• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
116
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ BẰNG

QUẢN LÝ CHI NGĐN SÂCH NHĂ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN TUYÍN HÓA,

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÍN NGĂNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mê số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOĂNG QUANG THĂNH

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Phạm Thị Bằng

Sinh ngày 10 tháng 05 năm 1987

Quê quán: xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Là học viên: Lớp Cao học Quản lý kinh tế K17B1 (Khóa 2016 - 2018) - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Tôi xin cam đoan: Đề tài luận văn “Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Quang Thành. Các sốliệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Huế, ngày tháng 7 năm 2018 Học viên

Phạm Thị Bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, phòngĐào tạo Sau đại học, các Khoa và Bộ môn Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế; xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại nhà trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.HoàngQuang Thành, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cốgắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô), bạn bè đểluận văn này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng7năm 2018 Tác giả

Phạm Thị Bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: PHẠM THỊ BẰNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG QUANG THÀNH

Tên đề tài: QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Thực tế trong những năm qua công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý chi NSNN cấp huyện nói riêng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn còn không ít các hạn chế, bất cập nên hiệu quả chưa cao. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và chi ngân sách cấp huyện nói riêng tác giả đã chọn đề tài“Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm: Phương pháp nghiên cứu tổng hợp quan lý luận, tổng hợp tài liệu, số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS; Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh để hệ thống hóa và tổng hợp hóa tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

3. Kế quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, đề xuất các giả pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC TỪNGỮVIẾT TẮT

AN-QP An ninh quốc phòng

KBNN Kho bạc nhà nước

KT-XH Kinh tế- xã hội

NSNN Ngân sách nhà nước

TC-KH Tài chính - Kế hoạch

UBND Uỷban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸKHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC TỪNGỮVIẾT TẮT ... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG... viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ... ix

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Cấu trúc của luận văn...5

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ...6

1.1. Lý luận về chi ngân sách nhà nước cấp huyện...6

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp huyện ...6

1.1.2. Chi ngân sách nhà nước cấp huyện ...9

1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ...13

1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc và sựcần thiết quản lý chi NSNN cấp huyện...13

1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện...17

1.3. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện...25

1.3.1. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi NSNN cấp huyện ...25

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng...25

1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cấp huyện của một số địa phương và bài học đối với huyện Tuyên Hóa...27

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.4.2. Một sốbài họcđối với huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình...32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ...34

2.1. Giới thiệu về địa bàn và phòng Kếhoạch–Tài chính huyện Tuyên Hóa...34

2.1.1. Khái quát vềhuyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình ...34

2.1.2. Khái quát chung vềPhòng Tài chính - Kếhoạch huyện Tuyên Hóa...37

2.2. Tình hình thu chi NSNN huyện Tuyên Hóa...43

2.2.1. Tình hình thu ngân sách nhà nước cấp huyệngiai đoạn 2014 - 2016 ...43

2.2.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện giai đoạn 2014 - 2016...45

2.3. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyệnởhuyện Tuyên Hóa ...46

2.3.1. Thực trạng lập dựtoán chi NSNN cấp huyện ...46

2.3.2. Thực trạng quản lý chấp hành dựtoán chi ngân sách cấp huyện...54

2.3.3. Thực trạng kiểm soát các khoản chi NSNN cấp huyện ...56

2.3.4. Thực trạng quản lý quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện ...59

2.4.Đánh giá về quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa qua ý kiến của các đối tượng điều tra ...60

2.4.1. Một sốthông tin chung vềmẫu điều tra và đối tượng được điều tra ...60

2.4.2. Đánh giá vềCông tác quản lý NSNN tại huyện Tuyên Hóa ...62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...74

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH...75

3.1. Căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện của huyện Tuyên Hóa ...75

3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa ...78

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa ...80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...91

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...92

3.1. Kết luận ...92

3.2. Kiến nghị...93

3.2.1. Kiến nghị với Trung ương...93

3.2.2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh...94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...95

PHỤLỤC...97 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2014-2016 ...35 Bảng 2.2. Tình hình thu NSNN huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2014 - 2016 ...43 Bảng 2.3. Tình hình chi NSNN cấp huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2014 - 2016 ...45 Bảng 2.4. Tổng hợp dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện của huyện Tuyên Hóa qua 3 năm 2014-2016 ...47 Bảng 2.5. Tổng hợp dự toán chi thường xuyên từ NSNN cấp huyệnhuyện Tuyên Hóa qua 3 năm 2014-2016 ...52 Bảng 2.6. Kết quảkiểm soát chi NSNN qua 3 năm 2014- 2016 ...58 Bảng 2.7. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện năm2014-2016 ...60 Bảng 2.8: Đặc điểm đối tượng khảo sát ...61 Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ quan trọng và thực tế đạt được của các nội dung quản lý NSNN tại huyện Tuyên Hóa ...62 Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ quan trọng và thực tế đạt được của các biện pháp quản lý chi NSNN tại huyện Tuyên Hóa ...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1. Tỷtrọng giá trịsản xuất huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2014-2016...37 Biểu đồ2.2: Tình hình chấp hành dựtoán chi ngân sách cấp huyện...55

SƠ ĐỒ

Sơ đồ2.1 Cơ cấu tổchức bộmáy Phòng TC-KH huyện Tuyên Hóa...40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN1.ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và nâng cao đời sống xã hội, Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.

Trong những năm qua, quản lý NSNN ở Việt Nam đã có nhữngcải cách, đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội Khoá XI thông qua (ngày 16 tháng 12 năm 2002), có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Việc quản lý, điều hành NSNN chặt chẽ đã tạo điều kiện để tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, sử dụng tiết kiệm tài sản nhà nước, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nước luôn cần phải có nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản của những tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước.

Ngân sách cấp huyện là ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp huyện và là một bộ phận cấu thành NSNN, thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ, công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn trong quản lý kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Việc tổ chức, quản lý thu chi ngân sách cấp huyện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết trên địa bàn huyện. Trong những năm gần đây, việc quản lý điều hành ngân sách cấp huyện đã có nhiều thay đổi lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý chiNSNN cấp huyện nói riêng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn còn không ít các hạn chế, bất cậpnên hiệu quả chưa cao. Điều này đòi hỏi phảicó những giải pháp phù hợpnhằm nâng cao hơn nữatính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hộivà nâng cao đời sống của nhândântrên địa bàn.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và chi ngân sách cấp huyện nóiriêng tác giả đã chọn đề tài“Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại địa bàn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN cấp huyệntại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.Địa điểm thực tập tạiPhòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

3.2.2. Phạm vi về thời gian

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện được đánh giá trong giai đoạn 2014-2016; các số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 8/2017đến tháng03/2018; giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2020.

3.2.3. Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Quản lý chi ngân sách nhà nước là một phạm trù hết sức rộng lớn và phức tạp, khó có thể nghiên cứu và giải quyết triệt để trong phạm vi của một luận văn. Bởi vậy, trong khuôn khổ luận văn, nội dung của đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi quản lý chi NSNN huyện Tuyên Hóa qua các khâu từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán chi NSNN cấp huyện đến kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa, qua đó làm rõ những hạn chế, bất cập làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này tại đơn vị trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập sliu 4.1.1. Sốliệu thứcấp

Sốliệu thứcấp được thu thập từcác báo cáo về thu, chi ngân sách được cung cấp bởi các cơ quan, đơn vị có liên quan nhưKho bạc Nhà nước huyện Tuyên Hóa;

Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa; các nghị quyết củaHĐND tỉnh Quảng Bình và các quyđịnh về chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2014-2016.

Ngoài ra, để thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả còn tham khảo các loại tài liệu, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứucó liên quan đến lĩnh vực và vấn đềnghiên cứu đãđược công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.1.2. Sốliệu sơ cấp

Sốliệu sơ cấp được thu thập quađiều tra khảo sát ý kiến theo bảng hỏi chuẩn bị trước đối với các loại đối tượng có liên quan, gồm: (1) cán bộ nhân viên làm công tác quản lý chi ngân sách tại SởTài chính tỉnh Quảng Bình, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa và, (2) các đối tượng sử dụng NSNN thuộc địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Phiếu điều tra được gửi đến cán bộ cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc huyện, cán bộ lãnhđạo và kế toán của xã trên địa bàn huyện, các đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc huyện: Phòng Tài chính-Kế hoạch, UBNDhuyện, các đơn vị sự nghiệp có thu như: Ban quản lý công trình công cộng, Trung tâm Văn hóa thông tin…. Luận văn cũng đã thực hiện điều tra các đối tượng liên quan đến chu trình chi ngân sách gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH trên địa bàn nhằm đánh giá chất lượng công tác quản lý chi ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành giám sát và thanh tra, kiểm tra.

Cơ cấu mẫu điều tra cụthể như sau:

Vịtrí công tác Số lượng phiếu %

1. Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân 35 29,17

2. Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện 29 24,16

3. Sở Tài chính, Phòng Tài chính - kế hoạch

24 20

4. Các đơn vị liên quan chi thường xuyên NSNN

32 26,67

Tổng cộng 120 100

- Để đảm bảo tính đại diện cho tổng thểnghiên cứu, cỡmẫu điều trađược xác định trên cơ sởáp dụng công thức Cochran (1997):

Với n là cỡ mẫu cần chọn, z = 1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độtin cậy 95%.

Do tính chất p + q = 1 vì vậy p.q sẽlớn nhất khi p = q = 0,5 nên p.q = 0,25. Ta tính cỡmẫu với độtin cậy 95% và sai sốcho phép là 9%. Thay số vào phương trình trên, ta được:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Lúc đó, mẫu cần chọn có kích cỡ là 120.

4.2. Phương pháp tổng hợp và xửlý sốliệu

Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức khác nhau, luận văn sử dụng phương phápphân loại tài liệu, phân tổthống kê đểtổng hợp và hệthống hóa tài liệu thu thập được. Sau khi thu thập được các tài liệu, tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn.

Đềtài sửdụng phần mềm thống kê SPSS đểxửlý các sốliệu thu thập được.

4.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để xác định các đặc trưng về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của công tác quản lý NSNN cấp huyện thông qua các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh….

- Vận dụng phương pháp dãy dữ liệu thời gian để phân tích biến động, tăng trưởng quy mô, cơ cấu các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu.

-Dùng phương pháp so sánh để tiếp cận, phân tích chênh lệch, khác biệt giữa các đối tượng quản lý NSNN trên địa bàn nghiên cứu.

5. Cấu trúccủaluận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luậnvà kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sởlý luận và thực tiễnvềquản lý chi ngân sách nhànước cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN 2. NỘI DUNGNGHIÊN CỨU CHƯƠNG I

CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CHI NGÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1. Lý luận về chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp huyện 1.1.1.1. Khái niệmvềNSNN cấp huyện

Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử. NSNNra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ, như thuế bằng tiền, vay nợ… để phục vụ cho các hoạt động của Nhà nước, hình thành nên ngân sách nhà nước (NSNN).

NSNNđược xem là bộ phận quan trọng nhất của nền tài chính quốc gia.

Tại Điều 1, Luật NSNN 2002 (Số 01/2002/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002): “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước”.[19]

Hệthống NSNN bao gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương), bao gồm: Ngân sách cấp tỉnh và thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)[19].

Từcác quan niệm trên có thểthấy:

- Xét về biểu hiện bên ngoài, NSNN là một bản dự toán thu, chi bằng tiền của Nhànước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

- Xét về bản chất kinh tế, NSNN là mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Mối quan hệ này được thểhiện thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ NSNN. Để tạo lập được một NSNN bền vững, các chủ thể quản lý tài chính công phải giải quyết hài hòa mối quan hệvềlợi ích giữa Nhà nước và các chủthểtrong nền kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Ngân sách cấp huyện là công cụquan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi xem xét ngân sách cấp huyện không tách rời khỏi NSNN cấp trên nhưng cũng không được coi ngân sách cấp huyện là yếu tố thụ động trong hệ thống ngân sách. Theo đó, ngân sách cấp huyện là toàn bộcác khoản thu -chi được quy định đưa vào dự toán trong một năm do Hội đồng nhân dân huyện quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung được ngân sách cấp huyện và cơ quan quyết định cũng như cơ quan chấp hành ngân sách cấp huyện.

Như vậy, NSNN cấp huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện. Nó phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa chính quyền cấp huyện.

1.1.1.2. Đặc điểmcủaNSNN cấp huyện

Ngân sách nhà nước có nhữngđặc điểm chung sau đây:

Thứnhất, hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế- chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sởnhững luật lệnhất định. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa NSNN với các khoản tài chính khác. Các khoản thu NSNN đều mang tính chất pháp lý, còn chi NSNN mang tính cấp phát ‘‘không hoàn trả trực tiếp’’. Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mìnhđể quy định hệthống pháp luật buộc mọi pháp nhân và thểnhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước với tư cách là một chủthể.

Các hoạt động thu chi NSNN đều tiến hành theo cơ sở nhất định. Đó là các Luật thuế, các chế độ thu, chế độ chi tiêu, tiêu chuẩn định mức chi tiêu... mà Nhà nước ban hành. Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức các hoạt động thu, chi của NSNN là một yêu cầu có tính khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh mực và có tác động tới mọi chủ thể kinh tế, xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng. Hoạt động thu, chi NSNN là thểhiện các mặt KT- XH của Nhà nước, dù dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và xã hội thể hiện qua các khoản cấp phát từ NSNN cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư. Quan hệ kinh tếgiữa Nhà nước và xã hội đó thểhiệnởphạm vi rộng lớn.

Thứ ba, NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹtiền tệkhác. Nét khác biệt của NSNN với tư cách là một quỹtiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹnhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đãđịnh; Quá trình phân chia quỹNSNN chính là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN đểhình thành các loại quỹnhằm thoảmãn các nhu cầu chi tiêu của các lĩnh vực, các ngành theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.

Thứ tư, hoạt động thu, chi của NSNNđược thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Hoạt động thu, chi của NSNN được thể hiện theo nguyên tắc không hoàn lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo để đảm bảo công bằng xã hội.

Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, NSNN cấp huyện còn có những đặc điểm riêng của nó. Cụthểlà:

- Là một bộ phận của ngân sách địa phương nhưng NSNN cấp huyện lại là trung gian giữa NSNN cấp tỉnh và NSNN cấp xã trong hệthống NSNN địa phương.

NSNN cấp huyện thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện,đó là mối quan hệgiữa ngân sách cấp huyện với các tổchức, cá nhân trong quá trình phân bổ, sửdụng các nguồn lực kinh tếcủa huyện.

- Thu, chi ngân sách là nhiệm vụ chính, cơ bản của NSNN cấp huyện. Huyện có nhiệm vụphải tổ chức thu và thực hiện chi ngân sách để đáp ứng nhiệm vụkinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương. Nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN cấp huyện do HĐND cấp tỉnh quy định phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và trìnhđộquản lý của cấp huyện trên địa bàn.

- Dự toán thu, chi NSNN cấp huyện được lập theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa bộ máy nhà nướcởcấp huyện.[10,11]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.2. Chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.1.2.1. Khái niệm chi NSNN cấp huyện

Chi NSNN có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng các quan niệm đều thống nhất cho rằng: chi NSNN là quá trình Nhà nước phân bổnguồn ngân sách của mình sửdụng vào việc đảm bảo duy trì các hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước trong một thời gian nhất định.

Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trảnợcủa Nhà nước, chi viện trợvà các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi NSNN cấp huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đãđược tập trung vào ngân sách cấp huyện để đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện. Chi NSNN cấp huyện không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổcho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụthểthuộc chức năng của chính quyền cấp huyện.

Chi NSNN cấp huyện được thực hiện qua quá trình phân phối và sửdụng:

Phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN cấp huyện để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

Sử dụng là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN cấp huyện mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sửdụng.[10]

1.1.2.2. Đặc điểm chi NSNN cấp huyện

Là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống NSNN, vì vậy chi NSNN cấp huyện cũng có đầy đủ những đặc điểm chung của chi NSNN. Ngoài những đặc điểm của chi NSNN nói chung, chi NSNN cấp huyện còn cóđặc điểm khác về mức độ, phạm vi và quy mô. Cụ thểlà:

Thứnhất, chi NSNN cấp huyện chỉlà một cấp trung gian trong chi ngân sách địa phương. Đặc điểm này là do vị trí NSNN cấp huyện trong cơ cấu hệ thống NSNN quy định, NSNN cấp huyện không phải là toàn bộ ngân sách địa phương mà chỉ là một bộ phận trong ngân sách địa phương, nhưng NSNN cấp huyện lại là bộ phận trung gian trong ngân sách địa phương, tức là trung gian giữa ngân sách tỉnh và ngân sách xã, do đó chi ngân sách huyện có mối quan hệ chặt chẽvới chi ngân sách tỉnh và chi ngân sách xã.Đây là đặc điểm riêng có của chi NSNN cấp huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Thứ hai, chi ngân sách nhà nước cấp huyện gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội mà chính quyền cấp huyện đảm nhiệm trong từng thời kỳ.

Vừa có điểm giống nhưng lại có điểm khác với đặc điểm chi NSNN nói chung, nếu chi NSNN gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, thì chi ngân sách nhà nước cấp huyện chỉ gắn với nhiệm vụphát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh trên phạm vi huyện quản lý, đảm nhiệm.

Nếu chi NSNN căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ để xây dựng, thực hiện kếhoạch chi ngân sách thì chi ngân sách huyện lại chỉ căn cứvào nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của huyện đểxây dựng, thực hiện kếhoạch chi ngân sách huyện.

Thứba, cơ cấu, nội dung và mức độchi NSNN cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Giống với chi NSNN nói chung đó là chi ngân sách đều có cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước quyết định, nhưngNSNN cấp huyện là một cấp của ngân sách địa phương do đó quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ chi NSNN cấp huyện không phải là Quốc hội mà là HĐND tỉnh (cơ quan quyền lựcở địa phương) quyết định. Đặc điểm này vừa thể hiện tính thống nhất trong chi NSNN tạo được sự cụ thể, chính xác, kịp thời và hiệu quảcủa chi ngân sách của quốc gia.

Chi NSNN cấp huyện bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và chi thường xuyên.

-Chi đầu tư xây dựng cơ bản có các đặc điểm sau:

Một là, chi đầu tư XDCB là khoản chi tích lũy, có thể được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng mới hoặc theo hình thức đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụhiện có.

Hai là,quy mô và cơ cấu chi đầu tư XDCB của ngân sách không cố định và phụthuộc vào chiến lược phát triển KTXH của huyện trong từng thời kỳvà mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Ba là, chi đầu tư XDCB gắn chặt với chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quảvốn đầu tư.

-Chi thường xuyên có các đặc điểm sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Một là, chi thường xuyên mang tính ổn định, có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội; phạm vi, mức độ chi gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cungứng các hàng hóa công cộng.

Hai là, các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng. Hầu hết các khoản chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổchức. Các hoạt động này hầu như không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tuy nhiên những khoản chi thường xuyên lại có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một môi trường kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng lao động thông qua các khoản chi cho giáo dục đào tạo.

Ba là, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức bộmáy chính quyền cấp huyện và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của huyện trong từng thời kỳ, vì phần lớn các khoản chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường, hiệu quảcủa bộmáy chính quyền cấp huyện.

Bốn là, nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch. Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sựviệc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia.

Năm là,hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụthể như chi cho đầu tưXDCB,không đơnthuần vềmặt kinh tế mà được thểhiện qua sự ổn định chính trị, xã hội từ đó thúc đẩy sựphát triển bền vững của đất nước.[9,11]

1.1.2.3. Vai trò của chi NSNN cấp huyện

Thứ nhất, chi NSNN cấp huyện đảm bảo sự hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước muốn tồn tại, hoạt động được phải có kinh phí đểnuôi sống và duy trì , phát triển bộ máy đó. Kinh phí nuôi, duy trì và phát triển bộmáy càng lớn tạo điều kiện cho bộ máy đó hoạt động càng tốt, càng có chất lượng và hiệu quả. Nguồn kinh phí đểduy trì sựtồn tại, hoạt động và phát triển bộ máy chính quyền cấp huyện là chi trả lương, phụ cấp và các khoản đóng góp, văn phòng phí và các khoản chi khác vềquản trịnội bộcủa bộmáy hành chính cấp huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Thứhai, chi NSNN cấp huyện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Nội dung của chi NSNN nói chung và chi ngân sách cấp huyện nói riêng là chi cho đầu tư phát triển kinh tế và chi thường xuyên. Tất cả các khoản chi này đều là cấp phát không hoàn trả. Với các khoản chi đó tạo điều kiện về phát triển hệ thống kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, bao gồm cả hệ thống giao thông, thông tin, điện, nước, hệ thống y tế, văn hóa giáo dục trên địa bàn cấp huyện. Hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ toàn diện tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Nếu không có chi ngân sách cấp huyện thì không thể có điều kiện vốn để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và điều đó làm kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, chi NSNN cấp huyện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa, tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Thứ ba, chi NSNN cấp huyện góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại, hợp lý.

Trong chi NSNN cấp huyện có nội dung chi cho đầu tư phát triển kinh tế, chi đầu tư hỗtrợ cho các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế. Căn cứvào nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong từng thời kỳ để xây dựng, thực hiện kế hoạch chi ngân sách. Như vậy, nếu nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội theo hướng nào, chi NSNN cấp huyện sẽ tập trung cho phát triển theo mục tiêu, nhiệm vụ đó, do đó chiNSNN cấp huyện luôn có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Để đạt đượcđiềuđó,cơ cấu kinh tếluôn chuyển dịch theo hướng hiện đại, hợp lý.

Thứ tư,chi NSNN cấp huyện góp phần quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội,ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.

Một trong những khoản chi NSNN cấp huyện là chi phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý, như: chương trình "Xóa đói giảm nghèo", "Xây dựng nông thôn mới", "Phát triển kinh tế nông thôn, miền núi", "Tái định cư", "Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục nông thôn, miền núi, hải đảo"… Kết quả của các chương trình, mục tiêu quốc gia này là giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người có thu nhập thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân trênđịa bàn huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Thứ năm,chi NSNN cấp huyện góp phần quan trọng trong đảm bảo giữgìn an ninh, quốc phòng trênđịa bàn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

Toàn bộ chi phí cho đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng của quốc gia đều có nguồn gốc từ chi NSNN. Theo đó toàn bộchi phí cho lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng trên địa bàn huyện do ngân sách địa phương đảm nhận theo quy định của pháp luật cũng do ngân sách cấp huyện cấp phát. Nguồn chi ngân sách đó đảm bảo đầy đủ, kịp thời sẽ đảm bảo cho các hoạt động quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện quản lý được thực hiện tốt và do đó đảm bảo tốt an ninh, trật tự, an toàn xã hội và quốc phòngđược giữvững.[15, 16]

1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấphuyện

1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc và sự cần thiếtquản lý chi NSNN cấp huyện 1.2.1.1. Khái niệm

Quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống phương pháp, công cụ quản lý tác động đến các hoạt động chi thường xuyên NSNN phục vụtốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy phát triển KTXH.

Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các cách thức, biện pháp phân phối và sử dụng tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối, sử dụng NSNN cho mục đích chi tiêu nhằm duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa bộmáy chính quyền cấp huyện.[14]

1.2.1.2. Nguyên tắc quản lý chi NSNN cấp huyện Thứnhất,nguyên tắc quản lý theo dựtoán:

Dựtoán là khâu mở đầu của chu trình NSNN. Việc quản lý chi NSNN cấp huyện phải theo dựtoán từnhững cơ sởlý luận và thực tiễn sau:

- Cơcấu thu, chi của NSNN phụthuộc vào sựphán quyết của cơ quan quyền lực nhà nước đó. Do đó, mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trởthành hiện thực khi khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- Phạm vi của chi NSNN rất đa dạng, liên quan tới nhiều loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng, định mức riêng tùy thuộc vào thực tế. Như vậy, quản lý theo dự toán là nguyên tắc đảm bảo yêu cầu cân đối NSNN, tránh tính tùy tiện và thuận lợi cho việc điều hành NSNN.

Thứhai, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:

Nhu cầu vô hạn nhưng nguồn lực thì có hạn nên tiết kiệm, hiệu quả luôn là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu trong quản lý ngân sách nói chung. Trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đòi hỏi phải luôn tính toán sao cho tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích. Đặc thù hoạt động chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp và nhu cầu gia tăng nhanh chóng, do vậy, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quảcàng phải được tôn trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo khi quá trình quản lý chi NSNN phải:

- Xây dựng định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng và tính chất công việc, phải sát với thực tế.

-Đa dạng hóa các hình thức cấp phát ngân sách và lựa chọn hình thức cấp phát phù hợp áp dụng cho mỗi loại hìnhđơn vịhay yêu cầu quản lý của từng nhóm chi.

- Sắp xếp ưu tiên các hoạt động hoặc các nhóm chi mục tiêu, phân bổ ngân sách hợp lý để với nguồn lực hạn chế vẫn đảm bảo được yêu cầu của công việc, mang lại hiệu quảcao.

-Xem xét đánh giá tính hiệu quảcủa chi NSNN một cách tổng quát, đánh giá độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi đến các mối quan hệkinh tếvà thời gian phát huy tác dụng của nó từ đó thấy được những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội mà toàn xã hội được thụ hưởng từnó.

Thứba, nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước:

Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) là phương thức thanh toán có sự tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSNN, Kho bạc Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng NSNN thanh toán chi trả (gọi chung là người được hưởng) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể: đơn vị sử dụng NSNN ủy quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

của mình đểchuyển trảvào tài khoản cho người được hưởngở một trung gian tài chính nào đó, nơi người hưởng mở tài khoản giao dịch. Do vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽmọi khoản chi NSNN.

Đểthực hiện tốt nguyên tắc này, cần phải:

- Các khoản chi NSNN phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ do cấp có thẩm quyền quy định, phải được đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Tất cả các khoản chi này phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán.

- Tất cả các cơ quan, đơn vị, chủdự án sử dụng kinh phí từ NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sựkiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình lập, phân bổdựtoán, cấp phát, thanh toán và quyết toán NSNN.

-Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định dựtoán ngân sách của cơ quan, đơn vịcùng cấp; kiểm tra phương án phân bổvà giao dựtoán của các đơn vịdựtoán cấp trên cho các đơn vịdựtoán cấp dưới.

- KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên NSNN theo quy định. Phối hợp với các cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sửdụng và xác nhận sốthực chi NSNN.

- Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán phù hợp với từng khoản chi và tình hình thực tế, thực hiện kịp thời thu hồi giảm chi đối với những khoản chi sai tránh thất thoát NSNN. [14, 15]

1.2.1.3. Sựcần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện Thứnhất, do yêu cầu vàđòi hỏi của phát triển nền kinh tếthị trường.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần đòi hỏi phải tổchức quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan tác động vào quá trình phân phối, sửdụng nguồn ngân sách thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước đểsửdụng ngân sách có hiệu quảnhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Thứhai, do yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện.

Để ổn định và không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, có nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tốhết sức quan trọng là sửdụng nguồn NSNN một cách hiệu quả, làm sao phải tăng tính hiệu quảkinh tế- xã hội từ ngân sách bỏra. Muốn tăng hiệu quảcủa NSNN thì phải phân phối, sửdụng nguồn ngân sách đó một cách khoa học, hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện cụthểvềkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn cụ thể. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN cấp huyện theo cơ chếthị trường có sựquản lý của Nhà nước.

Thứba, do quản lý chi NSNN cấp huyện hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế.

Cùng với đổi mới mô hình quản lý kinh tếthì quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN cấp huyện nói riêng cũng đãđổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhận thức còn hạn chế, chưa theo kịp với sự vận động của quy luật khách quan, vừa đổi mới, vừa thực hiện lại vừa ít kinh nghiệm. Do đó các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách về quản lý chi ngân sách trong đó có quản lý chi NSNN cấp huyện mới từng bước được hoàn thiện, chưa vững chắc, đôi khi còn khập khiễng, chưa phù hợp với thực tiễn khách quan.

Hơn nữa bộ máy quản lý đang được sắp xếp, hình thành, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách lại còn nhiều hạn chế; khoa học, công nghệtrang bịcho công tác này lại có hạn… Vì vậy, hiệu quảquản lý chi ngân sách chưa cao, còn tràn lan, thất thoát trong sử dụng ngân sách huyện, từ đó ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội. Với những lý do đó nên việc tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện là hết sức cần thiết.

Thứ tư,do yêu cầu đòi hỏi cao của hội nhập kinh tếquốc tếngày càng sâu rộng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế, hội nhập kinh tếquốc tếngày càng sâu rộng và thực tếlà sựhội nhập kinh tế đó tác động đến từng huyện, từng xã đòi hỏi cấp huyện phải có những đổi mới về mọi mặt đểtạo những điều kiện, môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Sản phẩm trên địa bàn huyện sản xuất ra không phải chỉ trao đổi, thông thương trong huyện, trong tỉnh, trong nước mà là trao đổi quốc tế, tức là phục vụcho xuất khẩu…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Để có được những điều kiện như vậy, cấp huyện phải đổi mới toàn diện cả vềcải cách hành chính bộ máy nhà nước, phát triển kết cấu hạtầng, phát triển kinh tế hàng hóa có giá trị cao… Tất cảcác vấn đề đó có được phải bắt đầu từ đổi mới toàn diện quản lý chi NSNN cấp huyện.[13]

1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.2.1. Lập dự toán chi NSNN cấp huyện

Lập dựtoán chi NSNN là quá trìnhđánh giá, phân tích nhu cầu chi trên cơ sở cân đối nguồn thu đểtừ đó xác định các chỉ tiêu, cơ cấu chi cho phù hợp. Lập dựtoán NSNN nói chung và lập dự toán chi NSNN nói riêng là khâu đầu tiên quan trọng, là giai đoạn khởi đầu trong một quá trình ngân sách, tạo tiền đề cơ sởcho các khâu tiếp theo, nếu việc lập dự toán NSNN được thực hiện có đầy đủ cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc thực hiện NSNN và quyết toán NSNN sẽrất chất lượng và hiệu quả, chính vì vậy việc lập dựtoán NSNN phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với các giai đoạn sau của toàn bộ quá trình ngân sách, trong đó chi NSNN là các mục tiêu cần thực hiện, nó phác họa chương trình làm việc của Nhà nước trong một năm, còn thu NSNN là phương tiện đểthực hiện các mục tiêu đó.

Yêu cầu của lập dựtoán chi NSNN cấp huyện là dựtoán chi phải cân đối với nguồn thu NSNN cấp huyện, phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách. Đáp ứng yêu cầu này sẽ đảm bảo tính cụ thể, thống nhất, có căn cứ khoa học phù hợp với thực tiễn.

Dựtoán chi ngân sách của đơn vịdựtoán các cấp được lập phải thểhiện đầy đủcác khoản chi theo mục lục NSNN theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó, dự toán chi đầu tư XDCB được lập trên cơ sở quy hoạch, kếhoạch, chương trình, dự án đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt; dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Nội dung của lập dựtoán chi NSNN cấp huyện bao gồm:

Lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản Một là, lập kếhoạch vốn đầu tư XDCB:

Trên cơ sởnguồn thu để chi cho đầu tư XDCB, căn cứvào tiến độvà mục tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

thực hiện của các dự án, căn cứsốliệu thu, chi ngân sách năm trước, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau, trong đó có nội dung chi đầu tư XDCB. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trình UBND huyện, xin ý kiến thường trực HĐND huyện trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét.

Trên cơ sở đềxuất dựtoán thu, chi ngân sách huyện, các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh sẽtổchức thảo luận với huyện làm cơ sở để các sở tham mưu UBND tỉnh giao dựtoán thu, chi ngân sách huyện trong đó có chỉ tiêu chi đầu tư phát triển.

Hai là, phân bổvốn đầu tư XDCB:

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện lập tờ trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư XDCB từnguồn ngân sách cấp huyện gửi vềUBND huyện. Phòng Tài chính - KH huyện là đầu mối tiếp nhận các tờtrình trên và thực hiện tổng hợp. Căn cứvào các mục tiêu, định hướng phát triển KTXH của năm kếhoạch, khả năng ngân sách huyện dành cho chi đầu tư XDCB, tiến độ thực hiện dự án, tỉ lệ cơ cấu ngân sách cấp huyện trong Quyết định cho phép lập dự án đầu tư, Phòng Tài chính - KH huyện thammưu UBND huyện phân bổvốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn.

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dựán thuộc phạm vi quản lý theo quy định Luật NSNN và các quy định của Nhà nước vềquản lý đầu tư XDCB.

Sau khi phân bổvốn đầu tư, UBND huyện gửi kếhoạch vốn đầu tư đến các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh đểbáo cáo và tiến hành giao kếhoạch vốn cho các chủ đầu tư đểthực hiện, đồng thời gửi phòng Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện đểtheo dõi,điều hành, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư.

Ba là,điều chỉnh kếhoạch vốn đầu tư XDCB:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, Phòng TC - KH huyện phối hợp với KBNN huyện,hướng dẫn các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độthực hiện dựán và giải ngân kịp thời kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời tiến hành rà soát, tham mưu UBND huyện trình Hội đồng nhân dân huyện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư đối với những dự án không có khả năng thực hiện sang cho những dự án có khả năng thực hiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Lập dự toán chi thường xuyên Một là,căn cứlập dựtoán gồm:

- Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sựnghiệp, hoạt động ANQP và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSNN có một cách nhìn tổng quát về những mục tiêu và nhiệm vụmà NSNN phải hướng tới.

- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.

Đây chính là việc cụthểhóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giải đoạn phát triển KTXH kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽlà những yếu tố cơ bản đểxác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN.

- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kếhoạch. Muốn dự toán được khả năng này phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳbáo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳkếhoạch.

- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự kiến những điều chỉnh hoặc thay đổi có thểxảy ra trong kỳkếhoạch. Đây là cơ sởpháp lý cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi của NSNN. Đồng thời là cơ sở cho quá trình chấp hành dự toán, không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi một hay một sốchế độ chính sách chi nào đó.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳbáo cáo cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dựtoán chi theo các phương diện: tính phù hợp của các định mức chi, của các hình thức cấp phát, hướng gia tăng của các khoản chi cảvềtốc độ và cơ cấu diễn ra như thếnào.

Hai là, trình tựlập dựtoán:

-Hàng năm căn cứ các văn bản Chính phủ, của UBND tỉnh vềviệc xây dựng kếhoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN, hướng dẫn của Sở Tài chính về việc lập dự toán ngân sách đối với cấp huyện, cấp xã. UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - KH huyện hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã lập dự toán NSNN năm sau, trong đó có dự toán chi thường xuyên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

- Trên cơ sở dự toán NSNN do các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã lập, Phòng Tài chính - KH huyện huyện xem xét và tham mưu cho UBND huyện tổng hợp dựtoán chi NSNN cấp huyện, trong đó có dựtoán chi thường xuyên gửi Sở Tài chính. Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dựtoán, UBND tỉnh phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện.

- Trên cơ sở dự toán NSNN cấp huyện được UBND tỉnh phân bổ, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài chính -KH hướng dẫn các đơn vị dựtoán cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh dựtoán, tổng hợp trình UBND huyện xem xét cho ý kiến chính thức.

UBND huyện trình Huyện ủy thông qua để trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trên cơ sở xem xét báo cáo và tờ trình của UBND huyện vềdự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ NSNN cấp huyện, báo cáo thẩm tra của Ban KTXH - Hội đồng nhân dân huyện và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn dựtoán chi NSNN cấp huyện, trong đó có dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện.[12]

1.2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nướccấp huyện

Chấp hành dự toán chi NSNN là quá trình thực hiện dự toán chi NSNN sau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua theo những trình tự, nguyên tắc nhất định, là khâu cốt yếu mang tính quyết định đối với một chu trình ngân sách, nếu khâu lập dự toán chi NSNN có tốt thì cũng đang là dự toán, chúng có phục vụ tốt quá trình phát triển KTXH của địa phương hay không tùy thuộc vào hoạt động chấp hành dự toán chi . Hoạt động chấp hành dựtoán chi NSNN luôn có sựtham gia của Nhà nước, gắn với lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tham gia vào tất cảcác quan hệchấp hành chi ngân sách, cho dù ở giai đoạn phân bổ hay chi ngân sách. Hoạt động chấp hành chi NSNN là việc sử dụng các nguồn thu NSNN vào việc thực hiện các chức năng nhiệm vụcủa Nhà nước.

Yêu cầu của chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện là mọi khoản chi NSNN phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn quy định. Việc thực hiện mọi khoản chi phải được tiến hành thông qua tài khoản của các đơn vịmở tại KBNN.

Nội dung chấp hành dựtoán chi NSNN cấp huyện, bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Thứ nhất, phân bổ và thông báo dự toán chi (gồm cả vốn đầu tư XDCB và chi thường xuyên): sau khi được HĐND huyện thông qua dự toán và phân bổ dự toán chi, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán và phân bổ dự toán cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã. Căn cứ quyết định của UBND huyện, Phòng TCKH thực hiện thông báo dự toán cho các đơn vị dự toán đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện dự toán, các đơn vị dựtoán lập dựtoán chi tiết hàng tháng, quí, năm theo mục lục NSNN, gửi Phòng TCKH và KBNN làm căn cứ quản lý và kiểm soát chi.

Thứhai, thực hiện chi NSNN cấp huyện:

Một là, phòng TCKH thực hiện cấp phát vốn đầu tư XCDB và kinh phí chi thường xuyên theo dự toán qua KBNN để các chủ đầu tư và đơn vị dự toán thực hiện chi theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

Hai là, chi trả, thanh toán theo dự toán chi thường xuyên: Đối tượng chi trả thanh toán theo dựtoán bao gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao.

Ba là, chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền: bao gồm chi cho các cơ quan, đơn vị không có mã quan hệ ngân sách huyện, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Bốn là, thanh toán vốn đầu tư XDCB: việc cấp phát vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Trên cơ sởdự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đềnghịthanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật gửi cơ quan cấp phát vốn. Cơ quan cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định.

Năm là, chi trả, thanh toán bằng hiện vật, ngày công lao động: được cơ quan tài chính quy đổi ra đồng việt nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi KBNN đểhạch toán thu, chi NSNN.

Sáu là, phòng TCKH phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi từnguồn NSNN. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sửdụng kinh phí tại đơn vị được cấp, sao cho các khoản chi tiêu đảm bảo đúng quy định hiện hành. Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách liên tục và có hệthống thông qua các hình thức sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày thông qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳbằng việc thẩm định các báo cáo tài chính hàng quý của các đơn vịsửdụng ngân sách.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát đột xuất tại đơn vịbằng thanh tra tài chính.

Hàng năm, UBND huyện tổ chức tập huấn các chế độ, chính sách mới của Nhà nước về tài chính, ngân sách, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn đến các đơn vịcấp dưới và các đơn vịdựtoán ngân sách đểthực hiện.[18]

1.2.2.3. Kiểm soát các khoản chi NSNN cấp huyện

Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trảcác khoản chi của NSNN.

Yêu cầu của kiểm soát chi NSNN cấp huyện:

- Làm cho hoạt động chi ngân sách đạt được hiệu quảcao nhất, có tác động tích cực đến phát triển KTXH, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trìnhđiều hành ngân sách.

- Phải được tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng, nhưng không được máy móc, gây phiền hà cho đơn vịsửdụng ngân sách.

- Tổchức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tương đối ở mức an toàn, tổng thu từ hoạt động tín dụng liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu; Về

Để đánh giá đúng được sự phát triển của nó, một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu

Quản lý nhà nước của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của luật pháp của Nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong quản lý đất đai qua các thời

Từ những vấn đề trên, khái niệm QLNN về đất đai của CQH được tác giả đề xuất: QLNN về đất đai của CQH là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

e- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch

Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ kết quả công việc theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt, những ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; đề xuất những nội

Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền đề nghị UBND cấp huyện