• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh

2.2.2.1. Thực trạng quản lý khai thuế, nộp thuế XNK

Bên cạnh thế mạnh có đội ngũ công chức trẻ, trình độ đồng đều, được đào tạo cơ bản, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình có hệthống cơ sởvật chất tương đối đầy đủ(có trụsở làm việc khang trang, với 20 máy chủ, 90 máy tính trạm, 21 máy tính xách tay, 50 máy in các loại,...) để phục vụ cho việc thực thi pháp luật vềthuế, triển khai công tác quản lý thuế. Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã bố trí những công chứccó đầy đủ phẩm chất, năng lực vào những vị trí công tác trọng yếu trong quy trình thủ tục hải quan, tại các khâu quản lý thuế như: tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, thanh tra, KTSTQ... Đơn vị cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan (đảm bảo mỗi công chức nghiệp vụ có 01 máy tính để thực hiện nhiệm vụ), áp dụng khai báo hải quan điện tử thông qua hệ thống máy tính có sựkết nối giữa các Chi cục Hải quan với doanh nghiệp do vậy công việc được xử lý nhanh chóng, hàng hóa được thông quan kịp thời, đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.

Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu thu thuế Tổng cục Hải quan giao, sau khi đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng thu như mức tăng trưởng của hoạt động XNK, chính sách miễn, giảm, hoàn thuế... Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã phân bổchỉ tiêu thu thuế đến từng Chi cục cụ thể để triển khai thực hiện. Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình còn triển khai nhiều biện pháp cụ thể và đồng bộ để nâng cao hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

công tác quản lý thuếXNK. Trong nhiều năm liền, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã thu thuế vượt chỉ tiêu được giao. Các đơn vị trực thuộc và Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình nhiều năm liền được các cấp tặng Giấy khen, Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác. Nhiều thành tích khen cao đãđược ghi nhận vào bảng vàng thành tích trong chặng đường hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Cục Hải quan tỉnh Quảng Bìnhđã được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong công tác).

Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hải quan, góp phần đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, hợp tác và giao lưu quốc tế, góp phần bảo vệ chủquyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Giai đoạn năm 2012 trởvề trước, hồ sơ hải quan của doanh nghiệp được tiếp nhận thủcông tại các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình. Bộphận tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan tại các Chi cục do 2 đến 3 công chức thực hiện.

Doanh nghiệp khi đăng ký hồ sơ hải quan phải nộp 02 tờ khai hải quan; 02 tờ khai trị giá hàng NK đối với hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá; nộp, xuất trình các chứng từ kèm theo như bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa, bản sao hóa đơn thương mại, bản sao vận đơn, bản chính giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), bản chính Giấy thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, bản chính chứng thư giám định... tùy theo từng trường hợp cụthể. Công chức thừa hành được bốtrí tại Bộ phận Tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liên quan đến việc tính thuếXNK (tên hàng hoá, mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, đơn giá, trịgiá hải quan, thuế suất thuế NK, xuất xứ hàng hóa...), kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai báo của doanh nghiệp với các quy định hiện hành của pháp luật, đăng ký tờ khai cho doanh nghiệp bằng cách nhập các thông tin liên quan đến lô hàng XNK vào hệthống máy tính để lấy số tờ khai rồi ghi số tờ khai trên 02 tờ khai hải quan, ký đóng dấu số hiệu công chức lên các chứng từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuộc bộhồ sơ hải quan. Sau đó bộhồ sơ hải quanđược chuyển đến lãnhđạo Chi cục để lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức mức độ kiểm tra, phân công cán bộ kiểm hóa. Thông thường từ 1-2 công chức tiến hành kiểm tra thực tế cho 1 lô hàng. Sau khi kiểm tra thực tếhàng hóa, công chức kiểm hóa sẽ ghi kết quảkiểm hóa, ký, đóng dấu công chức vào mặt sau của tờ khai hải quan rồi chuyển lại cho công chức Bộ phận Kế toán thuế để tính thuế cho toàn bộ lô hàng. Công chức bộ phận này đối chiếu khai báo của người khai hải quan với thực tế hàng hóa XNK từ đó ra quyết định ấn định thuế nếu xác định doanh nghiệp khai báo chưa chính xác hoặc không trung thực, ra thông báo thuếcho doanh nghiệp, ghi sốtiền thuế tăng/giảm, ký, đóng dấu số hiệu công chức trên tờ khai hải quan; đóng dấu thông quan cho lô hàng rồi thực hiện công tác kế toán (nhập dữ liệu vào chương trình kế toán thuế) để theo dõi thu nộp tiền thuếcủa đối nộp thuế.

Với việc thực hiện thủtục hải quan dạng thủcông thì thời gian thông quan cho một lô hàng XNK tối thiểu là 1 đến 3 giờ đồng hồ. Trung bình số lượng hồ sơ đăng ký tại một Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình là 30 tờkhai/ngày/Chi cục.

Việc doanh nghiệp thực hiện khai báo hàng hóa XNK trên hệ thống máy tính kết nối với cơ quan hải quan và cơ quan thực hiện thủtục hải quan điện tử đã giảm đi đáng kểthời gian thông quan hàng hóa, tiết kiệm chi phí cho cảphía doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Thời gian thông quan hàng hóa trung bình chỉ còn 1-1,5 giờ đồng hồ đối với hồ sơ luồng Đỏ, 15-20 phút đối với hồ sơ luồng Xanh hoặc Vàng. Công chức thừa hành tại Bộ phận tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan của các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình không phải kiểm tra tất cả các hồ sơ hải quan như trước đây mà chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết, kỹ càng đối với các hồ sơ thuộc luồng Vàng hoặc luồng Đỏ do trước đó đã căn cứ vào mức độ rủi ro của hàng hóa XNK, các thông tin vềquá trình chấp hành pháp luật hải quan, tình hình nợ thuế của doanh nghiệp để phân luồng hồ sơ vào luồng Xanh (miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa) hoặc luồng Đỏ (kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa). Doanh nghiệp không cần chờ đợi để nhận đủ 4-5 chữký trên tờ khai hải quan như trước đây mà chỉcần

1-Trường Đại học Kinh tế Huế

3 chữký của công chức Bộphận Tiếp nhận đăng ký hồ sơ, Bộphận Kiểm tra thực tế hàng hóa hay Bộphận Kếtoán thuế(thực tế tại các Chi cục 01 công chức thừa hành có thểlàm một hoặc nhiều bước thủtục).

Do rút ngắn được thời gian kiểm tra hồ sơ mà số lượng doanh nghiệp làm thủtục hải quan và số lượng tờkhai XNK đăng ký hàng năm tại các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình có sự gia tăng đáng kể, năm sau đều cao hơn năm trước.

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017

Năm Tổng sốDN làm thủ tục hải quan (DN)

Tổng sốtờkhai hải quan được đăng ký

(Tờ)

SốTKHQ bình quân 1 DN (TK/DN)

2012 133 2.767 21

2013 136 5.326 39

2014 136 9.168 67

2015 156 13.280 85

2016 157 21.507 137

2017 165 16.611 101

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Bảng 2.2. Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017

Năm

Tổng sốtờ khai được đăng ký (tờ)

Mức độ tăng trưởng (%)

Trong đó: Tờ khai XNK Thương mại Sốtờ khai được

đăng ký (tờ)

Mức độ tăng trưởng (%)

2012 2.767 6,9 2.702 56,2

2013 5.326 92,5 5.269 95,0

2014 9.168 72,1 8.810 67,2

2015 13.280 44,8 11.572 31,3

2016 21.507 61,9 16.925 46,2

2017 16.611 -22,8 10.443 -38,3

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Số liệu tại Bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy kim ngạch XNK, số tờ khai XNK, số doanh nghiệp làm thủtục hải quan có xu hướng gia tăng. Điều đó chứng tỏrằng có sự gia tăng lượng hàng hóa XNK qua các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quảng Bình và những nỗ lực của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình trong việc ứng dụng công nghệthông tin, cải cách thủtục hành chính đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, việc áp dụng QLRR trong việc phân luồng hồ sơ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cũng đã tạo ra nhiều sựthuận tiện, đơn giản hóa thủtục hải quan, giảm bớt những thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng khuyến khích được ý thức chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuếcủa doanh nghiệp.

Số liệu tại Bảng 2.3 cho thấy trung bình có tới hơn 80% số lượng tờ khai được phân vào luồng Xanh, Vàng, tỷ lệ tờ khai phân vào luồng Đỏ khá thấp chứng tỏ sự thông thoáng trong thủtục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, với tỷlệphân luồng này (một lượng lớn hàng hóa XNK không được kiểm tra) có thểtiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại đểnhằm mục đích trốn thuế. Đến thời điểm hiện nay, qua thời gian vận hành thửnghiệm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã chính thức triển khai Hệthống thông quan tự động VNACCS/VCIS vào ngày 19/5/2014.

Bảng 2.3. Tỷ lệ phân luồng tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017

Năm

Tổng sốtờkhai Hải quan XNK

thương mại được đăng ký

(tờ)

Trong đó

Luồng xanh

(tờ)

Luồng vàng

(tờ)

Luồng đỏ (tờ)

Tỷlệtờ khai phân luồng xanh

(%)

Tỷlệtờ khai phân luồng vàng

(%)

Tỷlệtờ khai phân

luồng đỏ (%)

2012 2.702 369 1.434 899 14 53 33

2013 5.269 2.651 2.040 578 50 39 11

2014 8.810 6.151 2.071 588 70 23 7

2015 11.572 2.450 7.973 1.149 21 70 9

2016 16.925 4.039 11.086 1.800 24 66 10

2017 10.443 471 8.542 1.506 5 81 14

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Khi triển khai Hệthống VNACCS/VCIS, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bìnhđã thành lập Tổchuyên gia vềHệthống, thường xuyên đào tạo cho công chức nắm vững thao tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp vụ trên Hệ thống... Đơn vị đã chủ động bốtrí những công chức trong Tổchuyên gia, những công chức đã có nhiều kinh nghiệm trong các khâu đăng ký tờkhai, kiểm tra thực tếhàng hóa, thanh khoản hồ sơ hải quan đểxửlý dữliệu trong hệthống. Do hệthống tựphân luồng nên quá trình khai báo,đăng ký hồ sơ hải quan được thuận lợi, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, “giảm tải” cho công chức Hải quan, đồng thời tiết kiệm chi phí cho cảphía doanh nghiệp và Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quản lý khai thuế XNK được chặt chẽ, trong thời gian qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cũng rất quan tâm đến công tác quản lý giá tính thuế, kiểm tra mã sốhàng hóa - thuếsuất - xuất xứ, kiểm tra thực tếhàng hóa...Cục bố trí những công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụvững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt tại các khâu nghiệp vụ này. Đơn vị cũng thường xuyên cử công chức ở các khâu nghiệp vụ này tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, kỹ năng nhằm phục vụtốt hơncho công việc.

Tuy nhiên, với biên chế công chức ít, lực lượng bố trí mỏng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý giá tính thuế, kiểm tra mã sốhàng hóa - thuếsuất - xuất xứ, kiểm tra thực tếhàng hóa bởi vì: nhiều tờ khai NK linh kiện ô tô có đến nghìn dòng hàng; việc tra cứu Biểu thuếcòn nhiều phức tạp; có nhiều loại hàng hóa mới phát sinh chưa được định danh cụthểtại Biểu thuếXNK, công chức chưa có đủkiến thức thương phẩm học đểkiểm tra, phân loại, áp mã, doanh nghiệp lợi dụng sự phức tạp của cơ cấu sản phẩm hàng hóa đểkê khai hàng hóa vào mã sốcó thuếsuất thấp;

kết quả giám định của cơ quan giám định chuyên ngành đôi khi còn khác nhau giữa những lần giám định cùng một loại mặt hàng...

Mặc dù vậy, dưới sựchỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, công tác quản lý giá tính thuế, kiểm tra mã số hàng hóa - thuế suất - xuất xứ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tương đối chặt chẽ tại các Chi cục trực thuộc nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp khai báo sai trịgiá, mã số, thuếsuất, xuất xứhàng hóa, khai sai số lượng, tên hàng... nhằm mục đích trốn thuế. Trong những năm qua, nhờthực hiện tốt các khâu quản lý giá tính thuế, kiểm tra mã sốhàng hóa - thuếsuất - xuất xứ, kiểm tra thực tế hàng hóa, công tác phúc tập tờ khai hải quan (hiện tại là kiểm tra sau thông quan)... nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến việc áp mã số thuế sai, áp thuế suất sai,

Trường Đại học Kinh tế Huế

khai thấp trị giá... để trốn thuế đã được Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình phát hiện,ấn định và truy thu thuế, nộp kịp thời vào NSNN.

Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ quá trình khai thuế, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cũng quan tâm công tác quản lý nộp thuế. Chương trình ứng dụng kế toán thuế thường xuyên được nâng cấp để phục vụ công tác. Ở Phòng Nghiệp vụ, đơn vị bố trí 01 cán bộ chuyên theo dõi công tác kế toán thu; ở các Chi cục đều có 1-2 công chức thừa hành được phân công thực hiện công tác kếtoán thu thuếbên cạnh việc thực hiện thanh khoản hồ sơ hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK đểsản xuất hàng XK.

Tùy thuộc vào từng loại hình hàng hóa XNK, trên cơ sở các thông báo thuế XNK của tờ khai XNK, chứng từ ghi sổ số thuế phải thu, quyết định ấn định, quyết định chuyển loại hình nợ thuế, chứng từ nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước hoặc qua ngân hàng... công chức thực hiện công tác kếtoán thuếsẽthực hiện việc theo dõi quá trình nộp thuế của doanh nghiệp thông qua chương trình kếtoán thuếtập trung. Trong trường hợp gần đến thời hạn nộp thuế (trong trường hợp bảo lãnh) mà doanh nghiệp hoặc ngân hàng bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ thuếthì công chức này sẽsoạn thảo văn bản thông báo, trình lãnh đạo Chi cục ký ban hành, gửi đến doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị nộp thuếkhi hết thời hạn bảo lãnh hoặc mời Giám đốc đến Chi cục đểlàm việc vềviệc thực hiện nghĩa vụthuế.

Sau khi doanh nghiệp đã nộp thuếvào Kho bạc Nhà nước, công chức theo dõi thuế sẽtiến hành nhập dữliệu vào chương trình kếtoán thuế đểxóa khoản tiền thuếcòn nợcủa doanh nghiệp, đồng thời tính tiền chậm nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế trễ hơn so với ngày được bảo lãnh thuế.

Tại các Chi cục đều có sự phân công công chức thực hiện công tác kếtoán thu thuế trực tiếp thực hiện việc thanh khoản hồ sơ hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK đểsản xuất hàng XK. Sựphân côngnày chính là đểtạo điều kiện để công chức kế toán thuế theo dõi được sát sao hơn quá trình nộp thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp NK nguyên liệu, vật tư đểsản xuất hàng XK thì thời gian ân hạn thuếlà 275 ngày kểtừ ngày đăng ký tờkhai hải quan. Hết thời gian ân hạn thuế, doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh khoản nộp cho cơ quan hải quan. Hồ sơ thanh khoản chính là hồ sơ chứng minh sốnguyên liệu, vật tư NK đãđược đưa vào sản xuất thành hàng hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

và đãđược XK. Sau khi thanh khoản, nếu sốnguyên liệu, vật tư NK đã sản xuất thành sản phẩm và XK hết thì cơ quan Hải quan sẽ ban hành quyết định không thu thuế đối với lô hàng NK; trường hợp, nguyên liệu, vật tư NK về còn dư thì doanh nghiệp phải nộp đầy đủ thuếNK và thuếgiá trị gia tăng khâu NK chosố nguyên liệu này, ngoài ra còn doanh nghiệp còn bịnộp tiền chậm nộp thuế.

Bên cạnh việc bốtrí công chức kếtoán thuếkiêm nhiệm công tác thanh khoản vừa để tiết kiệm biên chế trong điều kiện thiếu biên chếvừa theo dõi được sát sao quá trình nộp thuế, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình còn thực hiện đồng bộ các phương pháp, biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủvà kịp thời tiền thuếvào NSNN. Việc quản lý, theo dõi được chi tiết, cụ thể đến từng doanh nghiệp, từng tờkhai, từng sắc thuế.

Bảng 2.4. Số thu nộp NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017 (Phân loại theo các sắc thuế)

Đơn vịtính: tỷ đồng

Năm Tổng sốthu nộp NSNN

Trong đó ThuếXK ThuếNK Thuế

GTGT

Thuế

TTĐB Thu khác

2012 172,30 20,80 9,00 142,40 0 0,10

2013 179,45 41,34 7,82 129,45 0 0,84

2014 276,10 90,30 6,90 178,20 0 0,70

2015 372,05 49,7 3,08 318,9 0 0,46

2016 269,00 31,90 9,80 226,80 0 0,36

2017 188,29 15,01 28,68 143,50 0 1,10

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Trong kế hoạch công tác trọng tâm hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đều xây dựng kế hoạch quản lý nợ thuế. Đơn vị đã chủ động thành lập Tổthu hồi nợ thuế; xây dựng kếhoạch chi tiết thu đòi nợ thuế theo từng tháng, quý; tiến hành phân loại đối tượng, phân loại nợ thuế, thu thập thông tin, triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế như đôn đốc tại trụ sở doanh nghiệp, phối hợp với cơ quan thuế để khấu trừ thuế, phối hợp với cơ quan công an để xác minh về đối tượng nợ thuế, đề nghị các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tiền gửi của đối tượng nợthuế...

Trường Đại học Kinh tế Huế