà nước. Vì vậy, đểphát huy tốt vai trò bảo hộcủa thuếnhập khẩu buộc phải có sự lựa chọn những ngành nghềphù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, đồng thời buộc các ngành được bảo hộphải có chiến lượcđầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, chủ động trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi hết thời hạn bảo hộ.

Bốn là, khẳng định chủquyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế: Vai trò này của công cụthuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu được thểhiện ở chỗ, bất kểmột loại hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuất trìnhđể kiểm tra và nộp thuế(nếu có), mọi hành động phân biệt đối xửcủa nước ngoài đối với hàng hoá của Việt Nam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước thì đều phải chịu các biện pháp trả đũa thông qua việc áp dụng thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu bổsung.

1.1.2. Quản lý thu thuếxuất nhập khẩu

1.1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò củaquản lý thu thuế xuất nhập khẩu a. Khái niệm

Quản lý thu thuếlà một dạng quản lý xã hội khi có nhà nước và gắn với quyền lực nhà nước. Quản lý thu thuế trước hết và quan trọng nhất thuộc trách nhiệm của nhà nước cho nên người ta thường quan niệm quản lý thu thuế là quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế. Tuy nhiên, hiện nay, để quản lý thu thuếcó hiệu quả, ở những mức độ nhất định cần có sựtham gia của các tổchức, cá nhân trong xã hội đểhỗtrợ cho công tác quản lý thuếcủa Nhà nước.

Có rất nhiều khái niệm quản lý thuế như sau: “Quản lý thuếlà quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế” (Đặng Tiến Dũng, 2003). “Quản lý thuếlà quá trình tổchức thực thi các luật thuế, là việc định ra một hệthống các tổchức, phân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổchức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động” (Vương Hoàng Long, 2000). Hoặc theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Quản lý thuế là một quá trình tổ chức, thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của các cơ quan thuế lên các tổchức và công dân nhằm bảo đảm và tăng cường sựtuân thủnghĩa vụ thuếmột cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời hạn trong điều kiện môi trường quản lý thuếluôn biến động”.

Qua tham khảo các khái niệm trên đây, khái niệm quản lý thuế được tiếp cận theo hai phạm vi. Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến thuế. Quản lý thuếkhông chỉ bao gồm hoạt động tổchức điều hành quá trình thu nộp thuế và ngân sách nhà nước mà còn bao gồm hoạt động xây dựng chiến lược phát triển hệthống thuế, ban hành pháp luật thuếvà cảhoạt động kiểm tra, giám sát việc sửdụng tiền thuếcủa các tổchức thụ hưởng ngân sách nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước vềthuế, bao gồm cảviệc tổchức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói một cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụthểlà hệthống cơ quan quản lý thuếtừ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từcác tổchức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đãđược xác định trọng các luật thuế.

Để phù hợp với pháp luật thực định của nước ta, trong luận văn này, tác giả luận văn sửdụng khái niệm quản lý thuếXNK theo nghĩa hẹp.

Như vậy, quản lý thu thuế XNK là quản lý về thuế XNK, bao gồm cả việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu, nộp thuế XNK, hay nói cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơ quan Hải quan trong quản lý thu, nộp thuế cho Nhà nước từcác tổchức, cá nhân có hoạt động XNK hàng hóa.

b. Mục tiêu của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Mục tiêu bao trùm của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phát huy một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất và đầy đủ các vai trò của công cụ thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng giai đoạn mà nhấn mạnh, quan tâm đến từng mục tiêu cụ thể ở những mức độ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

khác nhau, nhưng dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì công tác quản lý thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu cũng nhằm đạt được các mục tiêu cụthểsau:

-Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từthuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu.

- Bảo hộhợp lý và có hiệu quảnền sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Kiểm soát chặt chẽ và điều tiết linh hoạt đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

- Khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc gia, chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.

c. Vai trò của công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu

Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, trong đó có các cơ quan quản lý thuế. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan Nhà nước mà nó có tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế vào NSNN. Đó chính là vai trò của quản lý thuế. Căn cứ vào đặc điểm của thuếXNK, vai trò của thuếXNK, có thể khái quát được vai trò công tác quản lý thuếXNK như sau:

Thứ nhất, công tác quản lý thuế XNK giúp kiểm soát hàng hóa XNK. Thông qua việc quản lý thu thuế XNK, cơ quan nhà nước sẽ quản lý được số lượng, chủng loại hàng hóa thực XNK, từ đó kiểm soát được tất cả các loại hàng hóa XNK vào, ra thị trường nội địa. Để từ đó cơ quan nhà nước có thể đưa ra chính sách hàng hóa phù hợp với giai đoạn, từng thời kỳkhác nhau.

Thứhai, công tác quản lý thuếXNK giúp đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Quản lý hành chính nhà nước đối với thuế XNK nhằm đảm bảo nguồn thu thuế XNK được đầy đủ, chính xác, thường xuyên,ổn định cho NSNN.

Thứ ba, công tác quản lý thuế XNK góp phần bảo hộ sản xuất trong nước.

Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa thuế XK, thuế NK, việc xác định đối tượng đánh thuế XK, thuếNK, thuế suất thuếXK, thuế NK, chế độ miễn giảm thuếXK, thuếNK, cùng với một sốcông cụ khác như hạn ngạch, thuếthời vụ, thuế chống bán phá giá... sẽgóp phần điều tiết đối với các tầng lớp xã hội trên hai

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

mặt: khuyến khích, nâng đỡnhững hoạt động kinh doanh cần thiết, làm ăn có hiệu quả, có hàm lượng chất xám cao; thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chếsản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ tư, công tác quản lý thuế XNK góp phần hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan, xửphạt vi phạm hành chính sẽhạn chếtối đa các hànhvi trốn thuế, gian lận thuế, đặc biệt là các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thứ năm, công tác quản lý thuế XNK góp phần thực hiện các chính sách đối ngoại. Bên cạnh thuế XK, thuế NK là loại thuế trong hệ thống thuếcủa mỗi quốc gia.

Quản lý và sửdụng có hiệu quảthuế XNK chính là phát huy đầy đủcác chức năng cơ bản của thuếXK và NK trong lĩnh vực hoạt động XNK hàng hóa. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XK, thuếNK chính là việc thực hiện các chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau.

1.1.2.2. Chủ thểvà các nguyên tắcquản lýthu thuế xuất nhập khẩu a. Chủthểquản lý thu thuếXNK

Theo quy định của pháp luật nước ta thì cơ quan Hải quan là chủ thểduy nhất chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụquản lý thuếXNK. Hệthống tổchức của Hải quan Việt Nam được phân thành 3 cấp:

- Cấp Trung ương: Tổng cục Hải quan trực thuộc BộTài chính;

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phốtrực thuộc Tổng cục Hải quan;

- Chi cục Hải quan và Đội Kiểm soát Hải quan.

b. Các nguyên tắc của quản lý thu thuế XNK

Mỗi cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ khác nhau trong quản lý thuế. Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

*Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên quan hệ quản lý thuế bao gồm các cơ quan Nhà nước và người nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều là do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế nhập khẩu.

*Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế. Đồng thời, chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất. Ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục về thuế rõ ràng, đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn nhất định và trình độ của người nộp thuế và hứa hẹn mang lại nguồn thu cao hơn do tiết kiệm được chi phí vận hành bộ máy thu thuế và chi phí của người nộp thuế so với việc áp dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn.

*Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế

Để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăng cường các hoạt động quản lý đối với người nộp thuế. Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại, sự tăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật (kiểm tra sau), đồng thời tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của người nộp thuế. Để đảm bảo nguyên tắc này cần có hệ thống các văn bản pháp luật rõ ràng, phù hợp; có các chế tài đủ mạnh đề xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

*Công khai, minh bạch

Công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm pháp luật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố công khai cho người nộp thuế và tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Nguyên tắc minh bạch cũng đòi hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế, theo đó, cơ quan thuế hoặc công chức thuế được quyết định áp dụng những ngoại lệ cho là để hoạt động quản lý thuế của Nhà nước được mọi công dân giám sát, là môt trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu; qua đó, thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

*Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước hội nhập với hệ thống quản lý thuế thế giới. Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.2.3. Nội dung quản lý thuthuếXNKcủa cơ quan hải quan a. Quản lý khai thuế, nộp thuế XNK

Quản lý khai thuếXNKlà khâu đầu tiên và là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý thuế XNK. Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liên quan đến việc tính thuế XNK (tên hàng hoá, mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, đơn giá, trị giá hải quan, thuế suất thuế XNK, xuất xứ hàng hóa...), kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộhồ sơ hải quan và kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai báo của doanh nghiệp với các quy định hiện hành của pháp luật, đăng ký tờ khai cho doanh nghiệp; xác định chính xác số thuế phải nộp thông qua công tác kiểm tra thực tế hàng hóa; ra quyết định ấn định thuế nếu xác định doanh nghiệp khai báo chưa chính xác hoặc không trung thực;

thực hiện công tác kếtoán (nhập dữ liệu vào chương trình kếtoán thuế) để theo dõi thu nộp tiền thuếcủa đối tượng nộp thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý khai thuế nhập khẩu

Hồ sơ khai thuế XNK (hồ sơ hải quan) có thể được nộp trực tiếp tại các Chi cục Hải quan (do doanh nghiệp lựa chọn) hoặc được nộp thông qua giao dịch điện tử. Trong quy trình quản lý rủi ro (QLRR) hiện nay, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng:

xanh, vàng, đỏ. Mục đích của việc phân thành ba luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá các thủtục hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng cần quản lý qua đó khuyến khích ý thức chấp hành pháp luật hải quan của đối tượng nộp thuế. Việc phân luồng do hệthống QLRR của cơ quan Hải quan thực hiện dựa trên các tiêu chí do lường mức độ rủi ro của hàng hoá NK và đối tượng nộp thuế. Trong quá trình làm thủtục hải quan cho lô hàng XNK, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, Chi cục Hải quan có thể quyết định thay đổi hình thức mức độkiểm tra do hệthống QLRR xác định và chịu trách nhiệm vềviệc thay đổi quyết định hình thức, mức độkiểm tra đó.

Quản lý nộp thuế là quá trình cơ quan Hải quan thực hiện các phương pháp, biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN. Ở nước ta, có rất nhiều loại hình kinh doanh XNK. Mỗi loại hình hàng hóa XNK đều có những đặc điểm riêng, có thời gian nộp thuếkhác nhau nên công tác quản lý nộp thuế được thực hiện khác nhau đối với từng loại hình cụthể. Việc đôn đốc thu hồi nợthuếcó thểáp dụng một hoặc nhiều phương pháp, biện pháp cụ thể khác nhau tùy thuộc vào khoản nợ có khả năng thu hồi hay khoản nợkhông có khả năng thu hồi.

Quản lý khai thuếXNK

Kiểm tra/Đăng ký khai báo thuếcủa

doanh nghiệp Tiếp nhận

khai báo

Ra quyết định ấn định thuế

(nếu có)

Thực hiện công tác kế

toán thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

b. Quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK

- Hoàn thuế là việc cơ quan Hải quan hoàn trả lại khoản thuếXNK đã thu của đối tượng nộp thuế trong các trường hợp: hàng hoá NK đã nộp thuế NK nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất;

hàng hoá đã nộp thuế NK nhưng không NK hoặc thực tế NK ít hơn hoặc đã dùng để sản xuất hàng hoá XK.

- Miễn thuế là việc thực hiện không thu thuế của đối tượng nộp thuế. Cơ quan Hải quan thực hiện quy trình miễn thuếNK thông qua 02 công việc cụthể đó là:

+ Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế NK đối với các trường hợp phải đăng ký Danh mục miễn thuế.

+ Làm thủtục miễn thuế đối với các trường hợp được miễn thuếNK.

- Giảm thuế là việc cơ quan Hải quan thực hiện giảm sốtiền thuếphải nộp cho đối tượng nộp thuế theo quy định. Cụ thể: hàng hoá XNK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức thuế được giảm tương ứng với tỷlệtổn thất thực tếcủa hàng hoá.

Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước khuyến khích đầu tư đồng thời nhằm đảm bảo an sinh xã hội; khuyến khích NK các mặt hàng có lợi cho sản xuất, các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hỗtrợ cho đối tượng NK hàng hoá trong trường hợp bịtổn thất…

Để được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế XNK thì đối tượng nộp thuếphải có đầy đủhồ sơ và hồ sơ phải đảm bảo đầy đủtheo yêu cầu của pháp luật và phải nộp cho cơ quan Hải quan trong thời hạn quy định theo từng trường hợp cụthể.

c. Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế XNK

Đểquản lý người nộp thuếXNK trong điều kiện áp dụng cơ chếtựkhai, tựnộp thuế, áp dụng QLRR trong quản lý hải quan và tiến tới thông quan tự động thì vấn đề thông tin về người nộp thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thông tin về người nộp thuế phải được thu thập, xây dựng thành hệ thống. Cơ quan Hải quan thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

việc thu thập thông tin về người nộp thuếXNK đểphục vụ cho công tác đánh giá việc tuân thủpháp luật Hải quan, pháp luật thuếvà áp dụng các chế độ, chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa XNK.

Hệthống thông tin về người nộp thuếXNK bao gồm toàn bộcác thông tin liên quan đến người nộp thuế như: tên, địa chỉ người nộp thuế, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng XNK...; các thông tin liên quan đến nghĩa vụthuếcủa người nộp thuế.... Hệthống này một mặt là cơ sở để cơ quan Hải quan thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độchấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật vềthuế; một mặt là một công cụhữu hiệu để cơ quan Hải quan phân bổhợp lý các nguồn lực, áp dụng hiệu quảcác biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế.

d. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan về thuế XNK

Công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), thanh tra thuế XNK được thực hiện sau khi hàng hóa đãđược thông quan trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người XNK, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế XNK. Đối tượng kiểm tra của KTSTQ, thanh tra thuế gồm:

- Hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làm thủ tục hải quan cho hàng hóa liên quan.

- Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa XNK đã được thông quan như sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên quan, do doanh nghiệplưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữliệu điện tử.

-Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và cònđiều kiện.

Mục đích của KTSTQ, thanh tra thuế là nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai về hàng hóa, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa XNK của doanh nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan. Công tác KTSTQ, thanh tra thuếXNK là biện pháp giám sát hiệu quả để vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tựnguyện theo cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

chế “tự khai, tự chịu trách nhiệm” của doanh nghiệp, vừa đảm bảo ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuếcủa doanh nghiệp cũng như của CBCC Hải quan.

Kết thúc cuộc KTSTQ, thanh tra thuế, căn cứ vào kết quảKTSTQ, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan Hải quan ban hành quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Cơ quan Hải quan các cấp thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan vềthuếNK theo thẩm quyền quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tốcáo.

e. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế XNK

Khi đã hết thời hạn nộp thuế XNK, thời hạn bảo lãnh, thời hạn nộp tiền phạt vi phạm hành chính vềthuế trong lĩnh vực hải quan, thời hạn gia hạn nộp thuếXNK mà người nộp thuế không nộp thuế XNK, nộp tiền phạt vi phạm hành chính thì cơ quan Hải quan sẽáp dụng các biện pháp cưỡng chếthi hành quyết định hành chính về thuế đểbuộc người nộp thuếphải nộp đủtiền thuế, tiền phạt vào NSNN.

Các hành vi vi phạm pháp luật vềthuếXNK là tội phạm (buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế) sẽbị áp dụng các chếtài hình sự. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế XNK không phải là tội phạm (vi phạm về thủ tục thuế, khai sai, khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế...) sẽbịxửlý hành chính. Cụthể, đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự như dấu hiệu của tội trốn thuế, tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan Hải quan sẽgửi hồ sơ đềnghị cơ quan tiến hành tốtụng hình sựcó thẩm quyền xem xét khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật tốtụng hình sự. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuếXNK thì cơ quan Hải quan thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

1.1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích công tác quản lý thu thuế XNK ở cơ quan hải quan

+ Về chỉ tiêu kế hoạch: là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đãđề ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể: là các nhiệm vụ công tác trọng tâm về thuế của đơn vị được cấp trên giao: về số thu nộp ngân sách và định hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu.

- Kế hoạch được đưa ra hàng năm, dựa trên các yêu cầu: đáp ứng các mục tiêu ngân sách từng gia đoạn cụ thể, mục tiêu cơ cấu nợ đọng hàng năm, mục tiêu thu hồi nợ đọng của các năm trước, các kết quả chống thất thu thuế thông qua các giải pháp đưa ra, nhân lực thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Vềtổ chức thực hiện:

- Thực hiện kế hoạch ngân sách: dự kiến nguồn thu, số thu, phương pháp thu.

- Thực hiện các quy trình thủ tục hải quan liên quan đến thu thuế theo các quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý thu thuế như: quản lý thông tin đối tượng nộp thuế, xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế, tăng cường công tác kiểm tra tính thuế, tổ chức thu nộp thuế hiệu quả, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm về thuế, hoàn thiện chế độ kế toán thuế.

- Trang bị điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để thực hiện công tác thu thuế.

+ Về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện: Thực hiện kế hoạch quản lý thuế theo sát số thu từng quý. Có đánh giá nguyên nhân chủ quan và khách quan để điều chỉnh phương pháp, nội dung cho phù hợp. Kiểm tra đánh giá quá trình tổ chức quản lý thu để tổ chức thu hiệu quả. Khi cần thiết tổ chức các cuộc thanh tra nội bộ đột xuất để đánh giá các vấn đề thực tiễn phát sinh.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế XNK ở cơ quan hải quan

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế XNK nhưng tựu chung lại có thể phân thành hai nhóm: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.2.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan xuất phát từ chủ thể quản lý thu thuế XNK, đó là cơ quan hải quan bao gồm lãnhđạo và cán bộ quản lý thu thuế và Doanh nghiệp kinh doanh XNK.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hải quan: Nếu cán bộ hải quan được đào tạo tốt, nắm chắc pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo thì công tác quản lý thu thuế sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại nếu thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững luật pháp và các quy định của ngành Hải quan thì không thể thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế được.

- Thu nhập của cán bộ hải quan dù được Nhà nước quan tâm nhưng còn khá thấp, đời sống vẫn còn khó khăn, trong quá trình kiểm tra hàng hoá, hoá đơn chứng từ, thu thuế, .. không thể tránh khỏi bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc, bỏ qua các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu dẫn đến thất thu thuế. - Một số doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật Hải quan và pháp luật về thuế chưa cao; các hành vi gian lận, trốn thuế ngày càng tinh vi gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu thuế.

1.2.2 Nhóm nhân tố khách quan

- Điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam thay đổi hay những biến động kinh tế quốc tế mà Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng sẽ có tác động không nhỏ tới việc chấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân và công tác quản lý thu thuế của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan Hải quan.

-Do đặc điểm địa lý, địa hình, khu vực nơi cơ quan hải quan quản lý các đơn vị kinh doanh XNK khá phức tạp dẫn đến công tác kiểm tra hàng hoá XNK khó khăn hơn. Các đối tượng buôn lậu dễ lợi dụng địa hình phức tạp, khó quản lý (trà trộn hàng vận chuyển trong nước với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; nhiều hãng vận chuyển cùng làm việc một lúc, một nơi) để vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới gây thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước.

- Do trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị kinh doanh XNK chưa cao làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- Do chính sách pháp luật về thuế thường xuyên thay đổi mà cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế. Nhiều cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước thông thoáng mà chưa chặt chẽ dẫn đến sơ hở để cho các Doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng.

+ Ví dụ Luật Doanh nghiệp không quy định những điều kiện ràng buộc về lý lịch người sáng lập hoặc người điều hành doanh nghiệp, không quy định số lượng doanh nghiệp hoặc số người được tham gia với tư cách là thành viên sáng lập hoặc người điều hành. Việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực chất mới thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh nhưng chưa quản lý được doanh nghiệp sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Chính sách quản lý tiền tệ còn nhiều sơ hở, các doanh nghiệp khá tự do thanh toán bằng tiền mặt, kể cả thanh toán ngoại thương. Tình hình thực tế hiện nay, các cơ sở kinh doanh tự do thanh toán bằng tiền mặt, không khống chế giá trị giao dịch, mọi tổ chức cá nhân đều có tiền mặt để thanh toán. Một số doanh nghiệp đãlợi dụng bằng cách lập hoá đơn ghi không đúng giá thanh toán, ghi tăng chi phí, .. gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan hải quan. Sự kết hợp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc và Hải quan nếu tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế và công tác quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan.

1.3. Kinh nghiệm Quản lý thu thuếxuất nhập khẩuởmột số nước trên Thế giới và ở một số Cục Hải quan địa phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế XNK ở một số nước trên Thế giới 1.3.1.1. Tại Trung Quốc

Cơ quan thu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao

Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì công chức kiểm tra báo cáo trưởng

Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Chi cục thuế huyện Quảng Điền được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách hơn 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát sinh trên địa bàn huyện, kết quả thu

Hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, có vai trò

Duy trì quan hệ: sau khi thiết lập được mối quan hệ và lưu trữ thông tin khách hàng, doanh nghiệp cần phải biết duy trì mối quan hệ đó trong những lần giao dịch

Nghiên cứu này tập trung vào xác định thực trạng phát sinh tại các hộ gia đình, đặc trưng và tính chất các loại chất thải rắn nhằm đưa ra được giải pháp