• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan, khen thưởng, kỷ luật 68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

3.1. Phương hướng và mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan, khen thưởng, kỷ luật 68

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tế, trước áp lực thông thoáng thủtục theo yêu cầu của các cam kết quốc tế, áp lực khối lượng công việc gia tăng, phải thông quan hàng hóa nhanh chóng trong khi điều kiện nguồn lực không thay đổi, thậm chí có thểbị thu hẹp thì cách lựa chọn duy nhất để tăng cường quản lý thuế, kiểm soát đối tượng nộp thuế là cơ quan Hải quan phải tăng cường công tác thu thập thông tin, áp dụng QLRR; mởrộng

“hậu kiểm” thông qua công tác KTSTQ, thanh tra thuế. Vì vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cần nhanh chóng triển khai các công việc sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Báo cáo, đề xuất thành lập Phòng Thanh tra, Phòng Thu thập thông tin và Quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

- Bốtrí CBCC chuyên trách công tác thu thập thông tin, QLRR tại các Chi cục trực thuộc. Có chế độ ưu đãi hợp lý để CBCC làm công tác này phát huy được hết năng lực cũng như khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này. Chú trọng việc xây dựng hồ sơ đánh giá về đối tượng nộp thuế, hoàn thiện kho dữliệu lịch sử phản ánh tình hình kinh doanh và tình trạng kê khai nộp thuế XNK của doanh nghiệp. Đảm bảo cập nhật thông tin vào hệ thống QLRR đúng, đủ, kịp thời.

- Có văn bản yêu cầu các Chi cục cần chú trọng và thiết lập tiêu chí phân tích rủi ro cấp Chi cục.

- Tăng cường công tác trao đổi thông tin với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước liên quan trên địa bàn như: UBND các cấp, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, SởKhoa học và Công nghệ, cơ quan Công an, Tòa án, Cục Thuếtỉnh...đểthu thập và cập nhật thông tin hồ sơ doanh nghiệp.

-Tăng cường biên chếcho Chi cục Kiểm tra sau thông quan để có đủ lực lượng cho công tác “hậu kiểm”. Có thể rút bớt nhân lực tại khâu đăng ký hồ sơ hải quan tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu vì Hệ thống VNACCS đã tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp, hạn chếsử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tửnên không cần bốtrí nhiều CBCCở khâu đăng ký hồ sơ hải quan như trước đây.

- Tăng cường công tác KTSTQ, thanh tra thuếvới các trường hợp nghi vấn, có độrủi ro cao vềgian lận trịgiá hải quan, xuất xứhàng hóa, mã sốhàng hóa.

-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ, năng lực cũng như phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ CBCC làm công tác KTSTQ, thanh tra thuế (đặc biệt nâng cao kỹ năng tổng hợp, phân tích; nâng caonăng lực phát hiện chứng từgiả, khả năng kiểm tra chứng từthanh toán, chứng từkếtoán, hợp đồng ngoại thương theo các điều kiện của Incoterm..).

- Xây dựng quy chế nhằm tạo ra sự phối hợp tốt giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục trong việc trao đổi thông tin phục vụcông tác KTSTQ, thanh tra thuế. Tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cường phối hợp với các đơn vị ngoài ngành để thu thập, trao đổi thông tin, xác minh các vấn đề liên quan phục vụ02 công tác này. Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng liên quan đến việc cấp phép, chứng nhận đầu tư, xác nhận danh mục hàng hóa trong dây chuyền công nghệ... để theo dõi, kiểm tra các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuếXNK.

3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan như Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Công An, Biên phòng…

Để tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý thu thuếXNK, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cần tập trung vào các giải pháp sau đây:

- Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, giao ban định kỳ với Ngân hàng, cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước, cơ quan pháp luật để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Qua đó, theo dõi được tình trạng tài sản, tài khoản phục vụ cho công tác thu hồi nợthuếcũng như thực hiện việc thu nộp cho NSNN.

- Xây dựng các tiêu chí bao gồm nguyên tắc hợp tác, cách thức hợp tác, các yêu cầu với doanh nghiệp (chủ yếu là minh bạch hóa với cơ quan hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp định kỳ cho cơ quan các sốliệu vềxuất nhập khẩu, vềthuế), các thuận lợi doanh nghiệp được hưởng (chưa đưa vào diện kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế, khi phát hiện sai sót thì chủ yếu cho doanh nghiệp tự giải trình, khắc phục), đểtập trung nguồn lực cho kiểm tra các đối tượng khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ việc phân tích tình hình thực tế chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, trên tinh thần chủ trương của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết trong hội nhập, tác giả đãđưa ra những kiến nghị, giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuếNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Các giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tếtrong quá trình hội nhập, đảm bảo pháp chếxã hội chủnghĩa, đảm bảo tính bìnhđẳng, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp vừa tăng cường được sựquản lý của cơ quan Hải quan đối với đối tượng nộp thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT