• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng lập dự toán chi NSNN cấp huyện

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

2.3. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa

2.3.1. Thực trạng lập dự toán chi NSNN cấp huyện

triệu đồng; Năm 2016, tổng số chi ngân sách thực hiện là 530.028 triệu đồng, vượt 40,47 % so với dự toán, tương ứng với sốtuyệt đối là 152.707 triệu đồng.

Nhìn chung, từ năm 2014đến năm 2016 chi ngân sách cấp huyện đã cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản chi đã ghi trong dự toán đầu năm, cũng như các khoản chi đột xuất, phát sinh khác như: Chi thực hiện cải cách tiền tương; chi phục vụ Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIVvà HĐND các cấp nhiệm kỳ2016 - 2021; Chi đầu tư xây dựng cơ bản; Chi an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; phòng chống dịch bệnh, thiên tai…

Các khoản chi ngân sách cấp huyện đãđóng góp một phần quan trọng trong việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua.

Qua Bảng 2.4 cho thấy chi ngân sách cấp huyện của huyện Tuyên Hóa đã đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tổng chi ngân sách câp huyện trong 03 năm từ 2014 - 2016 đã thực hiện là 1.524.956 triệu đồng, đạt 135,2 % tổng dựtoán.

2.3. Thực trạngcông tác quản lý chiNSNN cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa

Bảng 2.4. Tổng hợp dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện của huyệnTuyên Hóaqua 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015 Giá trị

(Tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị

(Tr.đồng) % Tăng,

giảm % Tăng, giảm %

TỔNG SỐ 374.458 100 376.182 100 377.321 100 1.724 0,46 1.139 0,30

I Chi cân đối ngân sách 373.143 99,65 374.802 99,63 375.821 99,60 1.659 0,44 1.019 0,27

1 Chi đầu tư XDCB 10.555 2,82 9.790 2,60 17.555 4,65 -765 -7,25 7.765 79,32

2 Chi thường xuyên 295.305 78,86 293.631 78,06 289.301 76,67 -1.674 -0,57 -4.330 -1,47

3 Dự phòng ngân sách 3.367 0,90 3.867 1,03 3.867 1,02 500 14,85 0 0,00

4 Chi bổ sung cho ngân sách xã 63.916 17,07 67.514 17,95 65.098 17,25 3.598 5,63 -2.416 -3,58 II Các khoản chi quản lý qua NSNN 1.315 0,35 1.380 0,37 1.500 0,40 65 4,94 120 8,70

1 Học phí 655 0,17 680 0,18 700 0,19 25 3,82 20 2,94

2 Các khoản phí ngoài CĐ 660 0,18 700 0,19 800 0,21 40 6,06 100 14,29

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.1. Lập dựtoán chiđầu tư XDCB

- Lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư XDCB: Trên cơ sở số liệu ước thực hiện thu, chi ngân sách năm nay, dự kiến dự toán thu, chi ngân sách năm sau (năm kế hoạch), UBND huyện chỉ đạo lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho năm kế hoạch, bao gồm: Dựkiến nguồn thu tiền sử dụng đất năm kế hoạch (thông qua đấu giá và xét giá giao quyền sử dụng đất trên bàn huyện); Nguồn tiền sử dụng đất năm nay chưa sửdụng hết (nếu có); Thu hồi kinh phí đã tạm ứng cho các dựán; Nguồn kinh phí đã bố trí kế hoạch cho các dự án đầu tư nhưng chưa sử dụng hết được chuyển sang năm kếhoạch; Dựkiến nguồn vốn đầu tư tỉnh cân đối cho huyện trong năm kế hoạch và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB: Trong giai đoạn 2014 - 2016 thực hiện theo Nghị quyết 11/CP và Chỉ thị 1792/TTg, kế hoạch vốn đầu tư năm kế hoạch được phân bổtheo nguyên tắc:

Một là, bố trí vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau: Trả nợ các dựán hoàn thành, đối ứng chương trình KCH trường học và nhà công vụ giáo viên, các công trình dự án trọng điểm đang triển khai, phân bổ cho các dự án mới cần thiết phải triển khai xây dựng.

Hai là, không bố trí vốn manh mún, dàn trải, không bố trí cho những công trình dự án đã kéo dài, không có hiệu quả.

Ba là, hồ sơ dựán phải đảm bảo tiến độ, đúng quy trình (dựán phải được phê duyệt trước ngày 31/10 năm nay).

Trên cơ sở nhu cầu xin hỗ trợ tổng hợp của các đơn vị, các chủ đầu tư, UBND huyện đã phân bổkếhoạch vốn đầu tư năm kếhoạch, trình Ban Thường vụ Huyệnủy và HĐND huyện xem xét quyết định.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao kếhoạch vốn đầu tư cho từng dự án theo đúng quy định đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Sau khi phân bổ vốn đầu tư, UBND huyện đã gửi kếhoạch vốn đầu tư về Sở Kếhoạch và Đầu tư, sở Tài chính để báo cáo và giao kếhoạch vốn năm sau cho các chủ đầu tư đểthực hiện; đồng thời giao phòng TC-KH, KBNN huyện theo dõi, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Điều chỉnh kếhoạch vốn đầu tư:

Trong giai đoạn 2014- 2016, UBND huyện đã thực hiện điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư đối với những dựán không có khả năng giải ngân sang cho những dự án có khả năng giải ngân và phù hợp với từng nguồn vốn đầu tư, cụ thể: Năm 2014 không có dự án nào phải điều chỉnh kế hoạch vốn.Năm 2015 đã gia hạn kế hoạch vốn năm 2015 đến ngày 30/3/2016 dựán sửa chữa nâng cấp đập Ma Hăng, xã Thạch Hóa 400 triệu đồng (do đây là nguồn vốn khắc phục thiên tai tỉnh hỗtrợ muộn lại bị ảnh hưởng tiến độ bởi mưa lũ). Năm 2016 đãđiều chỉnh kếhoạch vốnđầu tư dự án Xây dựng Nhà Văn Hóa xã Phong Hóa (do năng lực nhà thầu yếu kém nên tiến độ chậm) sang cho dựán xây dựng Trường THCS Phong Hóa 1.317 triệu đồng.

2.3.1.2. Lập dựtoán và phân bổdự toán chi thường xuyên

Trong giai đoạn 2014 - 2016 quy trình lập dự toán chi thường xuyên đã đảm bảo theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính và quy định của UBND tỉnh Quảng Bình, cụthể như sau:

-Căn cứ lập dựtoán:

Một là, các chỉtiêu của kếhoạch phát triển KT-XH hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳkếhoạch.

Hai là, chủ trương của Nhà nước vềduy trì và phát triển bộmáy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động ANQP và các hoạt động xã hội khác.

Ba là, khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳkếhoạch.

Bốn là, các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thểxảy ra trong kỳkếhoạch.

Năm là, kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳbáo cáo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Trình tựlập dựtoán:

Thứ nhất, hàng năm, căn cứ Chỉ thị của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN, hướng dẫn của Sở Tài chính về xây dựng dự toán ngân sách đối với các huyện, thị xã, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vịdựtoán cấp huyện, cấp xã lập dự toán chi thường xuyên năm sau.

Thứ hai, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành tổng hợp dựtoán chi thường xuyên do các đơn vị dự toán trình, lập dự toán chi thường xuyên của ngân sách huyện; UBND huyện xem xét trình Ban Thường vụHuyện ủy thông qua, sau đó trình SởTài chính thẩm định.

- Phân bổdự toán chi thường xuyên:

Sau khi UBND tỉnh quyết định phân bổdự toán ngân sách cấp huyện, UBND huyện đã chỉ đạo phân bổdự toán chi năm sau cho các đơn vị dựtoán cấp huyện, cấp xã, trình Ban Thường vụHuyệnủy xem xét, sau đó trình HĐND huyện quyết định.

Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2014 - 2016 được thực hiện theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về Ban hành định mức phân bổdự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Các khoản trích trừ trước khi phân bổ kinh phí cho các đơn vị, gồm: Tiết kiệm trên chi thường xuyên (không bao gồm tiền lương, phụcấp theo mức lương tối thiểu, các chế độ liên quan đến con người), 40% sốthu học phí được để lại ở các trường học đểthực hiện chính sách tiền lương.

Đối với việc phân bổ dự toán chi sự nghiệp kinh tế: đã tập trung ưu tiên triển khai các cơ chếchính sách phát triển, các chương trình dựán trọng điểm của huyện như đề án trồng cây cao su tiểu điền, đề án phát triển chăn nuôi, phát triển mạng lưới đường giao thông và bê tông hóa kênh mương ởcác xã, thịtrấn.

Đối với việc phân bổ dựtoán chi cho các lĩnh vực VHXH: đã ưu tiên triển khai thực hiện các chương trìnhđềán giải quyết giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy học, kiên cố hóa trường, lớp học, trường đạt chuẩn quốc gia, xãđạt đạt bộtiêu chí quốc gia vềy tế, xã có thiết chếvăn hóa thông tin đạt chuẩn quốc gia, các mô hình điển hình tiên tiến; ưu tiên triển khai thực hiện các chương

Trường Đại học Kinh tế Huế

trình đề án xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đề án đánh giá xã phù hợp với trẻ em…

Đối với việc phân bổdự toán chi đảm bảo ANQP: Đãưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đềán xây dựng khu vực phòng thủ xã Kim Hóa, cácđợt diễn tập chiến đấu trị an, đề án xây dựng lực lượng công an, lực lượng dân quân tự vệ cấp xã vững mạnh…

Đối với quản lý hành chính: đã ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án cải cách hành chính, xây dựng và áp ụng hệthống quản lý văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, nâng cấp trung tâm giao dịch 1 cửa cấp huyện cấp xã,đầu tư dựánứng dụng công nghệthông tin từhuyện xuống xã…

Việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị hành chính chủ yếu được tiến hành theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tựchủ, tự chịu trách nhiệm vềsửdụng biên chếvà kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ- CP của Chính phủ sửa đổi nghị định Nghị định 130/2005/NĐ-CP; Các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vịsựnghiệp công lập.

Đối với phân bổ dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình có mục tiêu của Chính phủ, trên cơ sở dự toán được tỉnh giao, UBND huyện đã giao dựtoán theo tinh thần lồng ghép kinh phí để triển khai thực hiện cho hiệu quả, như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg; Chính sách cấp bù miễn thu thuỷlợi phí thực hiện theo Nghị Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Chính sách hỗ trợ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/NĐ-CP và Nghị định số 35/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổng hợp dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện giai đoạn 2014 -2016 được thểhiệnởBảng 2.5dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5. Tổng hợp dự toán chi thường xuyên từ NSNN cấp huyện huyện Tuyên Hóa qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

2015/2014 2016/2015 Giá trị

(Tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (Tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (Tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

Tăng,

giảm % Tăng,

giảm %

Dự toán chi thường xuyên 295.305 100 293.631 100 289.301 100 -1.674 -0,57 -4.330 -1,47

1 Chi sự nghiệp kinh tế 22.144 7,50 23.130 7,88 18.402 6,36 986 4,45 -4.728 -20,44

2 Chi sự nghiệp giáo dục 195.728 66,28 193.536 65,91 187.271 64,73 -2.192 -1,12 -6.265 -3,24

3 Chi sự nghiệp đào tạo 1.473 0,50 1.111 0,38 1.141 0,39 -362 -24,58 30 2,70

4 Chi sự nghiệp Y tế, dân số 18.152 6,15 20.102 6,85 18.291 6,32 1.950 10,74 -1.811 -9,01

5 Chi SN VHTT và TDTT 1.484 0,50 1.504 0,51 1.362 0,47 20 1,35 -142 -9,44

6 Chi SN PT-TH 1.967 0,67 2.096 0,71 2.191 0,76 129 6,56 95 4,53

7 Chi sự nghiệp xã hội 20.359 6,89 17.066 5,81 26.176 9,05 -3.293 -16,17 9.110 53,38

8 Chi quản lý hành chính 25.581 8,66 26.349 8,97 26.710 9,23 768 3,00 361 1,37

Trongđó: - Quản lý Nhà nước 14.623 4,95 15.617 5,32 15.333 5,30 994 6,80 -284 -1,82

- Đảng, đoàn thể 10.958 3,71 10.732 3,65 11.377 3,93 -226 -2,06 645 6,01

9 Chi ANQP 1.594 0,54 1.554 0,53 1.238 0,43 -40 -2,51 -316 -20,33

10 Chi sự nghiệp môi trường 4.416 1,50 4.546 1,55 3.911 1,35 130 2,94 -635 -13,97

11 Chi khác ngân sách 2.407 0,82 2.637 0,90 2.608 0,90 230 9,56 -29 -1,10

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Ngoài ra việc lập dựtoán và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình có mục tiêu của Chính phủ, chi bổ sung cân đối ngân sách xã, và các khoản chi từnguồn học phí, các khoản đóng góp được quản lý theo hướng dẫn của Sở Tài chính và các văn bản hiện hành.

Số liệu bảng 2.5 cho thấy, dự toán chi thường xuyên NSNN của huyện trong giai đoạn 2014-2016 có chiều hướng giảm. Năm 2014, dự toán chi thường xuyên là 295.305 triệu đồng. Năm 2015, dự toán chi thường xuyên đạt 293.631 triệu đồng, giảm 0,57% so với năm 2014. Năm 2016, dự toán chi thường xuyên là 289.301 triệu đồng, giảm1,47% so với năm 2015.

Trong các khoản mục dự toán chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2014 là 195.728 triệu đồng, chiếm 66,28% tổng dự toánchi thường xuyên; năm 2015 là 193.536 triệu đồng, chiếm 65,91% tổng dự toán chi thường xuyên; năm 2016ở mức 187.271 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 64,73% tổng dự toán chi thường xuyên. Điều này thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên chi đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao trình độ dân trí chính là biện pháp hữu hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

Chi quản lý hành chính, đảng, đoàn thể giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu chi thường xuyên, năm 2014 là 25.581 triệu đồng (chiếm 8,66% tổng chi thường xuyên) đến năm 2016 là 26.710 triệu đồng (chiếm 9,23% tổng chi thường xuyên).

Mặc dù huyện đã thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương qua các năm để giảm chi quản lý hành chínhtheo chủ trương nhưng trong giai đoạn này Nhà nước ban hành nhiều chính sách tăng lương, hỗ trợ đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống,…do đó số chi quản lýhành chính có chiều hướng tăng.

Huyện cũng đưa các khoản dự phòng và tiết kiệm chi làm lương vào dự toán để đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và kịp thời đáp ứng yêu cầu thay đổi của các chính sách, quy định mới.

Nhìn chung, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách theo định mức chi của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.2. Thực trạng quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện