• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
115
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG DIỆU THU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG DIỆU THU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN LIÊM

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sửdụng đểbảo vệmột học vịnào.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên

Trương Diệu Thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nỗ lực cốgắng của bản thân, tôi xin bày tỏlòng biết ơn đến các thầy cô giáoở Trường Đại học Kinh tếHuếvà các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡcho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng Văn Liêm là người trực tiếp hướng dẫn đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Lệ Thủy, các ban, ngành, UBND huyện và UBND các xã, thị trấn huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bìnhđã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụcho luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên

Trương Diệu Thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họvà tên học viên :TRƯƠNG DIỆU THU

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo :Ứng dụng

Mã số: 8340410 Niên khóa : 2016–2018

Ngườihướng dẫn:TS. HOÀNG VĂN LIÊM

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆTHỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Luận văn đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trênđịa bàn huyện LệThủy, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của các xã cũng như toàn huyện trong thời gian tới.

-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sởlý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình.

2. Các phương thức nghiên cứu đã sửdụng

- Sốliệu điều tra được tổng hợp theo phương pháp phân tổthống kê theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;

- Sốliệu điều tra được xửlý, tính toán trên máy tính theo phần mềm EXCEL.

3. Các kết quảnghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016.

Tác giảrút ra những hạn chế, tồn tại trên nhiều nội dung từviệc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từnhững đánh giá đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, luận văn cũng đãđưa ra một sốkiến nghịvới Nhà nước và BộTài Chính, UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Lệ Thủy về các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CNH Công nghiệp hóa

HĐH Hiện đại hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

KBNN Kho bạc nhà nước

KTXH Kinh tếxã hội

NSĐP Ngân sách địa phương

NSNN Ngân sách nhà nước

NSTW Ngân sách trung ương

NSX Ngân sách xã

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Ngư T. Bắc Ngư Thủy Bắc

Ngư T.Trung Ngư Thủy Trung

Ngư T.Nam Ngư Thủy Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN... iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ... xi

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, sốliệu ...3

4.2.Phương pháp tổng hợp và xửlý sốliệu...5

4.3. Phương pháp phân tích...5

4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả...5

4.3.2. Phương pháp so sánh...5

4.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...5

5. Nội dung nghiên cứu ...5

5.1. Kết cấu của đềtài ...5

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ...6

1.1. Lý luận chung vềngân sách xã ...6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã...6

1.1.1.1. Khái niệm của ngân sách xã...7

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã ...8

1.1.1.3. Vai trò của ngân sách xã ...9

1.1.2. Nguồn thu, nhiệm vụchi của ngân sách xã...10

1.1.2.1. Nguồn thu của ngân sách xã ...10

1.1.2.2. Nhiệm vụchi của ngân sách xã...12

1.1.3. Quản lý ngân sách xã ...14

1.1.3.1. Khái niệm quản lý ngân sách xã...14

1.1.3.2. Phương thức quản lý ngân sách xã...14

1.1.3.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã ...15

1.1.3.4. Vai trò quản lý ngân sách xã ...16

1.1.3.5. Chu trình quản lý ngân sách xã ...16

1.1.3.6. Tổchức bộmáy quản lý ngân sách xã ...19

1.1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã...20

1.2. Cơ sởthực tiễn vềquản lý ngân sách xã...21

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại một số địa phương trong nước ...21

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lộc, thành phốHải Dương...21

1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình...22

1.2.2. Bài học kinh nghiệm ...24

TÓM TẮT CHƯƠNG 1...26

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ...27

2.1. Tổng quan vềhuyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình...27

2.1.1. Đặc điểm tựnhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện LệThủy ...27

2.1.1.1. Vị trí địa lývà địa hình ...27

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện LệThủy...30

2.2.1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụchi ngân sách xã trênđịa bàn huyện LệThủy....32

2.2.1.1. Phân cấp nguồn thu...32

2.2.1.2. Phân cấp nhiệm vụchi của ngân sách xã ...33 2.2.2.1. Nhiệm vụvà quyền hạn của các cơ quan chức năng trong quản lý chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

NSX huyện LệThủy ...36

2.2.2.2. Cơ cấu cán bộquản lý NSX trênđịa bàn huyện LệThủy ...38

2.3. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trênđịa bàn huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình ...40

2.3.1. Lập dựtoán ngân sách xã...40

2.3.1.1. Căn cứlập dựtoán thu, chi ngân sách xã...40

2.3.1.2. Dựtoán thu ...43

2.3.1.3. Dựtoán chi NSX...45

2.3.2. Chấp hành dựtoán ngân sách xã...48

2.3.2.1. Tình hình tổchức, quản lý thu ngân xã trên địa bàn ...48

2.3.2.2. Tình hình tổchức, quản lý chi ngân xã trên địa bàn ...60

2.3.3. Khâu quyết toán ngân sách xã...63

2.3.4. Thực hiện công khai tài chính ngân sách xã tại huyện LệThủy,tỉnh Quảng Bình ...64

2.3.5. Công tác kếtoán ngân sách xã ...66

2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách xã ...68

2.4. Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình ...72

2.4.1. Những kết quả đạt được ...72

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế...74

2.4.3. Nguyên nhân những hạn chếtrong công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình ...75

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...78

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆTHỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ...79

3.1. Phương hướng quản lý ngân sách xã trênđịa bàn huyện LệThủy trong giai đoạn hiện nay ...79

3.1.1. Thực hiện quản lý Ngân sách xã theođúng luật Ngân sách Nhà nưóc...79

3.1.2. Kết hợp quản lý Ngân sách xã với thị trường ...80

3.1.3. Thực hiện thu Ngân sách xãđạt hiệu quảcao nhất ...80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

3.1.4. Thực hiện chi Ngân sách xã hiệu quả, tiết kiệm ...80

3.1.5. Cân đối Ngân sách xã. ...82

3.1.6. Bộmáy tổchức ...82

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trênđịa bàn huyện LệThủy ...82

3.2.1. Hoàn thiện cơ chếphân cấp quản lý ngân sách, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã...82

3.2.2. Tăng cường sựlãnhđạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý....83

3.2.3. Tăng cường quản lý chu trình ngân sách đối với cấp xã ...87

3.2.4. Thực hiện cải cách hành chính trong quản lý ngân sách xã...90

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý ngân sách xã ...91

TÓM TẮT CHƯƠNG 3...92

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...93

1.Kết luận ...93

2. Kiến nghị...94

2.1. Đối với Nhà nước và BộTài chính ...94

2.2. Đối với tỉnh Quảng Bình ...94

2.3. Đối với UBND huyện LệThủy...94

TÀI LIỆU THAM KHẢO...96

PHỤLỤC...99 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Cơ cấu phiếu điều tra...4 Bảng 2.1: Qui mô, tốc độphát triển giá trịsản xuất trên địa bàn huyện LệThuỷ

thời kỳ2015 - 2017 (Theo giá so sánh 2010) ...30 Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu giá trịsản xuất trên địa bàn huyện LệThuỷ

thời kỳ2015 - 2017 (Theo giá hiện hành)...31 Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ điều tra vềphân cấp nguồn thu trên địa bàn

huyện LệThủy giai đoạn 2011-2016 ...33 Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ điều tra vềphân cấp nhiệm vụ chi NSX trên địa

bàn huyện LệThủy giai đoạn 2011-2016 ...35 Bảng 2.5. Số lượng cán bộquản lý NSX trênđịa bàn huyện LệThủy ...39 Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra vềcông tác ban hành

chế độchính sách, tiêu chuẩn, định mức quản lý ngân sách xã ...40 Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về định mức phân bổ

ngân sách xã qua các năm...42 Bảng 2.8. Tổng hợp tình hình dựtoán thu ngân sách xã huyện LệThủy

giai đoạn 2014-2016...43 Bảng 2.9. Dựtoán chi NSX huyện LệThủy giai đoạn 2014-2016 ...45 Bảng 2.10. Tình hình thực hiện thu ngân sách xã thuộc huyện LệThủy giai đoạn

2014-2016...49 Bảng 2.11. Kết quảthực hiện thu ngân sách tại các xã thuộc huyện LệThủy giai

đoạn 2014-2016...51 Bảng 2.12. Tình hình quản lý hoạt động thu ngân sách tại các xã trong

năm 2016...53 Bảng 2.13. Đánh giá của người dân vềtình hình quản lý thu NSX ...55 Bảng 2.14. Tình hình thực hiện chi ngân sách xã huyện LệThủy giai đoạn 2014-

2016 ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Bảng 2.15. Kết quảthực hiện chi ngân sách tại các xã thuộc huyện LệThủy giai đoạn 2014-2016...58 Bảng 2.16. Tình hình quyết toán chi ngân sách xã tại huyện LệThủy năm 201660 Bảng 2.17. Tình hình quản lý chi đầu tư XDCB từngân sách xã huyện LệThủy

năm 2016...61 Bảng 2.18. Đánh giá của người dân tình hình quản lý chi NSX ...62 Bảng 2.19. Tình hình quyết toán ngân sách xã trênđịa bàn huyện LệThủy năm

2016 ...63 Bảng 2.20. Đánh giá của cán bộ điều tra vềtrìnhđộchuyên môn, nghiệp vụcủa

cán bộTài chính xã ...67 Bảng 2.21. Kết quảthanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo, đề

nghị có liên qua đến quản lý NSX tại huyện LệThủy giai đoạn 2014- 2016 ...70 Bảng 2.22. Đánh giá của cán bộ điều tra vềcác yếu tố ảnh hưởng đến công tác

quản lý ngân sách xã trênđịa bàn huyện LệThủy...76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1. Dựtoán NS xã huyện LệThủy phân theo nguồn thu...44 Biểu đồ2.2. Dựtoán chi NSX huyện LệThủy phân theo nguồn chi ...50

SƠ ĐỒ

Sơ đồ2.1: Hệthống Ngân sách nhà nước Việt Nam...7 Sơ đồ2.2. Tổchức bộmáy quản lý NSX huyện LệThủy ...36 Sơ đồ2.3. Trình tựghi sổkếtoán theo hình thức kếtoán máy...66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Ngân sách nhà nước (NSNN) là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, là một khâu trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Ngân sách xã (NSX) là cấp ngân sách cơ sở của hệ thống NSNN. Tổ chức bộ máy cấp xã hoạt động tốt là do công tác quản lý NSX hoạt động tốt tạo phương tiện vật chất cho chính quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và xây dựng con người mới, nông thôn mới, xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở địa phương.

Trong bối cảnh chung của đất nước, huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn vềphát triển kinh tế - xã hội. Hơn 10 năm thực hiện Luật NSNN, cân đối NSX đang ngày càng vững chắc, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, không những đảm bảo được yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản lý nhà nước, sựnghiệp kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng mà còn dành một phần cho đầu tư phát triển. Mặc dù nguồn thu của NSX được khai thác tương đối triệt để nhưng do ảnh hưởng của cơ chếcũ nên vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từngân sách cấp trên. Trình độquản lý của cán bộcấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được yêu cầu đặt ra. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộlàm trong lĩnh vực tài chính tuy đãđược cải thiện nhưng vẫn chưa khuyến khích được cán bộ tâm huyết trong công việc. Biên chế tổchức chưa hợp lý, số lượng tuy nhiều nhưng những người có khả năng đánh giá được sự biến động của thị trường ảnh hưởng đếnthu chi như thếnào còn rất ít, chủyếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm sẵn có. Chính quyền cấp xã mặc dù đã được tăng cường tính tựchủsong vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chếcũ, trông chờ ỷlại vào ngân sách cấp trên.

Công tác quản lý thu chi NSX mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa tận thu các khoản thu phát sinh trên địa bàn, chi ngân sách chưa thực sự hiệu quả. Cơ cấu chi chủ yếu là chi thường xuyên, những khoản chi hội nghị, tiếp khách còn lớn gây lãng phí. Trình tự thực hiện cấp phát chi đầu tư xây

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

dựng cơ bản chưa hoàn toàn tuân theo các bước theo quy định. Hệ thống mẫu biểu chưa thống nhất, còn lộn xộn giữa các năm, sốliệu chưa thật sựchính xác.

Công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng với thực tế, chủ yếu lập dự toán trên cơ sở số thực hiện năm trước, hầu như không dựa vào các căn cứ như: nhiệm vụphát triển kinh tếxã hội trên địa bàn, sốkiểm tra vềdựtoán do UBND huyện thông báo…

Xuất phát từ những tồn tại trên, công tác quản lý NSNN nói chung và NSX trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng, bên cạnh những thuận lợi là nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nguồn thu lớn nhưng hoàn thiện công tác quản lý NSX là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, trong bối cảnh đó tôi chọn đềtài:“Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn tốt nghiệp của mình.Đây không phải là một đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh tế công tác quản lý NSNN cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ chế phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay. Luận văn này giúp cho UBND huyện Lệ Thủy, cũng như Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. Luận văn góp phần nâng cao năng lực quản lý mảng NSX đối với cấp huyện nói chung và đối với cấp xã nói riêng góp phần xây dựng khối chính quyền xã vững mạnh trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của huyện Lệ Thủy.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Luận văn đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các xã cũng như toàn huyện trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách cấp xã, để xác định các nội dung quản lý NSX.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý NSX tại huyện Lệ Thủyđể xác định điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.

-Đềxuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý NSX tại huyện LệThủy giai đoạn 2014 - 2016

- Đối tượng khảo sát: Các cán bộtrực thuộc UBND huyện, cán bộUBND xã thị trấn và người dânởmột sốxã, thịtrấn của huyện LệThủy.

* Phạm vi nghiên cứu

- Vềkhông gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các công tác quản lý NSX tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình

- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2014 – 2016; điều tra, khảo sát số liệu sơ cấp được tiến hành trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017; đềxuất giải pháp đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập thông tin, sốliệu

a. Thông tin, sốliệu thứcấp được thu thập từcác nguồn:

Các sốliệu thứcấp gồm các thông tin về đặc điểm tựnhiên, kinh tế- xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, … những tài liệu này được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kếhoạch, phòng Kinh tếhạtầng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đãđược công bố.

b. Sốliệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thông qua điều tra trực tiếp các cán bộtrực thuộc UBND huyện, cán bộ UBND xã, thị trấn và người dân, tham khảo các ý kiến kiến nghị, đề xuất của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình điều hành quản lý NSX trong thời gian qua với SởTài chính vềcông tác quản lý thu chi NSX (chi tiết theo phụ lục phiếu điều tra). Thông qua việc điều tra phỏng vấn các đối tượng trên đểthu thập các số liệu sơ cấp như: Những bất cập trong công tác điều hành quản lý NSX. Ưu, khuyết điểm của công tác quản lý NSX và những nội dung cần sửa đổi. Những kiến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

nghị đối với việc phân cấp thu, chi NSX trên địa bàn huyện. Những khó khăn của chính quyền cấp huyện, xã khi thực hiện thu, chi NSNN.

Đối với đối tượng điều tra là hộ dân, đềtài chủyếu tập trung vào các hộgia đình kinh doanh, buôn bán và hộ tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thị trấn Kiến Giang, xã Phong Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy, Hưng Thủy và xã Hồng Thủy. Nội dung điều tra chủ yếu là đánh giá của người dân về công tác quản lý NXS trên địa bàn như quản lý thu NS, các quỹcủa xã, hiệu quả đầu tư NSX,…

Bảng 1.1. Cơ cấu phiếu điều tra

TT Đối tượng điều tra

Số phiếu điều tra

Ghi Chú

1 Cán bộ 70

- Lãnhđạo UBND huyện 2

- Cán bộ phòng TC-KT, cán bộ 12 chi cục thuế

- Lãnhđạo UBND xã 28

- Cán bộ tài chính xã 28

2 Người dân 30

- Xã Phong Thủy 5

- Xã Sơn Thủy 5

-Xã Hoa Thủy 5

- Thị Trấn Kiến Giang 5

- Xã Hưng Thủy 5

- Xã Hồng Thủy 5

Tổng cộng 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2017 Các số liệu này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan, xác định các định hướng và là cơ sở khoa học quan trọng để phân tích đánh giá xác định được nội dung và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện LệThủy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

4.2.Phương pháp tổng hợp và xửlý sốliệu

- Sốliệu điều tra được tổng hợp theo phương pháp phân tổthống kê theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010: xửlý bằng một số công thức tính toán tại các môn học kinh tế và phần mềm thông dụng Excel để đánh giá và kiểm định thực trạng quản lý NSX trên cơ sởcác sốliệu thứ cấp và sơ cấp đã tổng hợp.

4.3. Phương pháp phân tích

4.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Sửdụng các chỉ tiêu sốtuyệt đối, số tương đối, sốbình quân, các tốc độphát triển để phân tích mức độ và biến động Ngân sách Nhà nước. Đây là phương pháp sửdụng chủyếu trong nghiên cứu này.

4.3.2.Phương pháp so sánh

Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tếvới định mức của nhà nước vềcác khoản thu-chi Ngân sách Nhà nước.

4.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thông qua việc thu thập thông tin phản hồi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý NSX trong khu vực để đánh giá những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSX trênđịa bàn huyện LệThủy

5. Nội dung nghiên cứu 5.1. Kết cấu của đềtài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn vềquản lý NSX

Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSX tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

1.1. Lý luận chung vềngân sách xã

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳhọp thứ 2 thông qua ngày 16/02/2002, NSNN được đề cấp như sau: “NSNN là toàn bộcác khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước". [21, tr.15]

Theo GS.TS Tào Hữu Phùng và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, thì “NSNN là dự toán (kếhoạch) thu - chi bằng tiền của nhà nước trong một khoản thời gian nhất định (phổbiến là một năm)”. [20, tr.11]

NSNN có thểhiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu, chi củanhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ.

Phần thu ngân sách thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; Phần chi ngân sách thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội thông qua phê chuẩn.

Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Đối tượng phân phối để tạo lập nguồn thu cho NSNN là giá trị của cải xã hội. Mục đích phân phối, sử dụng nguồn vốn NSNN là đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa nhà nước trong từng thời gian cụthể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Nhận thức NSNN là những quan hệ kinh tế giúp cho chúng ta có cái nhìn rộng hơn, toàn diện hơn về NSNN; đồng thời biết gắn hoạt động của NSNN với môi trường ra đời, tồn tại và phát triển của chính nó.

1.1.1.1. Khái niệm của ngân sách xã

Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì hệ thống Ngân sách nhà nước ở nước ta bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay, Ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách xã, phường, thịtrấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Cơ cấu tổchức của hệthống Ngân sách nhà nước ta có thểmô tả theo sơ đồsau:

Sơ đồ2.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam

(Nguồn: Tô Thiện Hiền, 2012) Tại điều 2, Thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường,

Ngân sách Trung Ngân sách nhà ương

nước

Ngân sách địa

phương Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách xã và TĐ Ngân sách cấp

huyện và TĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

thịtrấn có quy định: Ngân sách xã là một bộphận của hệthốngngân sách nhà nước, Ngân sách xã do Uỷban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát. Ngân sách xã bao gồm các khoản thu ngân sách xã và chi ngân sách xã. [3]

Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổchức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. Thu ngân sách xã gồm: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷlệphần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. [3]

Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng, Đoàn thểcấp xã và các khoản chi vềquản lý và phát triển kinh tếxã hội thuộc chức năng, nhiệm vụcủa chính quyền cấp xã. [3]

Như vậy, có thể hiểu Ngân sách xã là những khoản thu, chi của Ngân sách nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân xã xây dựng, tổ chức quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của Luật Ngân sách nhà nước quy định. [3]

1.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã

Trong công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, hệ thống NSNN ngày càng được hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang được nâng cao hiệu quả. Song song với quá trình này, NSX ngày càng chứng minh tầm quan trọng, tính hiệu quảtrong hoạt động của mình góp phần vào sựnghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Là một cấp ngân sách trong hệthống NSNN, nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương đó là:

-Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.

-Được quản lý, điều hành theo dựtoán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Bên cạch các đặc điểm chung, NSX còn có cácđặc điểm riêng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Một là, NSX là một loại quỹtài chính củacơ quan chính quyềnnhà nước cấp cơ sở. Hoạtđộng của quỹtiền tệ được thểhiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹgọi là thu NSX, phân phối và sửdụng quỹgọi là chi NSX.

Hai là, các khoản thu, chi NSX luôn mang tính pháp lý (các chỉ tiêu thu, chi này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện).

Ba là, đằng sau quan hệ thu, chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu, chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sởmàđại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủthểkinh tế- xã hội.

Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vịdự toán đặc biệt (dưới xã không có đơn vịdựtoán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối lớn đến quá trình tổchức lập, chấp hành và quyết toán NSX.

Xã là một cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, gắn bó trực tiếp với người dân và nền kinh tế - xã hội. NSX mang tính chất lưỡng tính, vừa là một cấp tự cân đối thu chi, lại vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách khác, NSX vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán, là cấp không có đơn vị dựtoán trực thuộc nào, nó vừa tạo nguồn thuđồng thời phải phân bổnhiệm vụchi.

1.1.1.3. Vai trò của ngân sách xã

NSX là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã có thể chủ động trong công tác khai thác những thếmạnh có sẵn tại địa phương đểphát triển kinh tế, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giữgìn an ninh trật tự trên địa bàn xã.

NSX trực tiếp giắn với người dân, trực tiếp giải quyết các mối quan hệvềlợi ích giữa nhà nước với nhân dân. Do đó, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế- xã hội của nhà nước.

Vai trò của NSX là công cụ của chính quyền nhà nước cấp xã để thực hiện chức năng quản lý kinh tế - tài chính ở xã. NSX được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có sự phân công cụ thể, gắn quyền hạn với trách nhiệm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Nhiệm vụ của NSX là huy động nguồn thu, bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của xã, góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thông qua hoạt động thu, chi NSX, đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân trong xã, đảm bảo sự công bằng xã hội, tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã.

1.1.2. Nguồn thu, nhiệm vụchi của ngân sách xã 1.1.2.1. Nguồn thu của ngân sách xã

Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.[3]

Căn cứ Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Trong đó phân định nguồn thu cho NSX như sau:

a) Các khon thu ngân sách xã hưởng 100%

Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ đểchủ động vềnguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Căn cứ quy mô giữa nguồn thu, chế độphân cấp quản lý kinh tế- xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ thu, chi thường xuyên. Khi phân cấp nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu sau:

-Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định.

-Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định;

-Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụtừquỹ đất công ích và đất công khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

-Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tựnguyện khác;

-Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độquyđịnh;

-Thu kết dư NSX năm trước;

-Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật.

b) Các khon thu ngân sách xãđược hưởng theo tlệ điều tiết -Thuếchuyển quyền sửdụng đất (nay là thuếthu nhập cá nhân);

-Thuếnhà, đất;

-Thuếmôn bài thu từcá nhân, hộkinh doanh;

-Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình (Nay là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp);

-Lệ phí trước bạnhà, đất.

Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụchi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thểquyết định tỷ lệNSX, thịtrấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là100%.

Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, NSX còn được HĐND cấp tỉnh bổsung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệphí phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụchi.

Tỷ lệ điều tiết các khoản trên cho NSX do HĐND tỉnh quy định và ổn định từ 3 đến 5 năm, phù hợp với tình hình ngân sách địa phương. Đề giảm bớt khối lượng nghiệp vụ, khuyến khích tăng thu ngân sách có thể giao chung cho các xã cùng một tỷlệ điều tiết.

c) Thu bổsung ngân sách xã từngân sách cấp trên

Cơ chế xác định số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX được quy định như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

-Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷlệphần trăm). Sốbổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giaoổn định từ 3 đến 5 năm.

-Thu bổsung có mục tiêu là các khoản bổsung theo từng năm để hỗtrợ xã thực hiện một sốnhiệm vụcụ thể.

Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.

1.1.2.2. Nhiệm vụchi của ngân sách xã

Chi NSX gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứchế độphân cấp quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:

a) Chi thường xuyên ca Ngân sách xã.

-Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nướcởxã:

+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;

+ Sinh hoạt phí đại biểu HĐND;

+ Các khoản phụcấp khác theo quy định của Nhànước;

+ Công tác phí;

+ Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;

+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụsở, phương tiện làm việc;

+ Chi khác theo chế độquy định.

-Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độquy định.

-Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Namởxã.

-Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệvà các khoản thu khác (nếu có).

-Chi cho công tác dân quân tựvệ, trật tựan toàn xã hội:

-Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thểdục thểthao do xã quản lý.

-Chi sựnghiệp giáo dục: Hỗtrợ các lớp bổ túc văn hoá, trợcấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

-Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bịphục vụcho khám chữa bệnh của trạm y tếxã.

-Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạtầng do xã quản lý như: Trường học, trạm Y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sởthểdục thểthao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng,...; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụchi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh... (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

-Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.

-Các khoản chi thường xuyên khácởxã theo quyđịnh của pháp luật.

-Chi bổsung cho ngân sách cấpdưới.

b) Chiđầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển là tập hợp tất cảcác nội dung chi có liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp hay xây mới các công trình thuộc hệthống cơ sởvật chất kỹthuật của xã như: đường Giao thông, Trường học, Trạm y tế, Trụ sở nhà làm việc,…Do vậy, các khoản chi này phát triển thểhiện rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốn nhiều hơn.

Nội dung chi đầu tư phát triển hiện nay của NSX xã gồm:

-Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã, không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh (Nguồn NSNN).

-Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nguồn huy động đóng góp của các tổchức, cá nhân cho từng dựán, công trình nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND cấp xã quyết định đưa vàoquản lý qua NSX.

-Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

1.1.3. Quản lý ngân sách xã

1.1.3.1. Khái niệm quản lý ngân sách xã

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệmà chủthể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn. [14, tr.29]

Quản lý NSNN nói chung là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính, do nhà nước điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế- xã hội quan trọng, do đó quản lý NSNN cần được nhận thức đầy đủ.

Điều 3 Luật NSNN năm 2002 quy định, NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Vì vậy, các khoản thu, chi NSX phải đảm bảo sự cân đối, theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán trên cơ sở pháp luật quy định, theo phân cấp quản lý. Cũng như các cấp ngân sách khác, hoạt động của NSX không mang tính tự phát mà nó được quản lý theo dự toán và được kiểm soát một cách chặt chẽqua Kho bạc Nhà nước.

Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổchức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với các hoạt động thu, chi NSX là hành vi hoạt động của con người trong các cơ quan nhà nước cấp cơ sở để tiến hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhằm duy trì, xây dựng và phát triển NSX đáp ứng được nhu cầu quản lý NSX của chính quyền cấp xã và nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòngở địa phương.[3]

1.1.3.2. Phương thức quản lý ngân sách xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Trong quản lý NSX, các chủthể quản lý có thểsửdụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụquản lý khác nhau, như:

-Phương pháp tổchức: Được sửdụng để thực hiện ý đồcủa chủ thểquản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của NSX theo những khuôn mẫuđã định và thiết lập bộmáy quản lý phù hợp với các hoạt động đó trong quản lý NSX.

-Phương pháp hành chính: Được sửdụng khi các chủthểquản lý NSX muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủthểquản lý đưa ra các mệnh lệnh hành chính.

-Phương pháp kinh tế: Được sửdụng thông qua việc dùng các đòn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổchức các hoạt động quản lý NSX.

-Hệthống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN: Được sửdụng để quản lý, điều hành các hoạt động quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng. Đây được xem như là một công cụquản lý có vai trò đặc biệt quan trọng.

Công cụpháp luật được sửdụng dưới dạng cụthểlà các chính sách,cơchếquản lý tài chính, các chế độquản lý tài chính, kếtoán, thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, NSNN như Luật Ngân sách năm 2002, Thông tư số60/2003/TT-BTC.

Mỗi phương pháp và công cụquản lý nêu trên đều có đặc điểm khác nhau và được sử dụng khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quảquản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.

1.1.3.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã

Quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

-Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.

-Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

-Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độkếtoán của Nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

-Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

1.1.3.4. Vai trò quản lý ngân sách xã

NSX vừa là một cấp trong hệ thống NSNN vừa là một cấp ngân sách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải có chính sách đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng định hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và nhà nước, cụthể:

Thứnhất, NSX là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi đúng định hướng, đúng chính sách, chế độ và tăng cường mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, công bằng trên địa bàn xã. Bằng việc đề ra hệ thống luật pháp, hệ thống thuế khóa đã kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã, chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn thuế và nghĩa vụ đóng góp khác.

Thứhai, NSX cung cấp các phương tiện vật chất cho sựtồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước cấp cơ sở. Thông qua thu NSX đã tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chiởcấp xã như chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dựphòng ngân sách.

Thứ ba, NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông nông thôn, liên thôn, liên xãđãđược xây dựng mới và nâng cấpthường xuyên, nhờ đó các cụm dân cư mới dần dần được hình thành, tácđộng đến sựphát triểnvà giao lưu kinh tế. Kinh tếnông thôn từngbước có sựchuyển dịch từkinh tếthuần nông sang kinh tế sản xuất hàng hóa, dịch vụ, bộmặt của làng xã từng bước đượcđổi mới cảvềvật chất lẫn tinh thần, người dân được hướng lợi ích xã hội ngày càng lớn hơn từGiáo dục, Y tế, Nông nghiệp nông thôn.

1.1.3.5. Chu trình quản lý ngân sách xã

Quản lý NSNN nói chung và quản lý NSX nói riêng đều có một chu trình khép kín giống nhau. Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộhoạt động của một ngân sách kểtừ khi bắt đầu hình thành cho tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán NS); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

a) Lập dựtoán ngân sách xã

Đây là khâu mở đầu của chu trình ngân sách, nó đặt cơ sở nền tảng cho nhưng khâu tiếp theo. Nó là quá trình phân tích, đánh giá khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính đểtừ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn; đồng thời trên cơ sở đó có thể xác lập những biện pháp về kinh tế- xã hội đểtổchức tốt các chỉtiêu kếhoạch đề ra.

Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷban nhân dân cấp trên, Uỷban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyếtđịnh. [3]

Lập dựtoán NSX phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu sau đây:

1) Lập theođúngnội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN, thời hạn quyđịnh.

2) Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

3) Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách.

4) Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động, dựán cần ưu tiên bốtrí vốn tránh dàn trải.

Căn cứ lập dự toán là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xác định nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý NSNN và quyết định dựtoán ngân sách cho từng lĩnhvực, từng ngành, từng cấp, từng đơn vị. Để việc lập dự toán đảm bảo tính chính xác và sát thực, cần dựa trên các căn cứsau:

-Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của xã thểhiện trong kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội của xãđãđược HĐND xã thông qua.

-Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSX và tỷlệphân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định;

-Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hànhnhư: chế độ tiền lương cán bộ, công chức xã, chi cho hoạt động của các ban, ngành,đoàn thể.

-Sốkiểm tra vềdựtoán NSX do UBND huyện thông báo;

-Tình hình thực hiện dự toán NSX năm trước và một số năm liền kề, ước

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

thực hiện ngân sách năm hiện hành.

-Dựbáo những xu hướng và vấn đề có tác động đến NSX năm kếhoạch. [3]

b) Tổchức chấp hành ngân sách xã

* Chấp hành thu ngân sách xã

Dự trên cơ sở các chính sách thu NSNN hiện hành, các chỉtiêu thu nộp ngân sách đãđược duyệt trong dự toán năm, mà trực tiết là dựtoán tháng,quý đểtổchức chấp hành thu NSX sao cho vừa phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch và phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được giao lại vừa thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách thu ngân sách củanhà nước.

Với mỗi khoản thu thực tế phát sinh trên địa bàn luôn luôn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.

Các khoản thu NSX đều phải được nộp vào tài khoản NSX tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Quá trình chấp hành thu NSX được quản lý chặt chẽ đến từng nội dung thu.

* Chấp hành dựtoán chi ngân sách xã

Các nguyên tắc chi NSX đượcquy định chi tiết tại Thông tư số 60/2003/TT- BTC của BộTài chính. Việc thực hiện chi phải bảođảm cácđiều kiện:

-Đãđược ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dựtoán và phân bổdự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách;

-Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;

-Được Chủtịch Uỷban nhân dân xã hoặc ngườiđược uỷquyền quyếtđịnh chi.

Căn cứ vào dự toán chi cả năm, dự toán quý có chia tháng và tiến độ công việc, Ban Tài chính xã làm thủtục chi trình Chủ tịch xã hoặc người được uỷquyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các khoản chi của NSX bằng Lệnh chi NSX. Trên Lệnh chi NSX phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của mục lục NSNN, kèm theo bảng kê chứng từ chi; đối với các khoản chi lớn phải kèm theo tài liệu chứng minh.Trường hợp thanh toán một lần có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

nhiều chương, thì lập thêm bảng kê chi, chi tiết theo mục lục NSNN, trên bảng kê ghi rõ sốhiệu, ngày tháng của Lệnh chi NSX, đồng thời trên Lệnh chi NSX phải ghi rõ sốhiệu của bảng kê, tổng sốtiền.

c) Quyết toán ngân sách xã

Quyết toán NSX là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Quyết toán NSX là việc tổng kết, đánh giá việc tổchức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc huy động và sửdụng ngân sách.

Vềsốliệu: Sốliệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán thu NSX là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSX qua Kho bạc Nhà nước; Số quyết toán chi NSX là số chi đã thực thanh toán hoặc đãđược phép hạch toán chi theo quy định.

Vềnội dung: Báo cáo quyết toán ngân sách phảitheo đúngcác nội dung trong dựtoánđược giao và theo mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của cácđơnvị dựtoán và ngân sách các cấp chính quyền địaphương không được quyết toán chi lớn hơnthu.

Báo cáo quyết toán nămphải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.

Vềtrách nhiệm: Chủtịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán NSX.

1.1.3.6. Tổchức bộmáy quản lý ngân sách xã

Theo quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định vềquản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, thì UBND các cấp có kế hoạch cụ thể từng bước củng cố Ban Tài chính của các xã đểBan Tài chính xã thực hiện tốt chức năng giúp UBND xã quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã theo chế độ quy định.

Chức danh và số lượng cán bộ của Ban Tài chính xã căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô thu, chi và định biên được Chính phủ quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vềchức danh, số lượng, một sốchế độ chính sách đố với cán bộ, công chức xã phường, thị trấn và những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Ban Tài chính xã thường có 3 người: 1 cán bộ Tài chính kế toán, cán bộtài chính kế toán làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và 1 thủ quỹ. Cán bộ Tài chính kế toán là uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác tài chính, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện công tác quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã. Cán bộ Tài chính kế toán phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tối thiểu trung cấp tài chính kế toán; ở miền núi cao đặc biệt khó khăn, tối thiểu phải qua đào tạo ngắn hạn chuyên ngành tài chính kế toán. Cán bộ tài chính kếtoán làm việc theo chế độhợp đồng có nhiệm vụgiúp cán bộtài chính quản lý hoạt động thu, chi NSX và các hoạt động tài chính khác ở xã; Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹtiền mặt của xã (đối với xã có quy mô thu chi nhỏ có thểsử dụng cán bộkiêm nhiệm, nhưng không được là cán bộkếtoán xã).

1.1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã

Trong điều kiện hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang là nhân tố ảnh hưởng lớn đến phân cấp quản lý NSNN ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Bởi lẽ, sự tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong thời kỳ mới. Trong thời kỳ hội nhập, nhà nước không can thiệp sâu và trực tiếp vào nền kinh tế mà chỉ đóng vai trò là người cầm cân nảy mực, tạo môi trường hành lang pháp lý cho nền kinh tế ở tầm vĩ mô, việc đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế bằng nguồn vốn NSNN chỉtập trungở những khâu trọng yếu không có khả năng thu hồi vốn và đáp ứng các nhu cầu phúc lợi xã hội. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý NSX

a) Thchếtài chính

Thểchế tài chính quy định phạm vi, đối tượng, thu, chi của cấp chính quyền xã; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSX. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhànước trong quá trình quản lý, sử dụng NSX. Thểchế tài chính quy định, chế định những nguyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nóiđến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSX phải trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì đó chính là những vănbản của nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý NSX .[3]

b) Phân cp qun lý ngân sách xã trong hthống ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụthu, chi ngân sách, gắn NSNN với các hoạt động kinh tế- xã hộiở từng địa phương một cách cụthểnhằm nâng cao tính năng động, tựchủ.[3]

c) Nhận thức của địa phương trong công tác quản lý ngân sách xã

Lãnhđạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu, nguyên tắc quản lý NSX, hiểu rõ nguồn gốc của NSX và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu từ lập, phân bổ dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra NSX. [3]

d) Tchc bmáy và trìnhđộ đội ngũ cán bộqun lý ngân sách xã

Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý NSX. [3]

e) Hthống thông tin, phương tiện qun lý ngân sách xã

Để thực hiện được chức năng quản lý NSX theo nhiệm vụ được giao, cần phải phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là nhiệm vụquan trọng của cấp xã. [3]

1.2. Cơ sởthực tiễn vềquản lý ngân sách xã

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại một số địa phương trong nước

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương Tại huyện Gia Lộc, thành phốHải Dương, hàng năm trước khi Ủy ban nhân dân huyện giao dự toán, các cơ quan, đơn vị tham mưu xá định và quản lý nguồn thu NSX là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phương đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, Ban chống thất thu, xây dựng lực lượng ủy nhiệm thu thuếcho UBND các xã, thị trấn, thực hiện công khai quy trình thu tại trụsở UBND

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

xã, thị trấn thông tin trên đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế phải nộp để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hóa. Nhờ đó mà NSX xã nói chung và huyện nói riêng luôn hoàn thành và vượt chỉtiêu kếhoạch giao hàng năm.

Trong điều hành chi ngân sách, Đảng ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lộc đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan, đơn vị chuyênmôn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực.

Chi đầu tư phát triển được bảm đảm tiếnđộ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở cấp huyện và cấp xã,đáp ứng chi đột xuất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Kho bạc nhà nước huyện tích cực phối hợp với các ngành trong hệ thống thuộc ngành tài chính quản lý chặt chẽ NSX, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện. Đưa công nghệthông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý NSX đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước. [24]

1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn huyện và điều tiết theo đúng địa bàn phát sinh, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước, Phòng Công Thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy sốthuế ở lĩnh vực này thu vềngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con sốcao nhất từ trước tới nay cho NSX. Các loại thu NSX từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từ đầu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quản lý nhà nước của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của luật pháp của Nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong quản lý đất đai qua các thời

Trên cơ sở công tác quản lý hoạt động thường xuy ên, c ần phải có khảo sát, điều tra nhu c ầu, nhiệm vụ thu – chi c ủa đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách để có

Quản lý thị trường địa phương chủ động phối hợp với các Ban Quản lý chợ, các doanh nghiệp và cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý thị

Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền đề nghị UBND cấp huyện

Để thực hiện chức năng quản lý của bộ máy thể chế Nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa theo hướng Nhà nước pháp quyền, cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, việc xây dựng ý

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước cần hoàn thiện và chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự

Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình quản lý chi ngân sách huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Qua phân tích những tồn tại và nguyên nhân, từ thực tiễn điều hành NSNN tại địa phương

Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Kiện